Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ

S

selena142

hix,... giật cái title câu khách à, tiêu đề 1 đằng, nội dung một nẻo
Mách cho bạn 1 hướng giải quyết thuận lợi hơn nhé, tốt nhất nên vô Google search nha, bác Gúc đầy tiện ích, đằng nào bạn hỏi mọi người trên đây, có ai rảnh mà làm 1 bài văn dài dằng dặc như thế, họ cũng chỉ copy and paste thôi, chớ mong chờ làm chi, tự bằng sức mình đi nào!
 
D

doigiaythuytinh

Ánh trăng
Trăng là một hình ảnh thiên nhiên thật tự nhiên, dung dị. Phải chăng, chính nhờ vẻ đẹp ấy, trăng luôn là đề tài được khai thác và bàn luận trong thế giới thi ca.Nếu Chính Hữu đã vẽ nên một bức tranh lãng mạn và tuyệt đẹp qua hình ảnh “đầu súng trăng treo”, còn với chủ tịch Hồ Chí MÌnh, “Ngắm trăng” thể hiện sự lạc quan, yêu thiên nhiên của người chiến sĩ cách mạng, vị lãnh tụ vĩ đại thì Nguyễn Duy lại mang đến cho chúng ta một “Ánh trăng” với màu sắc mới. Tên khai sin là Nguyễn Duy Nhuệ, quê ở tỉnh Thanh Hoá, Nguyễn Duy là một hồn thơ tươi trẻ, sâu lắng, thấm đẫm hương vị làng quê và cái hồn của ca dao, dân ca Việt Nam; điều đó phần nào được thể hiện qua “Ánh trăng”, một tác phẩm được sáng tác năm 1978- 3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Như một lời tự bạch chân thành, bằng ngôn ngữ bình dị, bài thơ thể hiện suy ngẫm về quá khứ và hiện tại để nhận ra sự thay đổi của bản thân, thế thái, nhân tình; từ đó gợi nhớ những năm tháng gian lao của đời lính, củng cố thái độ sống ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ.

Nếu như trong một số bài thơ khác, một câu thơ có thể tách ra thành hai hay ba dòng thơ để tạo nên hiệu quả nghệ thuật, tạo ấn tượng mạnh; thì bài thơ “Ánh trăng” lại có nét mới. Chữ đầu của mỗi dòng thơ, câu thơ không được viết hoa. Phải chăng, nhà thơ muốn cảm xúc được dạt dào trôi chảy theo thời gian, kỳ niệm.
Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái “giật mình” ở cuối bài thơ.
Khổ thơ đầu mở ra hình ảnh vầng trăng thời quá khứ:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Hai chữ “hồi” được lặp lại ở đầu câu 1 và câu 3 đánh dấu hai quãng thời gian gắn với cuộc đời nhân vật trữ tình: tuổi thơ và chiến tranh. Tuổi thơ của tác giả là một vầng trăng được trải rộng trên không gian bao la của “sông,đồng,bể”. Với thể thơ năm chữ, cách gieo vần lưng (sông-đồng) và từ “với” được lặp lại tới ba lần diễn tả một tuổi thơ được đi nhiều, được hạnh phúc cảm nhận những vẻ đẹp của thú của thiên nhiên, được đắm mình trong không gian đồng quê, dòng sông, bãi biển thấm đẫm ánh tăng vàng bát ngát. Cánh đồng, dòng sông, bãi biển áy là nơi cất giữ bao kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu. Tuổi thơ của chúng ta mấy ai có được cái may mắn ấy như nhà thơ? Có được một tuổi thơ hồn nhiên, sống chan hoà, gắn bó với thiên nhiên quê hương.
Rồi theo dòng thời gian, cậu bé hồn nhiên năm xưa giờ đã khôn lớn và bị xoáy vào ngọn lửa chiến tranh. Vì trái tim yêu nước, khao khát giành lại độc lập, bào vệ quê hương và ánh trăng tình nghĩa, cậu bé cầm súng ra đi để chíên đấu. Trong những năm tháng gian lao này, vầng trăng vẫn gắn bó với cậu bé, với người chiến sĩ. Giữa chốn núi rừng hoang sơ trong đạn bom chiến trang ác liệt, người lính và ánh trăng trở nên thân thiết với nhau hơn, chia se với nhau những buồn vui nơi chiến tuyến. Họ đã trở thành đôi “tri kỉ” tạo nên một tình bạn thân giao, thấu hiểu nhau, chia sẻ những gian khổ trong cuộc sống chiến đấu. Nẻo đường chiến đấu của người chiến sĩ nhiều đêm đã trở thành nẻo đường ánh trăng dát vàng. Trăng như người bạn thân thiết luôn sát cánh bên người lính, trải nghiệm sương gió, bom đạn nơi chiến tuyến:
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Đoạn thơ như lời nhắc nhở của tác giả về đời lính gian lao, gắn bó với thiên nhiên núi rừng và “vầng trăng tình nghĩa”. Từ láy “tràn trụi” diễn tả cảnh người lính sống giữa núi rừng hoang sơ với cuộc sống giản dị, thiếu thốn, không có đủ các vật dụng sinh hoạt, chỉ có thiên nhiên và con người. Đó có phải là cốt cách của các anh, những người lính hồn nhiên, mộc mạc? Trăng và người chiến sĩ đã tạo nên một mối giao hoà chung thuỷ, bền chặt đến mức “ngỡ không bao giờ quên” “cái vầng trăng tình nghĩa” , vầng trăng “tri kỉ” ấy. Ý thơ độgn đến tận đáy tâm hồn, như một sự thức tỉnh đối với những kẻ vô tình.
Khổ thơ tiếp dẫn dắt người đọc trở về thời hoà bình hiện tại:
“Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
Những năm tháng gian khổ của chiến tranh đã đi qua, người lính trở, anh trai làng năm xưa giờ đã trở về thành phố với những phương tiện sinh hoạt tiện nghi; với “ánh điện” , “cửa gương”, “phong buyn-đinh” hiẹn đại. Thế rồi, cuộc sống sung túc, sự ồn ã của phố phường , những công việc mưu sinh, nhu cầu vật chất và một phần vô tâm của con người đã lấn át lí trí người lính, khiến họ trở thành những kẻ ăn ở bộ bạc, quay lưng với quá khứ. Dường như, đối với họ, những kỉ niệm của tuổi thơ, những chuỗi ngày gian khó với đồng đội nơi chiến hào cùng vầng trăng giừo đã trở thành dĩ vãng. Và “vầng trăng tình nghĩa”, vầng trăng “tri kỉ” ấy giờ cũng bị người dửng dưng, quên lãng:
“vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”
Trăng được nhân hoá, lặng lẽ đi qua đường nhưng chẳng còn ai nhó, chẳng còn ai hay. Đối với những người lính năm xưa, giờ trăngchỉ là người dưng mà họ ko hề quen biết, thân tình. Cách so sánh thấm thía làm chột dạ nhiều người, nói lên thái độ thờ ơ, lãng quên, dửng dưng quá khứ của con người. Thật xót thương cho trăng khi bị người đối xử bội bạc, vô tình đến phũ phàng như thế
Cũng như dòng sông có tác ghềnh, có quanh co uốn khúc, cuộc đời người cũng có nhiều biến động li kì. Cuộc sống dù hiện đại đến đâu thì vẫn có những bất trắc, và trong cái bất trắc ất, ánh sáng của quá khứ lại bừng toả:
“Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng trong”
Hai từ “thình lình”, “đột ngột” gợi tả một biến cố bất ngờ, sự việc xảy ra quá nhanh chóng mà con người không thể luờng trước được. Ánh sáng nhân tạo vụt tắt, bóng tối bao phủ khắp klhông gian; và như một phản xạ tự nhiên, nhân vật trữ tình “vội bật tung cửa sổ”. Trăng xưa đã đến, vẫn tròn đẹp, thuỷ chung với mọi người, mọi nhà, với ngừoi lính và với thi nhân. Tình huống này đã đánh thức tâm hồn nhân vật trữ tình, người ngắm trăng rồi suy ngẫm, bâng khuâng:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”
Một cái nhìn đầy áy náy, xót xa: “Ngửa mặt lên nhìn mặt”. Mặt trăng và mặt người đối diện nhau, xuyên thấy vào nhau. ĐỐi diện với anh trăng như đối diện với chính mình, với con ngwofi thực tại và con nguời trong quá khứ. Trăng chẳng nói gì thế mà người cảm thấy “rưng rưng”. Từ láy “rưng rưng” gợi cảm xúc vui sướng, nghẹn ngào, xao xuyến bâng khuân, thật sự xúc động và nước mắt cứ ứa ra như sắp khóc. Giọt nước mắt làm cho lòng người trong sáng, thanh thản lại. Những kỉ niệm quá khứ tưởng như đã đi voà dĩ vãng giờ đang sáng lên trong thực tại. Ánh trăng tri kỉ, những ân tình xưa hiện về gây cho lòng ngwofi bao cảm xúc trào dâng. Cùng với điệp ngữ “như là” và những chi tiết liệt kê: “đồng, bể, sông, rừng”, bao nhiêu kỉ niệm đẹp của quá khứ thuỷ chung tình nghĩa tràn ngập trong tâm hồn vị thi nhân. Tất cả kí ức như ùa về, cả tuôit thơ hồn nhiên, tâm hồn gắn bó. Chan hoà với thiên nhiên, với đồng, với bể, với sông, với rừng , cả tình đồng chí gian khổ trong chiến tranh, cả tình đồng đội chia ngọt se bùi, đồng cam cọng khổ trong gian laothử thách. Cách kể chuyện của nhà thơ rất tự nhiên nhưng lời lẽ tâm tình sao nghe xót xa, cay đắng quá!
Khổ cuối bài thơ mang tính hàm nghĩa độc đáo, đưa tới chiều sâu tư tưởng triét lí:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
“Trăng cứ trong vành vạnh” nghĩa là trăng vẫn tròn đẹp, trong sáng, mọc mạc thuỷ chung, trwocs sau như một. “Im phăng phắc” là im lặng như tờ, không một tiếng động nhỏ. Trăng vẫn nghĩa tình, đồng điệu với con người và lặng lẽ “kể chi người vô tình”. Dẫu cho bị con người lãng quên, phản bội nhưng trăng vẫn bao dung độ lượg, không đòi hỏi đền đáp hay trách cứ ai điều gì. Sự im lặng, tấm lòng cao thượng của trăng khiến cho nhân vật trữ tình “giật mình” thức tỉnh, sám hối. Ánh trăng soi sáng như giúp con người bừng tỉnh, nhận ra được sự vô tình, thơ ơ đáng trách của mình.
Khai thác một khía cạnh mói của ý nghĩa vầng trăng, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã gợi nhắc, củng cố người đọc thái độ sống uống nước nhó nguông, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, ngôn ngữ trong sáng, bài thơ như lời nhắc nhở về nhưng năm tháng gian lao đã qua của đời lính, gắn bó với thiên nhiên bình dị. “Ánh trăng” mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. Đọc bài thơ, ta như hiểu thêm vè chính mình, nhìn lại những gì mình đã bỏ quên trong quá khư trứoc khi chuẩn bị hành trang đi vào tường lai 
__________________

Em có thể tham khảo tại đây

____doigiaythuytinh____

[có ai rảnh mà làm 1 bài văn dài dằng dặc như thế, họ cũng chỉ copy and paste thôi, chớ mong chờ làm chi, tự bằng sức mình đi nào!/QUOTE]


Bonus:
Em iu chú ý từ ngữ :|

Copy + paste thôi ax ? >"<
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom