Văn Kì II lớp 8 có TM con trâu ko nhỉ?

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công...”

Gắn liền với bức tranh làng quê Việt Nam, ngoài những cánh đồng lúa bát ngát, những luỹ tre xanh rì rào hay những bác nông dân chăm chỉ làm việc còn có hình ảnh của những chú trâu hiền lành, khoẻ mạnh giúp các bác nông dân kéo cày. Cũng vì lẽ, đó mà trâu được xem là người bạn thân thiết nhất của nhà nông.

Trâu là loại động vật thuộc họ Bò, bộ guốc chẵn và nằm trong nhóm động vật nhai lại. Từ nhiều thế kỉ trước, loài trâu rừng đã được phát trong tự nhiên, về sau được con người săn bắt, thuần hóa thành những chú trâu siêng năng, tháo vác.Trâu thường được phân loại bởi màu da. Loại thứ nhất có da màu xám đen gọi là trâu đen, loại còn lại là trâu trắng có da ngả bạc.

Thân hình của một con trâu trưởng thành vạm vỡ, bụng to, mông dốc và bầu vú nhỏ, thoạt nhìn qua là có thể thấy được sức mạnh toát ra. Các bộ phận của trâu được chia thành: đầu, cổ, thân, chân, và đuôi. Đầu trâu đực dài, to hơi thô, trán lại phẳng và mặt gân hơn bò còn trâu cái có đầu thanh, nhỏ hơn trâu đực. Sừng trâu dài, thon, cong hình bán nguyệt. Sừng có 3 mặt, ở gốc sừng có hình tam giác hoặc hình thang. Bên cạnh cặp sừng là hai cái tai to, rộng, suốt ngày ve vẩy, vành tai có phủ một lớp lông mỏng để bảo vệ tai không bị các loài côn trùng chui vào bên trong và khiến tai thêm linh hoạt. Cổ trâu thẳng, không có yếm nhưng có khoang cổ. Mắt trâu to, gồm 2 mí, khi những mí mắt bị nhổ, thị lực của trâu sẽ giảm sút. Mũi trâu được cho là lớn, lúc nào cũng ươn ướt. Bốn chân của trâu tuy ngắn nhưng rất khoẻ, 2 chân trước cách xa 2 chân sau, hỗ trợ nhau đỡ lấy thân người. Đuôi trâu vừa ngắn lại vừa thô, xơ như cái chổi xệ, lúc nào đuôi cũng phe phẩy để đuổi ruồi muỗi. Lông trâu không óng anh như lông bòi, bộ lông tơ lúc đầu khá dày nhưng về sau sẽ dần thưa thớt bởi ánh nằng và cái ách cày trên ruộng đồng. Theo sự tích "Tri khôn của ta đây", trâu đã mất đi hàm trên của mình vì cười vấp đá. Dạ dày của trâu có bốn ngăn, khi ăn thường ăn vội, lúc về nhà thức ăn sẽ được đưa lên tiêu hoá lại.

Trâu lên ba tuổi có thể đẻ lứa đầu, có con đến bốn tuổi mới đẻ. Trâu đẻ có mùa vụ. Tỷ lệ đẻ hằng năm ở vùng núi là 40 – 45%, ở đồng bằng là 20 – 25%. Một đời trâu cái thường cho 5-6 nghé, nghé sơ sinh nặng 20 – 25kg. Sau quãng thời gian chăm sóc trâu sẽ kết thúc sinh trưởng lúc 6 tuổi. Khi đã trưởng thành, trâu cái nặng từ 350 – 400 kg và trâu đực nặng từ 400 – 450 kg có con lên đến 600 – 700 kg.

Trâu là niềm tự hào của người dân Việt Nam. Nó là linh thú được chọn làm biểu tượng cho SEAGAMES 22. Và nó gắn liền với phong tục Việt Nam ta như: dùng làm vật sính lễ, cưới hỏi,... Đặc biết, hằng năm tại Đồ Sơn còn diễn ra hội chọi trâu, cũng vì vậy mà câu ca dao cổ được lưu truyền:

"Dù ai buôn đâu, bán đâu

Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai bận rộn trăm bề

Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu."

Từ đó, có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.

Không những vậy, trâu cũng góp mặt trong những cuộc chiến đấu của nhân dân ta thời xưa. Tựa như câu chuyện về Đinh Bộ Lĩnh, ngồi trên lưng trâu, cờ lau tập trận mà sau này có thể đánh tan quân thù. Hình tượng ấy đã khắc sâu vào trong tim mỗi người dân đất Việt từ ngày xưa cho đến bây giờ.

Trong nông nghiệp nước ta, trâu đã giúp cho con người rất nhiều công việc. Vì có sức khỏe rất tốt, có thể làm việc từ sáng tới tối mà không mệt. Một ngày, trâu có thể cày từ 3-4 sào ruộng. Sức chịu đựng thời tiết của trâu cũng rất tốt, dù nắng hay mưa vẫn ra đồng cùng người nông dân tạo nên những mảnh ruộng đồng tốt tươi.

Song song với việc kéo cày, trâu cũng giúp ta rất nhiều việc, nào kéo cày, nào kéo xe, nào trục lúa. Ngoài ra, trâu còn cho thịt, sữa, da và sừng. Thịt trâu làm ra rất nhiều món ngon khác nhau, chất đạm trong thịt trâu nhiều hơn, mỡ ít hơn và có nhiều năng lượng hơn thịt bò. Sữa tau uống rất mát, béo và ngọt. Da trâu có thể dùng để làm thắt lưng, mặt trống,… Sừng trâu một khi đã qua chế tác sẽ trở thành đồ thủ công mĩ nghệ bóng bẩy vô cùng đẹp và những tác phẩm ấy luôn được yêu thích bởi tất cả mọi người, kể cả người ngoại quốc.

Muốn nuôi trâu cũng không phải là khó. Đối với một con trâu làm việc từ sáng đến chiều thì nên cho ăn ba bữa chính: sáng sớm, trưa và tối. Thức ăn chính của trâu là cỏ. Nên vào mùa xuân hạ ta có thể dễ dàng tìm được những đồi cỏ, hay bãi cỏ xanh tốt cho trâu ăn. Tuy nhiên, vào những ngày đông rét mướt (nhất là ở Bắc Bộ) nhiệt độ xuống tới 7 – 10C thì cỏ không thể mọc được. Vì vậy, ta phải dự trữ cỏ khô cho trâu bằng cách ủ xanh, lên men, việc làm này không những giữ cỏ lâu hơn mà còn bổ sung được hệ vi sinh cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của trâu được tốt hơn. Ngoài ra, sau khi đi làm đồng về, ta không nên cho trâu ăn ngay mà để cho trâu nghỉ ngơi, tắm rửa sạch sẽ. Khoảng 30 phút sau khi nghỉ ngơi, cho trâu uống nước muối pha loãng rồi mới cho trâu ăn. Hằng ngày, phải cung cấp đủ lượng nước cho trâu, tránh để trâu thiếu nước. Muốn trâu luôn khỏe để làm việc cần phải có chế độ chăm sóc phù hợp. Sau mỗi buổi cày phải xoa bóp vai cày. Tắm mỗi ngày sau 30 phút làm việc để điều hòa nhiệt độ cơ thể của trâu. Một buổi cày, cần cho trâu nghỉ 3 – 5 lần, mỗi lần khoảng 20 – 30 phút, tránh để trâu làm việc mệt mỏi, không mang lại hiệu quả cao. Nếu cho trâu làm việc cả tuần thì phải để trâu nghỉ một ngày không nên để trâu làm việc quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến suy yếu. Ngoài những công việc chính như trên, ta còn phải cho chúng vui đùa thật thoải mái, thỉnh thoảng bắt ve cho chúng. Để giữ sức khỏe tốt hơn cho trâu, cũng có thể mặc “áo” cho trâu và tránh để trâu ra đồng sớm, gặp sương lạnh. Trong

quá trình làm việc mà thấy sức trâu sụt giảm thì phải liên hệ với bác sĩ thú y và cho trâu nghỉ 3 – 5 ngày cho lại sức. Trong thời gian đó cần bồi dưỡng thêm cho trâu bằng cỏ tươi hay cám cháo

Trâu quả thật là một loại động vật có ích cho cuộc sống của chúng ta. Dù đất nước phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dù cho máy cày hay máy kéo hiện đại xuất hiện hay diên tích canh tác có thể bị thu hẹp lại, thì hình bóng những con trâu cần mẫn lầm lũi trên cánh đồng làng vẫn không biến mất:

"Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn."
@Shmily Karry's
 
Top Bottom