Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn không?

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hunghaky

C

congtuhaohoa1931995

trả lời nè!

KHÔNG THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN

Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Để tỏ lòng tôn trọng, biết ơn thầy giáo và ghi nhận vai trò to lớn của thầy giáo đối với sự thành đạt của mỗi cá nhân, tục ngữ ta có câu:


Không thày đố mày làm nên

Nhưng cũng lại có truyền thống hiếu học. Không chỉ học thầy, chúng ta còn học bạn:


Học thầy không tầy học bạn


Hai câu tục ngữ đều nói lên tinh thần hiếu học, nhưng thể hiện hai quan niệm dường như mâu thuẫn. Vậy chúng ta nên hiểu việc học thầy học bạn như thế nào cho đúng? Và bản thân chúng có mâu thuẫn hay không?


Xét cho cùng thì hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn vì cả hai câu đều nói về vai trò và tác dụng của người dạy đối với người học. Nhưng hai câu tục ngữ lại có chỗ khác nhau do sự tách biệt người dạy là thầy giáo và người dạy là bạn bè ở hai câu. Do sự tách biệt trong so sánh ở hai câu mà hai câu tục ngữ bị đẩy về hai thái cực. "Không thầy đố mày làm nên" thì tuyệt đối hoá vai trò của người thầy. "Học thầy không tầy học bạn" lại tuyệt đối hoá vai trò của người bạn.


Đề cao việc dạy, nhấn mạnh việc học, cả hai tục ngữ đều đúng, nhưng cả hai câu đều có điểm chưa thoả đáng. Câu "Không thầy đố mày làm nên" chưa thoả đáng vì quá đề cao vai trò của người thầy, tuyệt đối hoá tác dụng của người thầy đối với cuộc đời, sự nghiệp của người học. Không ai có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của thầy giáo đối với sự thành đạt, "làm nên" của học trò, nhưng không thể vì thế mà người thầy hoàn toàn quyết định. Người học trò trưởng thành, "làm nên" một phần lớn nhờ công ơn chỉ đạo, hướng dẫn, dạy bảo của người thầy giáo, nhưng phần quyết định vẫn là sự nỗ lực chủ quan tự thân vận động của chính họ để học hỏi và tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng kỹ xảo... trong kho tàng tri thức chung của nhân loại. Trong quá trình tự vận động đó, có nhiều điều họ tiếp nhận từ gia đình, bạn bè, xã hội chứ không phải chỉ từ người thầy.


Câu tục ngữ "Học thầy không tầy học bạn" chưa thoả đáng vì quá hạ thấp vai trò của người thầy, quá đề cao tác dụng của bạn bè trong việc học. Trong học tập, thầy giáo là người chủ đạo, học trò là người chủ động, bạn bè là người hỗ trợ, giúp đỡ, "xúc tác". Vì vậy nói "học thầy không tầy học bạn" là thái quá, hạ thấp người thầy, quá đề cao vai trò, tác dụng của việc học hỏi bạn bè, xem học bạn hơn học thầy. "Học thầy không tầy học bạn" là sai.


Để đánh giá đúng hai câu tục ngữ nói trên, chúng ta cần lưu ý đặc trưng loại thể tục ngữ, một loại hình nghệ thuật dân gian thiên về lý trí, trí tuệ dùng để đúc kết kinh nghiệm sống và răn dạy về ứng xử. Nhằm mục đích đó và để cho dễ nhớ, tác giả dân gian thường dùng lối nói ngắn gọn hàm súc, ngoài nhịp điệu, nhiều khi dùng lối nói phóng đại, cường ngôn, lộng ngữ, một chiều để nhấn mạnh, khắc sâu, đề cao bài học trong bản thân câu tục ngữ. Hai câu tục ngữ trên có khả năng chủ yếu nói về kinh nghiệm học nghề học việc trong thời kỳ lao động xã hội được tổ chức theo hình thức thủ công là chính. Đặt trong bối cảnh đó và xét trên bình diện nghĩa tương ứng thì sẽ thấy hai câu tục ngữ trên khác hẳn câu " Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Khác chúng ta, cổ nhân quan niệm người hơn nửa chữ đã là thầy. Và theo triết học cổ về ý thức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, "Quân - quân, thần - thần, phụ - phụ, tử - tử", rõ ràng là thầy thì không còn là bạn nữa. Trong trường hợp đó (học chữ, dạy chữ), câu "Học thầy không tầy học bạn" sẽ rất chông chênh.


Thoáng nhìn, hai câu "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tầy học bạn" dường như là mẫu thuẫn. Nhưng khi sóng đôi, chúng sẽ cho ta bài học bố ích, hoàn chỉnh: Vừa kính trọng thầy, vừa coi trọng bạn. Kính trọng thầy để tỏ lòng tôn sư trọng đạo đối với người đã dìu dắt ta "làm nên". Tôn trọng bạn để học hỏi, nâng đỡ nhau cùng tiến bộ.
 
C

congchualolem_b

Dàn ý:
1. Mở bài:
- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
2. Thân bài:
* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"
- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh
* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"
- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.
- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:
- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.
- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.
3. Kết bài:
- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.
- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.
 
  • Like
Reactions: nhitungant
B

bengok_1999

cha mẹ là những người sinh thành nuôi dương ta, đến trường thầy cô là những người dạy dỗ ta dạy ta thành người,vì vậy người thầy dóng vai trò quan trọng trong việc tu dưỡng và rèn luyện, dạy dỗ hoc sinh. vì thế kho tàng tục ngữ nhân dân ta đã có câu"không thầy đố mày làm nên"thế nhưng ngoài sự dạy dỗ của người thầy học ở bạn bè cũng rất quan trọng, vì vậy ông cha ta đã có câu"học thầy không tày học bạn"

Mới nhìn thì hai cây không mâu thuẫn với nhau nhung nó bổ xung ý nghĩa cho nhau.không thầy đố mày làm nên, là đề cao vai trò của người thầy trong môi trường giáo dục và dào tạo. Người thầy dạy ta chữ viết, dạy cách sông dạy ta biết nhiều hơn về thế giới xung quanh ta.Khi mói vào lớp nhỏ người thầy đã dìu dắt, nắm tay ta nắn nót từng nét chữ, khi đã lớn người thầy dạy ta biết yêu thương, biết chia sẻ giúp đỡ và sông có đạo đúc.thầy mài dũa chúng ta như mài các viên dá cứng thành nhưng viên kim cương sang lấp lánh.truớc những thành công của chúng ta là cả 1 hành trình dạy dỗ của người thầy.nhưng nếu chúng ta không biết chăm chỉ học tập và áp dụng những kiến thức vào thực tế thì mọi công lao coi như vô ích. Nhưng ngoài học thầy học ở bạn bè cũng rất quan trọngvif thế đã có câu"học thầy không tày học bạn"câu này không pahir xem thường vai trò cuar người thầy mà muốn đề cao việc học ở bạn bè.vì bạn bè là nhưng người cùng lứa tuổi , có thể trao đổi những vấn đề chưa hiêu khi học ở thầy .Có thể giúp nhau giải quyết những bài khó, mà không thể hỏi thầy.

nói tóm lại hai câu bổ xung ý nghỉa cho nhau, đó là đề cao việc học và nhưng đối tượng của những người học cần tìm đến để học tập.hai câu tục ngữ này vô cùng gái trị vô cùng hưu ích cho mối người học sinh chúng ta.


bai này
minh tự làm nếu có những thiếu sót gì mong các bạn bình luận giùm nhé[COLOR="Red"
 
B

bengok_1999

bài này là không thầy đố mày làm nên"
bài nay minh dựa vào 1 bài mẫu và bây giờ minh tự làm theo ý của minh nha
Trong xã hội người thầy mang vai trò quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện và phat triển của học sinh. Điều đó đã đươc ông cha ta khẳng định từ muôn đơì nay. Vì thế kho tàng tục ngữ vn đã có câu: không thầy đố mày làm nên. Để bộc lộ rõ nét điều đó.

Câu tục ngữ mang hình thức thách đố nhưng mang tính chất khẳng định với cấu trúc phủ định. Hai từ thầy và mày, mày chỉ người học sinh nhưng không có ý hạ thấp người học sinh mà ông cha ta đã dung cách nói gieo vần làm cho câu tục ngữ thêm âm điệu và sâu sắc hơn. Câu tục ngữ khẳng định vai trò quan trọng của người thầy nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta tư xưa đến nay , khuyên moi con người phải tôn trọng thầy cô giáo .

Đối với thầy không chỉ là người dạy chúng ta tri thức mà còn dạy phẩm chất đạo đức làm người, mỗi công việc, mỗi thành công của người học một phần nhờ công dạy dỗ của người thầy, thầy tượng trưng cho những thế hệ đi trước có nhiều kinh nghiệm của cuộc sống mà truyền lại cho ta qua các bài giảng. Các bạn hãy nhớ lại xem khi mới vào lớp nhỏ bạn đã đươc thầy dìu dắt dạy cho bạn những dong chữ đơn giảng nhưng đầy đủ căn bản để lên lớp trên. Khi đến những lớp cao hơn thầy dạy cho ta những kiến thức thực tế để mỗi ngày đi học là mỗi ngày có nhiều kinh nghiệm sống hơn.
Trước nhưng thành công của bạn là một hành trình to lớn của người thầy, ngày công mài dũa mọt viên đá cứng thành một viên ngọc sắc bén luôn tỏa sáng trên đường đời. Nhưng thành công ấy cũng một chút là nhờ sự chăm chỉ sự rèn luyện ngày đêm của mỗi người học sinh, nếu như thầy dạy tận tinh mà người học sinh không biết tiếp thu và áp dụng vào đồi sống thực tế thì cũng vô ích, công lao của người thầy rất to lớn với sự nghiệp sau này của người học, đó chính là mầm mống của sự thành đạt, mỗi người thầy tận tình yêu thương hết lòng dạy dỗ học sinh chưng tỏ sự yêu nghề và một sự góp phần to lớn với sự phát triển của đất nước.

Trước công lao to lớn của người thầy mỗi học sinh cần phải biết tôn trọng người thầy luôn kinh trọng ở mọi lúc mọi nơi, và không ngừng áp dụng kiến thức thầy dạy vào cuộc sống để tạo nên nhưng thành công. Đó chính là điều mong muốn của người thầy dạy dỗ ta nên người.

Nói tóm lại câu tục ngữ khuyên chúng ta rằng hãy luôn kính trọng thầy không chỉ qua lời nói mà còn qua hành động, hãy tạo cho mình mọt thành công rực rỡ đó chính là một sự biết ơn sâu sắc mà không gì sánh bằng, hãy chứng tỏ mình là một con người văn minh tiến bộ biết đạo lí làm người và xứng đáng là con người đất việt , con rồng cháu tiên
 
T

tthuyduong88

Hai câu này mâu thuẫn với nhau vì:
+ Câu "Không thầy đố mày làm nên" thể hiện sự đề cao người thầy giáo
+ Câu"Học thày không tày học bạn" thể hiện sự hạ thấp người thầy và đề cao người bạn :)\oint_{}^{}
 
Y

yulyulk

M.n ai cũng saiiiiiiiiiiii hết rồi :)) sr đã nói vậy nhưng sự thật là thế. Nếu bạn hỏi chưa nộp bài thì mình xin trả lời nhưng nếu rồi thì... thôi!! Tuỳ vào hứng thì mình sẽ úp cho mấy em hs năm sau, sau, sau nữa... coi. Chứ thấy ng "có mâu thuẫn" ng "không mâu thuẫn" chắc các em ý "tẩu hoả nhập ma" quá =]]] mà cái bn ghi "không mâu thuẫn" ơi, nghe giảng kĩ giùm cái hãy trả lời. Nói tầm bậy (mặc dù có chứng cứ... không thuyết phục) nhưng sẽ làm chết ng đó :D
Kí tên: Mia *xoẹt xoẹt*
P.s: nick yulyulk này nhiều ng xài nên m.n đừng lầm vs Melody hay Hani hay Jae Mi trc đó nheeeeeee!!! Tui là tên hacker quậy đoá************!!! Bảo vệ của diendan.hocmai dở ghê!
 
B

bazzola

Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.

Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.

Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.

Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta.

Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt. Nguồn: NET
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom