“Không thông minh” – Lời lịch sự của những người thiếu hiểu biết

HMF Tin tức

Moderator
Cu li diễn đàn
6 Tháng tư 2017
70
564
81
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

“Không thông minh” – Bạn có từng thấy muốn buông xuôi việc học tập vì lời nói đó? Hãy bỏ ngoài tai chúng vì đến những chuyên gia hàng đầu cũng cần tới 10000 giờ để có thể thành thục kỹ năng.

1. Tại sao bạn bị đánh giá là không thông minh?
Trên trường học hiện nay, những học sinh có thành tích học tập kém thường bị coi là “không thông minh”, “chậm hiểu”… Việc “dán nhãn” con người này cần được dừng lại, bởi chỉ dựa trên kết quả học tập mà có những thành kiến và đánh giá năng lực trí tuệ của một người thì hoàn toàn sai lệch. Không ít những học sinh vốn có năng khiếu đặc biệt đã phải chìm đắm trong suy nghĩ “Mình là kẻ vô dụng, kém cỏi” trong gần hết cuộc đời khi nghe những lời nói đó.

Các học sinh này cần biết rằng: “Các bạn là những con cá đang bị đánh giá bằng khả năng leo cây”. Có thể với một môi trường học tập khác, với những môn học được xây dựng dựa trên thế mạnh riêng của bản thân, thì các bạn sẽ là những con người xuất sắc nhất.
thong-minh-nho-luyen-tap-559x420.jpg

2. Nâng cao trí thông minh – Có hay không?
Mọi người thường nghĩ trí thông minh không thể luyện tập mà là bẩm sinh, trên thực tế là ngược lại. Nguyên do là bởi trí thông minh của con người được cấu tạo dựa trên nhiều yếu tố: di truyền, môi trường giáo dục, ý chí nỗ lực, niềm đam mê… Đã có rất nhiều người đam mê hội họa nhưng không có năng khiếu vẫn vẽ rất đẹp do họ đã chăm chỉ rèn luyện đúng phương pháp. Như vậy, yếu tố bẩm sinh chỉ là một trong hàng ngàn yếu tố tác động đến thông minh của con người.

Việc học tập cũng vậy, nếu tìm được phương pháp học phù hợp với bản thân và nỗ lực rèn luyện, bất cứ học sinh nào cũng có thể đạt những thành tích tốt. Malcolm Gladwell, tác giả của hàng loạt cuốn sách nổi tiếng, đã đưa ra một thống kê về 10000 giờ – con số luyện tập trung bình để bất cứ ai đều có thể trở thành những chuyên gia. Ngay tại Việt Nam, trường hợp của Mạc Đặng Mừng với Hội chứng Down cũng là một minh chứng cụ thể: Dù xuất phát điểm thấp cỡ nào, bạn cũng có thể trở nên giỏi toàn năng chỉ nhờ luyện tập.

3. Chẳng ai muốn bị coi thường mãi
Hãy nghĩ về thành tích học tập vừa qua, hãy nghĩ về ánh mắt, lời nói của những người coi bạn là “kẻ ngu dốt” và hãy tự hỏi chính mình: “Mình đã thực sự chăm chỉ chưa?”.

Nếu câu trả lời là chưa, thì hãy nỗ lực luyện tập ngay từ bây giờ, ngay từ giây phút này. Mùa hè là thời gian duy nhất mà bạn có thể chạy trước chương trình, nhờ đó mà vượt lên trước những con người kia.

Đừng để bản thân mãi mãi là một kẻ kém cỏi.

Hãy cùng chia sẻ suy nghĩ ...
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
“Không thông minh” – Bạn có từng thấy muốn buông xuôi việc học tập vì lời nói đó? Hãy bỏ ngoài tai chúng vì đến những chuyên gia hàng đầu cũng cần tới 10000 giờ để có thể thành thục kỹ năng.

1. Tại sao bạn bị đánh giá là không thông minh?
Trên trường học hiện nay, những học sinh có thành tích học tập kém thường bị coi là “không thông minh”, “chậm hiểu”… Việc “dán nhãn” con người này cần được dừng lại, bởi chỉ dựa trên kết quả học tập mà có những thành kiến và đánh giá năng lực trí tuệ của một người thì hoàn toàn sai lệch. Không ít những học sinh vốn có năng khiếu đặc biệt đã phải chìm đắm trong suy nghĩ “Mình là kẻ vô dụng, kém cỏi” trong gần hết cuộc đời khi nghe những lời nói đó.

Các học sinh này cần biết rằng: “Các bạn là những con cá đang bị đánh giá bằng khả năng leo cây”. Có thể với một môi trường học tập khác, với những môn học được xây dựng dựa trên thế mạnh riêng của bản thân, thì các bạn sẽ là những con người xuất sắc nhất.
thong-minh-nho-luyen-tap-559x420.jpg

2. Nâng cao trí thông minh – Có hay không?
Mọi người thường nghĩ trí thông minh không thể luyện tập mà là bẩm sinh, trên thực tế là ngược lại. Nguyên do là bởi trí thông minh của con người được cấu tạo dựa trên nhiều yếu tố: di truyền, môi trường giáo dục, ý chí nỗ lực, niềm đam mê… Đã có rất nhiều người đam mê hội họa nhưng không có năng khiếu vẫn vẽ rất đẹp do họ đã chăm chỉ rèn luyện đúng phương pháp. Như vậy, yếu tố bẩm sinh chỉ là một trong hàng ngàn yếu tố tác động đến thông minh của con người.

Việc học tập cũng vậy, nếu tìm được phương pháp học phù hợp với bản thân và nỗ lực rèn luyện, bất cứ học sinh nào cũng có thể đạt những thành tích tốt. Malcolm Gladwell, tác giả của hàng loạt cuốn sách nổi tiếng, đã đưa ra một thống kê về 10000 giờ – con số luyện tập trung bình để bất cứ ai đều có thể trở thành những chuyên gia. Ngay tại Việt Nam, trường hợp của Mạc Đặng Mừng với Hội chứng Down cũng là một minh chứng cụ thể: Dù xuất phát điểm thấp cỡ nào, bạn cũng có thể trở nên giỏi toàn năng chỉ nhờ luyện tập.

3. Chẳng ai muốn bị coi thường mãi
Hãy nghĩ về thành tích học tập vừa qua, hãy nghĩ về ánh mắt, lời nói của những người coi bạn là “kẻ ngu dốt” và hãy tự hỏi chính mình: “Mình đã thực sự chăm chỉ chưa?”.

Nếu câu trả lời là chưa, thì hãy nỗ lực luyện tập ngay từ bây giờ, ngay từ giây phút này. Mùa hè là thời gian duy nhất mà bạn có thể chạy trước chương trình, nhờ đó mà vượt lên trước những con người kia.

Đừng để bản thân mãi mãi là một kẻ kém cỏi.

Hãy cùng chia sẻ suy nghĩ ...

Nói nhiều em thấy mình trẩu lắm nên chỉ nói một câu thôi. Dù mình có thật sự xuất chúng hay không mà mất đi những kỹ năng cơ bản giúp duy trì cuộc sống thì sẽ thật sự không thông minh trên phương diện khác.

Ps: Hãy để bài hát này diễn tả lại nội dung bài báo mà @HMF Tin tức chia sẻ

 
Last edited:
Top Bottom