Văn 11 Kịch là gì ?

nguyen.phuong.anh138@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng hai 2020
280
138
61
20
Hà Nội
THPT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
Câu 1
(1.5 điểm): Lập bảng nêu những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 2 (2 điểm): Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn có thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận không? Vì sao?
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tình thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
(Hồ Chí Minh – Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
II. NGHĨA CỦA CÂU
Câu hỏi (2.5điểm): Thế nào là nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu? Tách nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong những câu sau:
a. Có lẽ việc học qua đài truyền hình Hà Nội là một giải pháp tối ưu cho học sinh thủ đô khi dịch viêm phổi do virus corona đang diễn biến phức tạp.
b. Xác định Covid 19 kéo dài, nếu nới lỏng cách ly chắc chắn dịch sẽ bùng phát trở lại.
c. Ngoài này nắng đỏ cành cam,
Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa
III. MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN.
Câu 1(1.5điểm): Kịch là gì? Trình bày những đặc trưng cơ bản của kịch.
Câu 2(2.5điểm): Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích “Tình yêu và thù hận” (Romeô và Juliet) của Sếch-xpia.
@Trần Tuyết Khả @Phạm Đình Tài @baochau1112
mọi người giúp em với ạ em đang cần gấp
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
I. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
Câu 1
(1.5 điểm): Lập bảng nêu những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 2 (2 điểm): Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn có thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận không? Vì sao?
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tình thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
(Hồ Chí Minh – Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
II. NGHĨA CỦA CÂU
Câu hỏi (2.5điểm): Thế nào là nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu? Tách nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong những câu sau:
a. Có lẽ việc học qua đài truyền hình Hà Nội là một giải pháp tối ưu cho học sinh thủ đô khi dịch viêm phổi do virus corona đang diễn biến phức tạp.
b. Xác định Covid 19 kéo dài, nếu nới lỏng cách ly chắc chắn dịch sẽ bùng phát trở lại.
c. Ngoài này nắng đỏ cành cam,
Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa
III. MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN.
Câu 1(1.5điểm): Kịch là gì? Trình bày những đặc trưng cơ bản của kịch.
Câu 2(2.5điểm): Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích “Tình yêu và thù hận” (Romeô và Juliet) của Sếch-xpia.
@Trần Tuyết Khả @Phạm Đình Tài @baochau1112
mọi người giúp em với ạ em đang cần gấp
I. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
Câu 1:
Đặc trưng
Tính bình giá công khai Văn bản chính luận luôn luôn thể hiện rõ nét thái độ của người viết, người nói đối với vấn đề đưa ra tranh luận, thảo luận. Từ ngữ sử dụng trong văn bản chính luận phải được cân nhắc kỹ càng, đặc biệt là những từ ngữ thể hiện lập trường, quan điểm chính trị.
Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luậnMục đích của văn bản chính luận là thuyết phục người nghe tin vào lập luận của mình là đúng. Do vậy yêu cầu phải có sự lập luận chặt chẽ trên cơ sở đưa ra được những luận điểm, luận cứ hợp lô gíc và có cơ sở khoa học thỏa đáng.
Tính truyền cảm, thuyết phục Văn bản chính luận không những thuyết phục người đọc người nghe bằng lí trí mà còn bằng tình cảm. Chính vì vậy ngôn ngữ chính luận luôn luôn được diễn đạt một cách hùng hồn, sinh động và cảm động, lôi cuốn người nghe từ đầu đến cuối.
[TBODY] [/TBODY]

Câu 2:
Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận vì:
+ Đoạn văn công khai quan điểm chính trị của người viết, chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, có tính truyền cảm thuyết phục.
+ Đoạn văn dùng nhiều từ ngữ chính trị, các câu văn đều được cấu tạo rất chuẩn mực và dùng các biện pháp tu từ để tăng cường tính hấp dẫn và biểu cảm.

II. NGHĨA CỦA CÂU
- Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. Nó thường được biểu hiện nhiều các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
- Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.
a.
- Nghĩa sự việc: trong khi nghỉ dịch thì biện pháp tối ưu là dạy và học trên truyền hình.
- Nghĩa tình thái: thể hiện sự phỏng đoán qua từ "có lẽ".
b.
- Nghĩa sự việc: nới lỏng cách li thì sẽ bùng phát dịch bệnh.
- Nghĩa tình thái: thể hiện sự tin tưởng chắc chắn, nhấn mạnh qua từ "chắc chắn".
c.
- Nghĩa sự việc: hiện tượng thời tiết khác nhau ở hai nơi.
- Nghĩa tình thái: thể hiện sự phỏng đoán qua từ "chắc".

III. MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN.
Câu 1:
- Kịch tái hiện những xung đột trong cuộc sống qua diễn tiến của cốt truyện kịch, qua lời thoại và hành động của các nhân vật kịch.
- Đặc trưng cơ bản của kịch:
+ Xung đột và cách giải quyết xung đột
+ Nhân vật kịch
+ Ngôn ngữ kịch
Câu 2:
Xung đột kịch trong đoạn trích "Tình Yêu và thù hận" là xung đột giữa tình yêu của Romeo và Juliet với mối thù hận giữa hai dòng họ. Xung đột ấy gây cản trở lớn tới tình yêu của hai người và sau này, nó dẫn tới thảm kịch là hai người đều chết.
 
Top Bottom