không gia đình

X

xomnhala_2000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chương 1: Ở Làng
Tôi là một đứa trẻ người ta nhặt được.
Nhưng cho tới lúc tám tuổi tôi vẫn tưởng rằng tôi có một người mẹ bởi vì mỗi lúc tôi khóc lại có một người đàn bà nhẹ nhàng ôm siết tôi trong hai cánh tay và ru tôi khiến nước mắt tôi ngừng chảy.
Khi tôi đi ngủ không bao giờ bà không đến ôm hôn tôi và khi gió tháng mười hai làm tuyết dán chặt vào các tấm kính cửa sổ trắng xóa bà nắm lấy hai bàn chân tôi và cứ ngồi sưởi ấm chân tôi trong hai bàn tay bà, vừa hát cho tôi nghe một bài hát mà đến nay tôi còn nhớ lõm bõm vài câu. Khi tôi cãi nhau với một đứa bạn bà lại bảo tôi kể cho bà nghe những nỗi buồn của tôi để tìm lời an ủi hoặc thừa nhận tôi có lý.
Bằng vào những cái đó và nhiều cái khác nữa như cách bà nói với tôi, nhìn tôi, vuốt ve tôi, mắng tôi một cách trìu mến, tôi tin rằng bà là mẹ tôi.
Và đây là vì sao tôi biết bà không phải mẹ tôi.
Làng tôi, nói cho đúng hơn, làng nơi tôi được nuôi dạy, gọi là Chavanon, một trong những làng nghèo nhất ở miền Trung nước Pháp.
Đất rất bạc màu, muốn gặt hái tốt phải bón phân hoặc cho thêm chất cải tạo đất mà ở trong nước không có. Vì thế người ta chỉ gặp (hoặc ít ra là ở thời kỳ tôi nói đến) rất ít cánh đồng cày cấy trong khi trông thấy nhiều vùng mênh mông mọc toàn cỏ thạch thảo và cây đậu kim. Hết vùng đất toàn bụi cây lại đến vùng đất truông.
ở đúng vào một nếp gấp của vùng đất đó, trên bờ một dòng suối là nhà tôi, nơi tôi sống những năm đầu tiên của cuộc đời. Cho đến lúc tám tuổi tôi không bao giờ trông thấy đàn ông ở trong nhà này, tuy thế mẹ tôi không góa chồng, chồng bà là thợ đẽo đá chưa trở lại quê hương lần nào kể từ khi tôi đến tuổi hiểu biết được những gì xảy ra quanh mình. Chỉ thỉnh thoảng ông mới gửi bạn bè về làng vài mẩu tin.
- Má Barberin này, ông nhà bà khỏe, ông ấy nhờ tôi bảo bà là công việc vẫn chạy tốt và chuyển tiền cho bà đây này..Chỉ có thế.
Ông Barberin ở Paris lâu thế ta đừng tưởng vì ông không thân tình với vợ ông mà ông ở Paris do công việc đòi hỏi. Khi nào già ông sẽ về ở với bà vợ già của ông, và với số tiền ky cóp được họ sẽ tránh được nghèo khổ.
Một buổi chiều tháng mười một, một người đàn ông dừng lại trước hàng rào nhà chúng tôi và hỏi tôi có phải đây là nhà má Barberin không.
Tôi mời ông ta vào.
Ông đẩy rào và chậm bước về phía nhà tôi.
Tôi chưa nhìn thấy ai lấm bùn bê bết đến thế. Hàng mảng bùn phủ từ chân lên đến đầu ông khiến người ta hiểu ngay ông đã đi trên những con đường rất xấu trong thời gian khá dài.
Nghe tiếng chúng tôi má Barberin chạy ra.
- Tôi mang tin từ Paris về đây.
- A! Trời ơi! - Má Barberin kêu lên. - Tai vạ đến với Jérôme rồi!
- Phải đấy, sự thực là ông nhà ta bị thương, chắc sẽ què mất thôi. Hiện giờ ông ấy đang nằm bệnh viện. Tôi nằm cạnh giường ông ấy nên khi ra viện ông ấy nhờ tôi qua nhà nhắn giùm. Tôi không ở lại được đâu vì còn ba dặm nữa phải đi.
Má Barberin muốn biết kỹ hơn bèn mời ông ta ở lại ăn tối. Má bảo đường xấu và nghe nói trong rừng có chó sói, sáng mai hãy đi.
Ông ngồi xuống trong góc lò sưởi vừa ăn vừa kể cho chúng tôi nghe tai nạn đã xảy ra thế nào: ông Barberin bị giàn giáo đổ đè bẹp nửa người và vì không chứng minh được tại sao ông cần phải đứng ở nơi xảy ra tai nạn nên nhà thầu không chịu bồi thường một đồng nào.
- Con người tội nghiệp ấy không gặp may rồi, ông ta nói, bọn láu cá thì tìm ngay được cách kiếm lời nhưng ông nhà bà thì không được cái gì hết. Tuy nhiên tôi khuyên ông ấy kiện tay thầu khoán.
Má Barberin định đi Paris.
Sáng hôm sau chúng tôi xuống làng hỏi ý kiến mục sư. ông mục sư viết thư cho cha tuyên úy ở bệnh viện ông Barberin nằm và vài hôm sau nhận được trả lời nói rằng má Barberin không cần lên Paris chỉ cần gửi một món tiền lên cho chồng thôi để ông đi kiện nhà thầu.
Ngày lại ngày, tuần lại tuần cứ thế trôi qua, nhiều thư gửi về, thư nào cũng yêu cầu gửi tiền thêm, lá thư cuối cùng nói rằng nếu không có tiền thì bán con bò Roussette đi..Chỉ những người đã sống ở thôn quê mới hiểu được cảnh khốn quẫn đau thương trong ba chữ "Bán con bò". Thực tế dù nghèo túng đến mấy, gia đình đông đến mấy người nông dân vẫn vững tâm không lo đói nếu nhà có một con bò cái.
Má Barberin và tôi đã nhờ con bò cái của chúng tôi mà sống no đủ, cho tới tận lúc ấy tôi hầu như có bao giờ ăn thịt đâu.
Với lại chúng tôi yêu con bò lắm.
ấy thế mà nay phải xa nó rồi.
Một ông lái đến nhà chúng tôi, sau khi xem đi xem lại Roussette và nhắc đi nhắc lại hàng trăm lần là con bò này không thích hợp với ông, không bán lại được cho ai, không có sữa, cuối cùng mới nói là bằng lòng mua nhưng chỉ là vì lòng tốt muốn giúp má Barberin mà thôi.
Roussette hình như am hiểu nhất định không chịu ra khỏi chuồng.
- Ra phía sau nó đuổi nó ra. - Người lái nói và đưa tôi cái roi.
- Làm thế không được. - Má Barberin bảo.
Má cầm lấy sợi dây dắt, nhẹ nhàng bảo con bò:
- Ra nào, ra nào, cô gái đẹp.
Và Roussette không chống lại nữa, ra tới đường cái người lái buộc nó đằng sau chiếc xe.
Thế là hết sữa, hết bơ. Buổi sáng một mẩu bánh, buổi chiều khoai tây ăn với muối.
Sau đó không bao lâu đến ngày thứ ba béo; năm ngoái vào ngày này má Barberin đã làm cho tôi một bữa tiệc có bánh xèo, bánh tẩm bột rán, tôi ăn nhiều đến nỗi má rất sung sướng.
Nhưng lúc ấy chúng tôi còn Roussette nên có sữa để tẩm bột và có bơ cho vào chảo.
Tuy nhiên má Barberin đã làm tôi ngạc nhiên; má xin hàng xóm nhà này một chén sữa, nhà kia một miếng bơ, thế là đến trưa về tôi thấy má đang đổ bột vào một chiếc chảo bằng đất.
- ạ này có cả bột cơ ạ. - Tôi vừa nói vừa bước lại gần.
- Đúng đấy bé Rémi của má ạ. Thế người ta làm gì với bột nào? - Má Barberin nhìn tôi hỏi.
- Làm bánh.
- Gì nữa?
- Quấy bột.
- Gì nữa nào?
- ôi trời... con cũng không biết nữa..- Con biết hôm nay là ngày thứ ba béo chứ, ngày của bánh xèo và bánh rán mà...
- ôi, má Barberin!
- Má đã thu xếp sao cho ngày thứ ba béo đối với con không đến nỗi tệ quá. Nhìn vào thùng xem nào?
Tôi hăng hái nhấc nắp thùng lên, thấy ở trong có sữa, bơ và ba quả táo.
- Đưa trứng cho má. - Má nói. - Trong khi má đập trứng con gọt táo nhé.
Khi bột đã nhào xong má Barberin đặt chiếc liễn trên tro nóng, thế là chỉ còn đợi đến chiều nữa thôi vì vào bữa tối chúng tôi mới ăn bánh xèo và bánh rán.
Cuối cùng nến được thắp lên.
- Nhóm lửa đi con. - Má Barberin bảo tôi.
Không cần phải nhắc tôi đến lần thứ hai.
Chẳng mấy chốc ngọn lửa đùng đùng bốc lên ống khói, ánh sáng chập chờn của nó tỏa khắp gian phòng.
Má Barberin nhấc chiếc chảo rán treo trên tường xuống để nó lên trên ngọn lửa.
- Đưa má bơ nào.
Má cắt ít bơ bằng đầu con dao bỏ vào chảo.
ái chà! Thơm thật là thơm!
Tuy nhiên dù tập trung chú ý đến mấy đi nữa tôi vẫn nghe như có bước chân ngoài sân.
Ai có thể đến vào giờ này nhỉ?
- Một chiếc gậy chạm vào ngưỡng cửa, cửa mở tung ra.
Một người đàn ông bước vào, nhờ ánh sáng ngọn lửa tôi thấy ông ta mặc một chiếc áo bờ-lu trắng tay chống một chiếc gậy to.
- ở đây đang làm tiệc đấy à? Cứ yên! - ông ta nói bằng một giọng thô lỗ.
- A! Trời ơi! - Má Barberin kêu lên, đặt mạnh chiếc chảo xuống đất.
Rồi cầm lấy cánh tay tôi bà đẩy tôi về phía người đàn ông đang dừng lại trên ngưỡng cửa:
- Đây là cha con.
Tôi lại gần để hôn ông nhưng ông lấy đầu chiếc gậy ngăn tôi lại.
- Thằng này là thằng nào đây?
Ông bước mấy bước về phía tôi, chiếc gậy vẫn giơ lên làm tôi lùi lại.
- à ra các người làm tiệc ngày thứ ba béo.
- ông ta nói. - Súp gì đấy?.- Chẳng có súp gì cả. Chúng tôi có chờ ông đâu.
Ông ta nhìn quanh:
- Bơ này, hành này. - ông nói. - Bốn năm củ hành với miếng bơ là có món súp ngon rồi còn gì. Ta bóc hành đi.
Má Barberin vội làm theo yêu cầu của chồng trong khi ông ta ngồi vào chiếc ghế dài ở góc lò sưởi.
Tôi không dám rời nơi chiếc gậy đã đưa tôi tới. Dựa vào bàn, tôi nhìn kỹ người khách mới tới này.
Đó là một người đàn ông độ năm mươi tuổi mặt thô nét đanh lại, đầu ngoẹo sang vai phải sau chấn thương vừa rồi.
- Bà định nấu súp cho chúng tôi với mẩu bơ này chứ gì?
Tự mình bưng chiếc đĩa trên có miếng bơ ông ta đổ tọt miếng bơ vào trong chảo.
Hết bơ, còn gì là bánh xèo nữa cơ chứ.
Giá như vào lúc khác hẳn tôi phải xót xa với tai họa này lắm nhưng lúc này ý nghĩ người đàn ông ấy là cha tôi chiếm cứ cả tâm hồn tôi.
Tôi chưa bao giờ tự hỏi mình một cách cụ thể thế nào là một người cha, nhìn con người bỗng nhiên từ trên trời rơi xuống này tôi cảm thấy sợ hãi.
- Mày đừng đứng im thế, ông ta nói, đi mà dọn đĩa lên bàn đi chứ.
Tôi vội vâng lời. Súp đã nấu xong. Má Barberin múc súp ra.
Đến lúc đó ông ta mới ra bàn ngồi và bắt đầu ăn, chỉ thỉnh thoảng mới dừng lại nhìn tôi.
Tôi hoang mang quá ăn không nổi.
- Bình thường nó có ăn ít như thế này không?
- à, vẫn thế đấy.
- Kệ xác nó! Giá như nó không ăn thì càng tốt!
Dĩ nhiên tôi không nói gì, má Barberin cũng vậy, má cứ đi lại quanh bàn chăm chú phục vụ chồng.
- Mày không đói à? - ông ta hỏi tôi.
- Không ạ.
- Thế thì đi ngủ đi, và ngủ ngay đi.
Giống như trong đa số nhà nông dân, căn bếp của chúng tôi cũng đồng thời là phòng ngủ.
Tôi vội vàng thay quần áo đi ngủ. Nhưng ngủ được hay không lại là một chuyện khác. Tôi không buồn ngủ!.Người đàn ông ấy là cha tôi! Thế thì tại sao ông đối với tôi nghiệt ngã như thế?
Dán mũi vào tường tôi cố xua đuổi những ý nghĩ trên mà không được.
Sau một lúc tôi nghe có người đến gần giường tôi.
Nghe tiếng bước chân chậm chạp, kéo lê và nặng nề tôi nhận ra ngay không phải má Barberin.
Một hơi thở nóng hổi lướt trên tóc tôi.
- Mày ngủ chưa? - Một giọng nghèn nghẹn hỏi tôi.
Tôi cẩn thận không trả lời.
- Nó ngủ rồi, má Barberin nói, nó có thói quen nằm xuống là ngủ, ông có thể nói được.
Có lẽ tôi phải nói là tôi chưa ngủ, nhưng tôi không dám.
- Vụ kiện của ông đến đâu rồi? - Má Barberin hỏi.
- Thua rồi! Các quan tòa đều bảo rằng lỗi ở tôi.
Nói đến đây ông đấm một cái xuống bàn.
- Kiện thua, ông nói tiếp, tiền mất, què quặt, đói nghèo. Như thế chưa đủ, về đến đây lại còn thấy một đứa trẻ con nữa. Bà hãy giải thích cho tôi vì sao không làm theo lời tôi bảo?
- Vì tôi không thể làm được. Người ta không thể bỏ một đứa trẻ nuôi bằng chính sữa mình.
- Có phải con bà đâu.
- Cuối cùng tôi cũng muốn làm theo lời ông bảo đấy nhưng đúng lúc ấy thì nó ốm, không phải lúc đem nó đến trại trẻ vô thừa nhận được.
- Thế nó khỏi khi nào?
- Sau trận ốm đó lại đến trận khác, nó ho ghê lắm, thằng bé tội nghiệp, ho đến làm nát lòng người ta ra được. Chẳng phải vì ho mà thằng Nicolas của chúng ta đã chết đấy ư? Tôi tưởng như đem nó lên tỉnh nó cũng sẽ chết như thế.
- Nhưng sau đó?
- Thời gian cứ dần trôi.
- Nó lên mấy rồi?
- Lên tám.
- Thì nó sẽ đến nơi nó phải đến vào lúc lên tám.
- A! Jérôme, ông không định làm điều đó đấy chứ?
- Ai ngăn cản được tôi nào?.Có một lúc im lặng và tôi thở được, xúc động làm tôi nghẹn ngào đến tắc thở.
Chẳng mấy chốc má Barberin nói tiếp:
- Paris đã làm ông thay đổi rồi!
- Có lẽ thế. Nhưng có điều chắc chắn là nó đã làm tôi què. Làm sao kiếm sống bây giờ? Ta đâu còn tiền nữa. Chẳng lẽ trong khi mình không có gì ăn lại còn phải nuôi thêm một đứa trẻ không phải con mình?
- Nó là con tôi.
- Chẳng phải con bà cũng như không phải con tôi vậy. Nó không phải một đứa trẻ con nhà nông. Tôi đã nhìn nó trong bữa tối: nó mong manh lắm.
- Đó là một đứa trẻ trung hậu. Sau này nó sẽ làm việc cho chúng ta.
- Nhưng trong khi chờ đợi ta phải làm việc để nuôi nó.
- Nếu cha mẹ nó đòi thì sao?
- Nếu thế hẳn họ đã đi tìm nó. Có lẽ họ đã chết.
- Nhưng họ còn sống thì sao? Một ngày kia họ đến hỏi ta thì sao?
- Ta đưa họ đến trại trẻ chứ sao? Thôi tôi đến chào Francois đây.
Cửa ra vào mở ra rồi đóng lại. ông ta đi mất.
Thế là tôi nhỏm dậy, gọi má Barberin.
Má chạy đến chân giường tôi.
- Má không để con đi đến trại trẻ vô thừa nhận chứ?
- Không, bé Rémi của má ạ.
Và má ôm hôn tôi, ghì chặt lấy tôi trong hai cánh tay.
 
Last edited by a moderator:
X

xomnhala_2000

(tiếp nè)
Sự âu yếm của má làm tôi can đảm lên.
- Thế ra con đã nghe thấy hết những điều Jérôme nói rồi ư?
- Vâng, má không phải má con, ông ấy không phải cha con.
Tôi không nói hai câu trên bằng cùng một giọng, bởi vì nếu như tôi khổ tâm biết má không phải mẹ tôi, tôi lại mừng vì biết ông ta không phải cha tôi.
- Có lẽ má nên cho con biết sự thật thì hơn.
- Má Barberin nói. Không ai biết mẹ con là ai cả. Bà còn sống hay không cũng không ai biết.
Một buổi sáng ở Paris trên đường đi làm Jérôme.qua đại lộ Breteuil và nghe thấy tiếng trẻ con khóc. Tiếng khóc như vẳng ra từ một khe cửa vườn. Lúc đó vào tháng hai. ông lại gần và thấy một em bé nằm trên ngưỡng cửa. Jérôme rất lúng túng bèn bế bé đến sở cảnh sát. ở sở cảnh sát người ta mở tã lót bé ra trước lửa sưởi. Đó là một em bé khoảng năm sáu tháng, tã lót chứng tỏ em là con nhà giàu có. ông cảnh sát giải thích có lẽ bé bị người ta ăn cắp rồi bỏ đấy. ông cũng nói sẽ gửi bé đến trại trẻ nhặt được nếu không ai nhận trông nom bé. Cha mẹ em bé thế nào cũng đi tìm, có người trông nom bé thì họ sẽ trọng thưởng. Jérôme bèn nói muốn nhận trông nom bé, họ trao bé cho ông. Má cũng có một đứa con trai bằng tuổi ấy. Thế là má trở thành mẹ con. Con má chết, má càng gắn bó với con hơn. Má quên hẳn con không phải con ruột của má. Không may Jérôme không quên. Ba tháng sau thấy cha mẹ con không tìm con, ông đã muốn đem con vào trại trẻ.
- ôi! Đừng vào trại trẻ! - Tôi kêu lên.
- Con sẽ không đi trại trẻ. Jérôme không phải người ác, chỉ tại buồn phiền nghèo khó làm ông ta đâm ra như thế mà thôi. Chúng ta sẽ làm việc, cả con cũng sẽ làm việc.
- Vâng, má muốn gì con làm nấy. Miễn là đừng vào trại trẻ.
Sau khi ôm hôn tôi má quay mặt tôi vào tường. Tôi muốn ngủ nhưng vì quá xao động nên không sao ngủ được.
Tôi không muốn đi trại trẻ... Tôi sợ ông Barberin... Cuối cùng thì tôi cũng ngủ được và ngủ suốt đêm. Sáng hôm sau động tác đầu tiên của tôi là nhìn quanh để biết chắc chắn là họ không đem tôi đi.
Suốt buổi sáng Barberin không nói gì với tôi cả và tôi bắt đầu tin rằng ông ta đã quên kế hoạch của mình.
Đến giữa trưa thì ông ta bảo tôi đội mũ đi theo ông.
Tôi sợ quá đưa mắt về phía má Barberin. Má trộm lấy tay ra hiệu bảo tôi cứ yên tâm.
Thế là tôi lên đường.
Từ nhà tôi đến làng khá xa, đi bộ phải mất hàng tiếng đồng hồ. Suốt trong tiếng đồng hồ đó Barberin không hề nói với tôi một lần nào.
Ông ta đi trước, khập khà khập khiễng, thỉnh thoảng lại quay lại nhìn xem tôi có đi theo không..ạng ta đưa tôi đi đâu? Câu hỏi này làm tôi lo lắng, tôi nghĩ đến bỏ trốn.
Với mục đích đó tôi cố chần chừ lại sau.
Tôi định khi nào ở xa ông ta tôi sẽ nhảy xuống hố, ông ta sẽ chịu không tóm được tôi.
Đầu tiên ông ta bằng lòng bảo tôi đi đằng sau, nhưng chẳng mấy chốc ông đoán ra ý định của tôi nên nắm lấy cổ tay tôi.
Cứ thế chúng tôi đi vào làng.
Khi đi qua quán cà-phê, có người gọi Barberin và mời ông ta vào. Barberin nắm tai tôi, đẩy tôi đi trước, và khi chúng tôi đã vào trong quán, ông đóng cửa lại. Trong khi ông ngồi ở một chiếc bàn với ông chủ quán cà phê, tôi tới ngồi bên lò sưởi.
ở góc đối diện nơi tôi ngồi có một cụ già cao lớn râu bạc trắng, mặc một bộ quần áo rất kỳ quặc. Bên cạnh cụ có ba con chó: một con chó bông trắng, một con chó bác-be đen và một con chó cái con nom vừa ranh ma vừa dịu dàng.
Trong khi tôi ngắm cụ già, Barberin thì thầm chuyện trò với ông chủ quán. ông ta bảo ông chủ quán là chúng tôi từ làng lên tìm ông xã trưởng để nhờ ông này yêu cầu trại trẻ trả cho ông ta tiền trợ cấp nuôi tôi.
Đó là điều má Barberin yêu cầu được ông chồng đây...
Cụ già cũng nghe tuy làm ra vẻ không nghe thấy gì. Bỗng nhiên cụ chỉ tay về phía tôi và hỏi Barberin:
- Thằng bé này làm ông vướng víu ư? Và ông tưởng rằng chính quyền sẽ trả cho ông tiền trợ cấp ư?
- Chứ còn gì nữa! Nó không có cha mẹ, tôi nuôi nó, vậy phải có người chi tiền cho nó chứ?
- Tôi không bảo là không nhưng tôi tin là ông không đạt được điều ông yêu cầu.
- Thế thì nó sẽ vào trại trẻ, chẳng có luật nào bắt nó phải ở trong nhà tôi cả.
- Ngày xưa ông đã bằng lòng nhận nó về, có nghĩa đã cam kết giữ nó.
- Tôi không giữ nó nữa.
- Có lẽ có thể có cách giũ nó ra được, mà biết đâu còn kiếm chác được chút gì nữa đấy ông ạ. - Cụ già nói sau một lát suy nghĩ.
Rời chiếc ghế dựa của mình cụ tới ngồi trước mặt Barberin..- Để tôi nhận nó, cụ nói, tôi thuê nó. Mỗi năm tôi trả ông hai mươi phrăng. Giá cao đấy và tôi trả trước.
- Nếu tôi giữ nó, trại trẻ có thể trả tôi mỗi tháng hơn mười phrăng.
- Thế nếu trại trẻ đáng lẽ để ông giữ lại đem nó cho người khác thì sao, thế là ông chẳng được gì hết, trong khi với tôi ông chỉ việc đưa tay ra.
Cụ già lục túi lấy ra một túi tiền bằng da lấy ra bốn đồng bạc bày lên bàn và làm chúng kêu lanh canh.
- Cụ thử nghĩ xem, Barberin kêu lên, một ngày nào đó đứa bé tất phải có cha mẹ! Lúc đó ai nuôi nó hẳn sẽ có lời. Nếu không tính đến chuyện đó hà tất tôi đã nhận trông nom nó.
Câu nói của Barberin làm tôi ghét ông ta thêm chút nữa.
- Thì chính vì ông không trông mong gì ở cha mẹ nó, cụ già nói, nên ông mới đuổi nó.
Cụ ranh mãnh nhìn Barberin.
- Đứa bé này sẽ đi cùng với tôi, cụ nói, tôi già rồi, sau một ngày mệt nhọc, thời tiết xấu, tôi thường có những ý nghĩ u ám, nó sẽ làm tôi vui lên. Nó sẽ tham gia gánh hát của xi-nho Vitalis.
- Gánh hát của cụ ở đâu?
- Xi-nho Vitalis là tôi, còn gánh hát, đây.
Nói rồi cụ mở áo măng-tô lấy ra một con vật kỳ lạ đang áp người vào ngực cụ.
Tôi không biết gọi con vật kỳ quái này là gì vì đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy nó.
- A! Con khỉ xấu xí! - Barberin kêu.
Tiếng đó làm tôi hết ngạc nhiên bởi vì tuy chưa nhìn thấy con khỉ bao giờ ít nhất tôi cũng đã nghe nói tới.
- Đây là ngài Joli - Coeur. Bạn ơi hãy chào đi nào.
Joli - Coeur đưa bàn tay khép chặt lên môi và gửi chúng tôi một cái hôn.
- Bây giờ, - vừa nói cụ Vitalis vừa đưa tay về phía con chó bông trắng, - ông Capi đây sẽ hân hạnh giới thiệu các bạn ông với cử tọa kính mến.
Nghe lệnh, con chó bông đứng ngay dậy, bằng hai chân sau, khoanh hai chân trước lại trước ngực, cúi chào chủ mình thật thấp. Hai con chó kia, nhìn chăm chăm vào Capi cũng lập tức đứng lên, mỗi con giơ một chân ra trước tựa như đưa tay cho người ta bắt, bước sáu bước ra trước rồi lùi ba bước ra sau, cúi chào.
- Capi, cho ta biết mấy giờ rồi.
Capi không khoanh tay nữa, lại gần chủ vạch áo măng-tô lục trong túi áo gi-lê lôi ra một cái đồng hồ quả quýt, nhìn vào mặt đồng hồ rồi sủa lên hai tiếng to sau đó đến ba tiếng nhỏ hơn.
Quả lúc đó là hai giờ ba khắc.
- Tốt. Bây giờ đề nghị con mời nàng Dolce ra nhảy cho chúng ta xem nào.
Capi lập tức lục túi áo vét của chủ lôi ra một đoạn dây thừng. Nó ra hiệu cho Zerbino, con chó bác-be nhỏ, thế là con này ra đứng ngay trước mặt Capi. Capi bèn ném cho nó một đầu dây và hai con bắt đầu quay dây. Dolce lao vào vòng quay vừa nhảy vừa nhìn chủ.
Rõ ràng là học trò cụ Vitalis thật nực cười và cứ đi chơi suốt như thế hẳn phải thú vị, nhưng nếu đi theo họ tôi phải xa má Barberin.
- Bây giờ, cụ Vitalis nói tiếp, trở lại công việc của chúng ta. Tôi trả ông ba mươi phrăng.
- Bốn mươi.
Bắt đầu bàn bạc. Cụ Vitalis ngắt lời:
- Thằng bé ngồi đây chắc chán lắm, cho nó đi ra ngoài sân chơi đi.
Đồng thời cụ làm hiệu cho Barberin.
- Phải đấy, ông này nói, ra sân chơi đi bao giờ tao gọi hãy vào.
Tôi đi ra sân, ngồi trên một tảng đá suy nghĩ. Số phận tôi đang được quyết định đây.
Lạnh và lo lắng làm tôi run lên cầm cập. Cuộc bàn bạc kéo dài khá lâu. Cuối cùng tôi trông thấy mỗi một mình Barberin. ông ta ra tìm tôi để giao cho cụ Vitalis chắc?
- Nào, đi về nhà nào. - ông ta nói.
Về nhà ư? Không phải xa má Barberin ư?
Tôi muốn hỏi nhưng không dám.
- Mười phút trước khi tới nhà, Barberin dừng lại:
- Mày mà kể lại một lời nào mày nghe thấy, ông ta vừa nói vừa véo mạnh tai tôi, thì mày sẽ phải trả giá đắt đấy. Liệu hồn!.
Chương 2: Vĩnh biệt ngôi nhà của má
- Nào! Thế ông xã trưởng bảo thế nào nào?
- Má Barberin hỏi khi chúng tôi về tới nhà.
- Không gặp. Mai chúng tôi quay lại.
Như thế là Barberin đã từ bỏ giao kèo mua bán của lão ta. Suốt dọc đường tôi đã nhiều lần tự hỏi đi về nhà như thế này liệu lão có giở trò mưu mẹo gì không, câu nói vừa rồi của lão phá tan mọi nghi ngờ.
Nhưng sáng hôm sau, khi tỉnh dậy tôi không thấy má Barberin đâu cả.
- Má đâu?
- Má ra làng, chiều mới về.
Sự vắng mặt này làm tôi lo lắng. Barberin nhìn tôi vẻ rất lạ.
Bỗng nhiên tôi thấy cụ Vitalis và mấy con chó đi vào.
à ra thế! Cụ đến đón tôi, Barberin bảo má ra làng để má không bảo vệ được tôi.
- ôi, xin cụ, cụ đừng mang cháu đi!
Và tôi òa lên khóc nức nở.
- Nào nào, cậu con trai của ông, cụ nói với tôi thật dịu dàng, ở với ông cháu không khổ đâu, lại được ở bên mấy đứa học trò rất ngộ của ông, cháu tiếc cái gì cơ chứ?
- Má Barberin!
- Kiểu gì thì mày cũng không ở lại đây, Barberin vặn tai tôi nói, hoặc là cụ đây hoặc là trại trẻ, mày chọn thứ nào thì chọn.
- Không, má Barberin cơ!
- Thằng bé này có tình, là dấu hiệu tốt. Thôi ta vào việc!
Nói rồi cụ bày lên bàn tám đồng năm phrăng, Barberin vơ luôn vào túi lão.
- Đưa gói quần áo của nó cho nó, nào lên đường. Rémi! Đi trước con Capi.
Tôi cảm thấy cụ Vitalis nắm lấy cổ tay tôi.
Barberin đi vào nhà. Thế là hết.
Lên dốc khá dài. Cụ Vitalis không rời tay tôi..- Cụ cho cháu nghỉ một chút có được không ạ? - Tôi hỏi cụ.
- Sẵn sàng.
Lần đầu tiên cụ rời tay tôi. Nhưng đồng thời tôi thấy cái nhìn của cụ hướng về con Capi làm hiệu. Capi lập tức đến đứng đằng sau tôi. Nó là tay cai ngục của tôi: chỉ một cử động bỏ trốn nó sẽ vồ lấy chân tôi ngay.
Tôi đi tới ngồi trên ụ đất, Capi đi theo và với đôi mắt mờ lệ tôi tìm ngôi nhà của má Barberin.
Bỗng nhiên trên con đường dốc lên làng tôi nhìn thấy một chiếc khăn nhỏ màu trắng. Xa quá nên tôi chỉ thấy được màu trắng của chiếc khăn nhưng có những lúc trái tim nhìn tinh hơn đôi mắt: tôi nhận ra má Barberin. Đúng má rồi. Má bước từng bước dài.
Tới rào nhà chúng tôi má đẩy ra, vào sân và đi qua sân khá nhanh.
Tôi lập tức đứng lên trên ụ đất không nghĩ tới con Capi đã chồm đến gần tôi.
Má Barberin không ở trong nhà lâu. Má đi ra ngay và chạy trong sân.
Má tìm tôi.
Tôi cúi xuống phía trước và kêu lên bằng tất cả sức lực của mình:
- Má ơi! Má ơi!
Nhưng giọng tôi chìm nghỉm trong không trung.
- Cháu điên à? - Cụ Vitalis hỏi.
Tôi không trả lời chỉ dán mắt vào má Barberin nhưng má đâu có ngờ tôi ở gần má đến như thế nên không nghĩ đến chuyện ngẩng đầu lên. Má đi qua sân, ra lại ngoài đường, quay nhìn tứ phía.
Tôi càng gào to hơn.
Lúc đó cụ Vitalis đoán ra sự thể bèn cũng leo lên ụ đất. Cụ nhìn thấy cái khăn trắng.
- Tội nghiệp thằng bé! - Cụ thì thầm.
- ôi! Cháu xin cụ, cho cháu về. - Được sự thông cảm của cụ động viên, tôi nói.
Nhưng cụ nắm lấy cổ tay tôi đưa tôi xuống đường.
- Cháu đã nghỉ rồi, thôi lên đường, chàng trai của ông. - Cụ nói.
Tôi muốn gỡ tay cụ ra nhưng cụ nắm chặt lắm.
- Capi, Zerbino! - Cụ gọi.
Hai con chó vây lấy tôi..Đành phải theo cụ Vitalis thôi.
Tôi đã có bằng chứng để hiểu cụ không phải người ác.
Sau khi đi độ mười lăm phút cụ bỏ cánh tay tôi.
- Bây giờ cháu đi cạnh ông, nhưng đừng quên nếu cháu muốn trốn thì Capi và Zerbino sẽ theo kịp cháu ngay.
 
X

xomnhala_2000

(nữa nè)
Tôi buông một tiếng thở dài:
- Cháu buồn, ông hiểu. - Cụ Vitalis tiếp tục nói. - Cháu có thể khóc. Nhưng chỉ cần cháu cố mà cảm thấy được là ông mang cháu đi không phải để làm cháu khổ. Cháu mà không đi thì sao nào? Sẽ vào trại trẻ. Những người nuôi cháu không phải cha mẹ cháu. Má tốt với cháu và cháu yêu má, cháu khổ tâm phải xa má, tất cả những cái đó là tốt thôi, nhưng bà ấy không giữ nổi cháu. Chàng trai của ông ạ, cháu phải hiểu rằng cuộc đời thường là một trận chiến mà trong đó có phải người ta muốn làm gì là làm được đâu.
Những lời của cụ rất khôn ngoan nhưng lúc này một sự thực còn kêu to hơn bất kỳ lời nói nào: đó là sự chia ly.
Từ nay tôi không bao giờ còn nhìn thấy người đã nuôi tôi lớn lên nữa và ý nghĩ này làm tôi nghẹn ngào trong cổ họng.
- Hãy suy nghĩ về những điều ông nói với cháu, thỉnh thoảng cụ Vitalis lại nhắc lại, cháu không phải khổ khi ở với ông đâu.
Cuối cùng thì cụ già cao lớn và đẹp lão này có lẽ không đến nỗi kinh khủng như lúc đầu tôi tưởng.
Đó là lần đầu tiên tôi đi một mạch không nghỉ như vậy. Kéo lê đôi chân, vất vả lắm tôi mới theo được chủ tôi. Tuy nhiên tôi không dám xin cụ dừng chân.
- Đôi guốc của cháu làm cháu mệt đấy. - Cụ bảo tôi. - Đến Ussel ông sẽ mua giày cho cháu.
Câu nói này làm tôi thêm can đảm. Thực tế đôi giày là thứ tôi hằng khát khao mong muốn.
- Ussel còn xa không ạ?
- à ra đó là tiếng nói của lòng cháu, cụ Vitalis vừa nói vừa cười, cháu muốn có giày đi chứ gì?
Được, ông hứa, giày đinh. Một chiếc quần cụt bằng nhung, một áo vét, một chiếc mũ nữa. ông hy vọng chúng làm cháu khô nước mắt và sẽ giúp cho đôi chân cháu đi nốt sáu dặm đường còn lại..Không, ông chủ tôi không phải một con người tàn ác. Một người tàn ác làm sao nhận ra đôi guốc làm tôi mệt được?
Trời đầy mây xám xịt và không bao lâu bắt đầu mưa nhẹ hạt.
Với tấm da cừu cụ Vitalis được bảo vệ khá kín lại còn che chở được Joli - Coeur nữa, anh chàng này ngay từ giọt mưa đầu tiên đã ẩn ngay vào chỗ nấp. Nhưng mấy con chó và tôi chẳng mấy chốc ướt thấm vào da thịt, bọn chó thì thỉnh thoảng còn giũ được lông chứ còn tôi, tôi cứ phải đi dưới một sức nặng làm tôi giá băng lên được.
- Cháu có dễ bị cảm lạnh không? - Chủ tôi hỏi.
- Cháu không biết, cháu nhớ là chưa bao giờ thì phải.
- Tốt. Quả cháu tốt thật đấy. Nhưng ông không muốn phơi cháu ra mưa thế này, chẳng được ích gì, hôm nay chúng ta không đi xa hơn nữa. Có làng đây rồi ta sẽ vào ngủ ở đó thôi.
Trong làng không có cái quán nào và không ai muốn nhận một người ăn mày kéo theo một đứa trẻ và ba con chó tất cả đều vấy bùn be bét làm gì.
Cuối cùng một người nông dân mở cửa cho chúng tôi vào một vựa thóc.
Cụ Vitalis là một người cẩn trọng. Trong cái túi cụ đeo ở vai có một chiếc bánh mì tròn to tướng. Cụ đưa cho tôi một miếng còn cụ thì vừa ăn vừa chia bánh thành những miếng nhỏ phân phát cho lũ học trò phần dành cho chúng.
Mệt đến gẫy người, hai chân bị trầy da vì đôi guốc, tôi run lên vì lạnh trong bộ quần áo sũng nước.
- Răng cháu va lập cập rồi kìa, cụ Vitalis nói, cháu có rét không?
- Hơi rét thôi ạ.
Tôi nghe tiếng cụ mở cái túi:
- Đây là cái áo sơ-mi khô và áo gi-lê, cháu mặc vào đi, sau đó rúc vào cỏ khô cháu sẽ ấm lên nhanh thôi và ngủ được.
Tuy nhiên tôi không ấm lên nhanh như cụ Vitalis nói, rất lâu sau tôi cứ trở mình mãi, lòng quá đau buồn, quá khốn khổ. Lúc nào cũng như thế này sao? Đi bộ không ngừng dưới trời mưa, ngủ trong một vựa thóc, run lên vì lạnh, chỉ có một mẩu bánh mì cho bữa tối, không ai thương xót tôi, không ai yêu tôi. Đang nghĩ ngợi, lòng nặng trĩu và hai mắt đẫm nước mắt, tôi cảm thấy một hơi thở âm ấm phả vào mặt tôi. Đưa tay ra tôi sờ thấy làn lông mượt như len của con Capi. Nó nhẹ nhàng tới bên tôi, nằm xuống chỗ cỏ khô bên cạnh tôi và tế nhị liếm vào bàn tay tôi.
Cảm động quá tôi hơi nhỏm mình dậy hôn vào chiếc mũi lạnh ngắt của nó. Nó kêu lên một tiếng nghẹn ngào, đặt chân nó vào bàn tay tôi rồi nằm im.
Thế là tôi quên mệt, quên buồn, họng tôi nghẹn lại, tôi không còn chỉ có một mình nữa:
tôi đã có một người bạn.
Hôm sau chúng tôi lên đường từ sáng sớm.
Đã tạnh mưa, bầu trời xanh và nhờ làn gió khô thổi suốt đêm, không còn bùn lầy nữa. ****** nhảy nhót quanh chúng tôi. Thỉnh thoảng Capi lại đứng trên hai chân sau hướng về tôi sủa lên một tiếng mà tôi hiểu rất rõ ý nghĩa.
- Can đảm lên! - Nó bảo tôi như vậy.
Đó là một con chó rất thông minh cái gì cũng hiểu và biết cách làm cho người ta hiểu mình. Giữa nó và tôi không cần lời: ngay từ ngày đầu tiên chúng tôi đã hiểu nhau rồi.
Chưa bao giờ ra khỏi làng nên tôi rất sốt ruột muốn trông thấy một thành phố. Nhưng Ussel không làm tôi lóa mắt. Những ngôi nhà cổ có tháp bên trên khiến tôi chỉ thấy lãnh đạm thờ ơ.
Đầu óc tôi chỉ có mỗi một ý nghĩ: hiệu giày.
Đâu là hiệu giày sẽ cung cấp cho tôi đôi giày mà cụ Vitalis đã hứa?
Chẳng mấy chốc tôi có cái hạnh phúc xỏ chân vào đôi giày đinh nặng gấp mười lần đôi guốc của tôi. Lòng hào hiệp của chủ tôi không dừng ở đó; mua giày xong cụ mua cho tôi một áo vét nhung màu xanh da trời, một quần len và một mũ phớt. Tất cả những gì cụ hứa.
Rõ ràng cụ là người tuyệt nhất trần đời rồi!
Nhung đã nhầu, len đã sờn, cái mũ thì không ai đoán được trước đây màu gì nữa, nhưng choáng ngợp vì những huy hoàng đó tôi chẳng cần biết đến những nhược điểm này làm gì.
Tôi chỉ mong chóng được mặc bộ cánh mới, nhưng trước khi đưa cho tôi cụ Vitalis còn làm chúng biến đổi đã.
Về đến quán cụ lấy kéo trong túi ra cắt hai ống quần tôi lên đến tận đầu gối. Khi tôi nhìn cụ với đôi mắt sợ hãi:.- Như vậy để cháu trông không giống ai, cụ nói. Chúng ta đang ở Pháp, ông mặc cho cháu như người ý, nếu ta ở ý ông lại mặc cho cháu như người Pháp. Chúng ta là nghệ sĩ. Bề ngoài của chúng ta đã phải gây tò mò rồi. Cháu thử tưởng tượng xem nếu ngay chiều nay ta ra nơi công cộng mà ăn mặc như những nhà tư sản hay những nông dân làm sao ta buộc mọi người phải nhìn ta và dừng lại quanh ta? Không được. Hãy học lấy rằng ở đời này đôi khi sự xuất hiện thôi cũng đã là một việc tối cần thiết rồi.
ấy là tại sao buổi sáng là người Pháp buổi chiều tôi đã thành người ý. Quần tôi ngắn đến gối, cụ Vitalis lại buộc quanh tất tôi những sợi dây đỏ bắt chéo nhau suốt cẳng chân. Trên chiếc mũ phớt của tôi cụ cũng buộc chéo nhau nhiều dây ruy-băng khác và trang trí thêm một bó hoa bằng len.
Thật thà mà nói tôi thấy mình tuyệt đẹp, chẳng thế mà anh bạn Capi của tôi sau khi ngắm tôi rất lâu phải chìa chân ra cho tôi với vẻ hài lòng.
Trong khi tôi xỏ quần áo mới, Joli - Coeur đứng trước mặt tôi bắt chước điệu bộ tôi lại còn làm quá lên nữa. Tôi thắng xong bộ cánh, ngắm vuốt xong xuôi thì nó đặt hai tay lên háng, ngửa đầu ra sau bắt đầu phá ra cười với những tiếng kêu lí nhí giễu cợt. Đã sống thân tình với Joli -Coeur khá lâu tôi có thể khẳng định nó rất hay cười. Có lẽ cái cười của nó không giống hệt như cái cười của con người. Nhưng cuối cùng, mỗi khi có một tình cảm nào đó làm cho nó vui lên, người ta thấy hai mép nó kéo ra sau, hai mi mắt he hé, hai hàm răng động đậy rất nhanh và đôi mắt đen của nó hầu như bắn ra những tia lửa.
- Bây giờ cháu sửa soạn áo quần đã xong, cụ Vitalis bảo tôi, ta bắt đầu làm việc để đến mai ngày phiên chợ có thể ra mắt một buổi biểu diễn lớn trong đó cháu khởi sự bước vào nghề.
Tôi hỏi cụ thế nào là bước vào nghề, cụ giải thích có nghĩa lần đầu xuất hiện trước công chúng diễn vở hài kịch.
- ông sẽ phải tập cho cháu vai mà ông dành cho cháu.
Đôi mắt ngạc nhiên của tôi nói với cụ là tôi không hiểu.
- ông muốn cháu hiểu vai trò cháu phải làm.
Ông mang cháu theo là để cháu làm việc. Việc của cháu là diễn hài kịch với Joli - Coeur và mấy chú chó của ông..- Nhưng cháu có biết gì đâu! - Tôi sợ hãi kêu lên.
- Chính vì thế ông mới phải dạy cháu. Không phải tự nhiên mà Capi đi đứng duyên dáng như thế trên đôi chân sau cũng không phải Dolce nhảy dây là ý thích của nó. Capi đã phải học đứng và Dolce đã phải học nhảy; chúng thậm chí đã phải làm việc khá lâu mới đạt được những tài đó. Cho nên cháu cũng phải làm việc để học những vai khác nhau mà cháu sẽ diễn với chúng.
Vở kịch, cụ Vitalis nói tiếp, có tên là Người đầy tớ của ngài Joli - Coeur hay Kẻ ngu hơn trong hai người lại là kẻ mà người ta không nghĩ tới.
Đề tài như thế này: Cho tới hôm ấy ngài Joli -Coeur vẫn có một tên đầy tớ mà ngài rất hài lòng, đó là Capi. Nhưng Capi đã về già, ngài Joli - Coeur muốn có một đầy tớ mới. Capi chịu trách nhiệm cung cấp tên đầy tớ mới. Nhưng đó không phải là con chó sẽ nối tiếp sự nghiệp của Capi mà là một chàng trai nông dân tên là Rémi.
- Khỉ làm gì có đầy tớ ạ.
- Trong hài kịch thì có. Cháu đến và ngài Joli - Coeur thấy cháu có vẻ đần độn ngây ngô.
- Thế chẳng hay tí nào.
- Có nghĩa lý gì đâu nếu chỉ để cười? Vả chăng cháu hình dung mình thực sự đến nhà một quý ông để làm đầy tớ và giả dụ họ bảo cháu dọn bàn ăn. Đây chính là cái bàn trong vở trình diễn của chúng ta. Nào cháu bước lên và dọn bàn ra.
Trên cái bàn có các đĩa, một cái cốc, một con dao, một cái dĩa và khăn bàn màu trắng.
Làm sao bày ra bây giờ?
Tôi tự hỏi mình câu hỏi đó, hai tay thõng xuống, cúi người xuống trước, miệng há ra chẳng biết bắt đầu từ chỗ nào; chủ tôi vỗ tay cười phá lên.
- Hoan hô! - Cụ nói. - Tuyệt! Làm ra vẻ mặt như cháu thật xuất sắc. Vẻ ngây thơ của cháu đáng phục đấy.
- Cháu chẳng biết phải làm gì.
- Chính vì thế mà đâm xuất sắc. Vài ngày nữa cháu sẽ biết tường tận cháu phải làm gì. Đến lúc đó cháu lại phải nhớ lại cái lúng túng mà lúc này đây cháu đang cảm thấy và giả vờ những thứ mà cháu không cảm thấy nữa. Nếu cháu tìm lại được cách tạo ra vẻ mặt và thái độ như lúc này thì ông nói trước là cháu sẽ thành công rực rỡ đấy. Nhân vật mà cháu phải thể hiện trong vở.hài kịch là như thế nào? Là một chàng trai nông thôn chưa nhìn thấy gì và không biết gì cả; thậm chí thấy mình vụng về ngu si hơn con khỉ; do đó vở kịch có tên Kẻ ngu hơn trong hai người lại là kẻ mà người ta không nghĩ tới. Ngu hơn Joli - Coeur, đó là vai diễn của cháu.
Vở Người đầy tớ của ngài Joli - Coeur không phải một hài kịch lớn, biểu diễn chưa đầy hai mươi phút. Nhưng chúng tôi tập đến gần ba tiếng đồng hồ, cụ Vitalis bắt chúng tôi làm đi làm lại đến mười lần cùng một thứ, ****** cũng như tôi. Dĩ nhiên ****** có lúc quên vài phần trong vai của chúng.
Tôi rất ngạc nhiên thấy chủ tôi kiên nhẫn và dịu dàng biết nhường nào. Cụ không hề tức giận một lần nào.
- Nào ta lại bắt đầu lại, mỗi lần yêu cầu của cụ không đạt được cụ lại nói: chưa được, Capi; còn ngài Joli - Coeur, ngài không chú ý gì cả.
Chỉ có thế, nhưng thế cũng là đủ.
- Được rồi, cụ bảo tôi, tập đã xong, cháu có nghĩ rằng mình sẽ quen đóng kịch không?
- Cháu chẳng biết nữa.
- Cháu có chán không?
- Không, cháu thích là khác.
- Thế thì tốt. Cháu thông minh, lại chú ý.
 
X

xomnhala_2000

Vừa chú ý vừa vâng lời người ta sẽ đạt tới tất cả mọi thứ. Cháu hãy xem ****** và so sánh chúng với Joli - Coeur. Joli - Coeur có lẽ hiếu động hơn, thông minh hơn nhưng không dễ bảo.
Bảo nó cái gì không bao giờ nó vui lòng làm.
Đó là do bản chất nó và chính vì vậy ông không bao giờ giận nó. Khỉ không giống chó, không có ý thức về bổn phận.
Tôi mạnh dạn nói với cụ rằng cái làm tôi ngạc nhiên nhất trong buổi tập vừa qua là cụ tỏ ra vô cùng kiên nhẫn.
Cụ mỉm cười:
- Người ta thấy ngay là, cụ nói, trước nay cháu chỉ sống với những người nông dân tàn nhẫn với súc vật.
- Má Barberin dịu dàng với con bò của chúng cháu lắm. - Tôi nói.
- Bà làm thế là đúng. Bà hiểu rõ điều mà người nông dân thường không biết: dịu dàng thì người ta được nhiều hơn. Chính vì không bao giờ tức giận các con vật của ông mà ông đã đào tạo được chúng như ngày nay. Nếu ông đánh chúng, chúng sẽ sợ, sợ hãi làm tê liệt trí thông.minh. Hơn nữa nếu để mình đi đến giận dữ ông sẽ mất lòng tin ở cháu. Mấy con chó của ông đã dạy cho ông nhiều bài học như những bài học ông dạy chúng. ông đã làm phát triển trí thông minh của chúng còn chúng tạo tính cách cho ông.
Các bạn tôi, ****** và con khỉ, có thuận lợi hơn tôi ở chỗ đã quen xuất hiện trước công chúng thành ra ngày hôm sau chúng không hề sợ hãi.
Nhưng tôi không có được cái an tâm bình tĩnh của chúng. Nỗi xúc động của tôi thật mạnh mẽ khi chúng tôi rời quán đi đến nơi biểu diễn.
Cụ Vitalis mở đầu cuộc diễu hành bằng một điệu van-xơ thổi trên sáo. Theo sau là Capi, trên lưng Capi, Joli - Coeur trong bộ quân phục đại tướng Anh ung dung ngồi thoải mái. Rồi cách xa ra một đoạn kha khá là Zerbino và Dolce tiến tới. Cuối cùng tôi kết thúc đoàn diễu hành.
Nhưng cái làm người ta chú ý còn nhiều hơn cả sự hùng tráng của cuộc diễu hành của chúng tôi lại là những tiếng sáo chói tai. Mọi người đổ ra cửa xem chúng tôi diễu qua, tất cả các rèm cửa sổ đều được kéo lên nhanh chóng.
Vài đứa trẻ đi theo chúng tôi, nhiều nông dân sửng sốt nhập bọn với chúng, khi đến nơi biểu diễn chúng tôi đã có cả một đám rước đằng sau mình rồi.
Phần đầu buổi biểu diễn của chúng tôi gồm một số trò do chó thực hiện. Cụ Vitalis bỏ ống sáo, thay vào đó một chiếc vĩ cầm, kéo đệm theo các tiết mục của chó lúc thì điệu van-xơ lúc thì một điệu nhạc buồn réo rắt.
Tiết mục đầu tiên kết thúc, Capi ngậm một cái bát gỗ giữa hai hàm răng, đi trên hai chân sau bắt đầu làm một vòng quanh "cử tọa đáng kính". Khi nào không thấy xu rơi xuống nó lấy hai chân trước đặt lên người vị khán giả chai sạn, sủa hai ba cái rồi đập nhè nhẹ vào cái túi mà nó muốn mở. Thế là trong công chúng xuất hiện những tiếng kêu, những lời bàn tán vui vẻ, những tiếng chế giễu.
- Con chó bông này thông minh thật, nó biết những ai có túi đầy đấy nhé.
Thế là cuối cùng những đồng xu đành được dốc ra.
Đến lượt Joli - Coeur và tôi ra mắt.
- Thưa quý bà quý ông, cụ Vitalis nói, chúng tôi tiếp tục buổi biểu diễn bằng một hài kịch dễ.thương có tên: Người đầy tớ của ngài Joli -Coeur hay Kẻ ngu hơn trong hai người lại là kẻ không ai nghĩ tới. Một người như tôi không hạ mình; để khen vở kịch và diễn viên của chính mình, chỉ xin các vị hãy mở to mắt, hãy dỏng tai và chuẩn bị tay để vỗ.
Tuy nhiên để làm cho diễn xuất của các diễn viên dễ hiểu hơn, cụ Vitalis kèm theo mấy lời bình.
Thế là, với vẻ hiếu chiến ngầm, cụ tuyên bố ông Joli - Coeur, rồi đến Capi, đến tôi, lên sân khấu. Cụ bình luận tóm tắt từng cảnh một. Vở kịch được dựng lên nhằm thể hiện sự ngu si đần độn của tôi trong tất cả mọi mặt: mỗi cảnh tôi phải giở vài hành động ngớ ngẩn trong khi Joli - Coeur ngược lại phải tìm cơ hội trổ hết thông minh và khéo léo. ái chà! Duyên dáng và lịch sự của ngài Joli - Coeur sao mà khiến khán giả mê say đến thế! Còn sự vụng về lúng túng của tôi làm họ cười ơi là cười! Tiếng vỗ tay vang dội tứ phía, buổi biểu diễn kết thúc thắng lợi. Con khỉ mới thông minh làm sao! Tên đầy tớ mới ngu ngốc làm sao!
Cụ Vitalis khen tôi như vậy và tôi tự hào lắm.
Chắc chắn các kịch sĩ trong đoàn ông Vitalis tài cao rồi - tôi muốn nói ****** và con khỉ -nhưng tài này cũng chẳng nhiều vẻ lắm. Biểu diễn mấy buổi người ta đã biết hết vở.
Từ đó đi đến kết luận là không ở lâu mãi một thành phố được.
Sau ba ngày đến Ussel lại phải lên đường.
Đi đâu bây giờ nhỉ? Tôi đã khá mạnh dạn với chủ tôi để hỏi cụ câu hỏi này.
- Cháu có biết đất nước này chứ? - Cụ vừa nhìn tôi vừa trả lời.
- Không ạ.
- Thế tại sao cháu lại hỏi ông là ta đi đâu?
Nếu ông bảo cháu là ta đi Aurillac để tiếp tục đi Bordeaux rồi từ Bordeaux đi Pyrénées thì cháu biết được cái gì?
- Nhưng cụ biết xứ sở này chứ ạ?
- ông chưa bao giờ đến đây.
- Thế tại sao cụ lại biết là mình đi đâu?
Cụ nhìn tôi rất lâu.
- Cháu không biết đọc phải không? - Cụ hỏi tôi.
- Không, nhưng cháu đã nhìn thấy người ta đọc. - Tôi tự hào nói..Quả thật người ta có cho tôi đi học nhưng chỉ có một tháng.
- Đọc có khó lắm không ạ? - Tôi hỏi cụ Vitalis sau khi đi khá lâu vừa đi vừa nghĩ ngợi.
- Khó đối với kẻ nào rắn đầu thôi, lại càng khó với những ai không thiện chí. Cháu có rắn đầu không?
- Cháu không biết nhưng có vẻ như nếu cụ dạy cháu đọc thì cháu không ngại khó đâu.
- Được, chúng ta sẽ xem; ta còn thời gian trước mặt mà.
Tôi không biết học đọc khó thế nào nhưng tôi hình dung ngay thấy mình mở một quyển sách và biết được có những gì trong đó.
Hôm sau trong khi đi đường tôi thấy chủ tôi cúi xuống nhặt trên đường cái một mảnh ván phủ bụi đến một nửa.
- Đây là quyển sách, cháu sẽ học đọc trong đó. - Cụ bảo tôi.
Tôi nhìn cụ xem có phải cụ giễu tôi không.
Rồi khi thấy cụ rất nghiêm túc, tôi nhìn kỹ cái vật mà cụ tìm được. Đó là một mảnh ván bằng gỗ sồi, dài bằng cánh tay, rộng bằng hai bàn tay, rất nhẵn, bên trên chẳng có chữ có hình gì cả.
- Cụ giễu cháu đấy ạ?
- Đâu có, con trai ta, cứ chờ tới lúc chúng ta đến bụi cây đằng kia đã, ta nghỉ ở đấy và cháu sẽ thấy ông dạy cháu đọc bằng cái mảnh gỗ này như thế nào.
ụ Vitalis lấy một con dao trong túi ra, cắt từ mảnh ván một lớp gỗ mỏng gọt nhẵn đi rất kỹ càng. Sau đó cụ cắt nó thành từng miếng nhỏ đều nhau.
- Trên mỗi miếng gỗ này, cụ nói, ông sẽ lấy mũi dao khoét một chữ cái. Qua đó cháu học được hình dáng các chữ và khi đã thuộc cháu ghép chúng lại thành các từ. Khi cháu đã tạo thành các từ mà ông bảo rồi, cháu sẽ đọc được một quyển sách.
Chẳng bao lâu các túi áo tôi đầy những miếng gỗ và tôi mau chóng biết mặt các chữ cái, nhưng để biết đọc lại là một chuyện khác. Sự việc không nhanh được như thế thậm chí có lúc tôi đã hối tiếc muốn học đọc.
Dầu sao phải nói rằng, công bằng mà nói, không phải vì lười mà tôi hối tiếc mà chính là do tự ái.
Trong khi dạy tôi chữ cái cụ Vitalis có ý nghĩ dạy luôn cả con Capi. Chúng tôi cùng học với nhau. Dĩ nhiên Capi không thể đọc lên những.chữ cái mà nó trông thấy vì nó không biết nói, nhưng khi những miếng gỗ được bày trên cỏ nó phải lấy chân tha ra những chữ mà cụ Vitalis đọc lên.
Lúc đầu tiến bộ của tôi nhanh hơn nó nhưng nếu như tôi có trí thông minh nhạy bén hơn thì nó lại có trí nhớ vững vàng hơn. Thế là cứ mỗi lần tôi phạm lỗi chủ tôi lại không quên bảo tôi:
- Capi sẽ biết đọc trước Rémi cho mà xem, thật xấu hổ.
Điều đó kích thích tôi đến mức tôi dốc lòng ra học mà trong khi con chó dừng lại ở chỗ viết được tên nó tôi tiến tới đọc được một quyển sách.
- Bây giờ cháu đã đọc được chữ, cụ Vitalis bảo tôi, cháu có muốn đọc được nhạc không?
- Cháu có hát được như cụ không ạ?
Thỉnh thoảng cụ Vitalis hát và cụ đâu có ngờ nghe cụ hát như một ngày hội đối với tôi.
- Cháu muốn hát ư? Nghe ông hát cháu thấy thích ư?
- Thích nhất đấy ạ. Mỗi khi cụ hát cháu chỉ muốn khóc, khi cụ hát một khúc hát êm đềm hay buồn bã, khúc hát lại đưa cháu về với má Barberin, cháu nghĩ đến má, cháu nhìn thấy má trong nhà. ấy thế mà cháu có hiểu gì về những lời cụ hát đâu vì nó là tiếng ý mà.
Vừa nói vừa nhìn cụ, tôi thấy đôi mắt cụ như đẫm nước mắt, tôi bèn hỏi cụ nói như vậy có làm cụ khổ tâm phiền não gì không.
- Không con ạ, cụ nói với tôi bằng một giọng cảm động, con làm ông nhớ tới tuổi trẻ của ông, thời thanh niên đẹp đẽ của ông. Cứ yên tâm, ông sẽ dạy con hát. Và vì con là người có tấm lòng, cả con nữa, con cũng sẽ làm người ta khóc và vỗ tay.
Thế là ngay hôm sau chủ tôi dạy âm nhạc như đã dạy tôi học. Cụ bắt đầu gọt những miếng gỗ nhỏ rồi lấy dao khắc lên đó. Chuẩn bị xong các bài học, phải thú thật là học nhạc không phải kém nhọc nhằn hơn học đọc. Cụ Vitalis, vốn kiên nhẫn với mấy con vật của cụ là thế mà nhiều lần phải bực với tôi.
Cuối cùng những bước đầu đã vượt qua và tôi hài lòng thấy mình đã có thể xướng âm một điệu nhạc mà cụ Vitalis viết trên một tờ giấy.
Ngày hôm ấy cụ tát nhẹ vào mỗi bên má tôi hai cái tát yêu và tuyên bố rằng nếu cứ tiếp tục như thế tôi sẽ trở thành một ca sĩ lớn..Dĩ nhiên chuyện học hành nói trên không phải chỉ làm trong một ngày, và trong rất nhiều tháng túi quần túi áo tôi nhét đầy các miếng gỗ.
Hơn nữa học không đều bởi vì chỉ những lúc rỗi cụ Vitalis mới dạy tôi học.
Mỗi ngày chúng tôi phải hoàn tất đoạn hành trình, dài ngắn tùy theo xóm làng ở xa nhau hay không; phải biểu diễn ở tất cả những nơi có cơ may kiếm được chút thu nhập ít ỏi; phải tập vai cho mấy con chó và cho Joli - Coeur; chuẩn bị bữa ăn; chỉ sau tất cả những cái đó mới nói đến chuyện học đọc hay học nhạc.
Cuối cùng tôi đã học được một cái gì đó và đồng thời học đi những quãng đường dài. Tôi là một đứa trẻ khá gầy còm ốm yếu khi sống với má Barberin; nay bên cạnh cụ Vitalis, sống giữa khí trời, với gian khổ, đôi chân và hai cánh tay tôi khỏe lên, phổi tôi nở ra, da tôi săn sắn lại, tôi có thể chịu đựng được lạnh cũng như nóng, nắng cũng như mưa, những thiếu thốn những mệt nhọc mà không đau khổ chút nào.
Chúng tôi đã vượt qua một phần của miền Nam nước Pháp. Chúng tôi cứ thẳng tiến, gặp đâu đi đấy và cứ thấy một cái làng nào không đến nỗi nghèo khổ quá chúng tôi lại chuẩn bị tiến vào một cách oai vệ. Tôi trang điểm cho ******, chải lông cho Dolce, mặc quần áo cho Zerbino, dán miếng dán lên một bên mắt con Capi để nó có thể đóng vai một ông già cảu nhảu càu nhàu, tôi buộc Joli - Coeur phải mặc quần áo đại tướng vào.
Cụ Vitalis cho tôi được hoàn toàn tự do phóng túng:
- Không ngờ cháu lại được ông cho đi qua toàn bộ nước Pháp ở cái tuổi mà trẻ con chỉ đi học tiểu học hoặc trung học, cháu hãy nhìn, hãy học đi. Thấy cái gì không hiểu hoặc muốn hỏi điều gì, cứ hỏi ông. Có lẽ không phải lúc nào ông cũng trả lời được bởi vì ông không cho rằng mình hiểu biết tất cả nhưng biết đâu ông có thể thỏa mãn được tò mò của cháu thì sao? Không phải xưa nay ông vẫn làm giám đốc một gánh hát súc vật thông thái, ông cũng đã học được những điều ngoài những cái bổ ích cho ông lúc này để giới thiệu Capi và Joli - Coeur với "cử tọa đáng kính". Nhưng ta sẽ nói với nhau chuyện đó sau. Cháu chỉ cần biết là một người làm trò chó cũng có một vị trí đáng kể trong thiên hạ đấy chứ. Không phải thường đâu..Sau khi rời dãy núi ở Auvergne chúng tôi tới vùng cao nguyên đá vôi ở Quercy.
Giữa bình nguyên này có một làng lớn tên là Labastide - Murat, chúng tôi qua đêm ở đó trong vựa thóc một cái quán.
- Chính ở đây, cụ Vitalis bảo tôi buổi tối trước khi đi ngủ, cũng có thể ngay tại cái quán này, đã sinh ra một con người bắt đầu đời mình làm một thằng bé quét chuồng ngựa. Tên ông ta là Murat. ông đã trở thành một anh hùng và người ta đã lấy tên ông đặt cho làng này. ông biết ông ta và đã từng chuyện trò thường xuyên với ông ta.
- Khi ông ta còn là thằng bé quét chuồng ngựa ấy ạ?
- Không, cụ Vitalis cười nói, khi ông ấy làm vua cơ.
- Cụ đã từng quen một ông vua?
Hẳn giọng tôi thốt lên phải buồn cười lắm bởi vì cái cười của chủ tôi lại cất lên và kéo dài rất lâu.
- ông sẽ kể cháu nghe chuyện ông vua này.
Thế là trong nhiều giờ sau đó chúng tôi ngồi trên chiếc ghế dài, ông thì nói, tôi thì dán mắt vào khuôn mặt ông đang được ánh trăng mờ nhạt chiếu sáng.
Chủ tôi biết thật nhiều điều!.


:)>-/:):)>-
 
X

xomnhala_2000

Chương 4: Người bạn đầu tiên của tôi
Mẹ Arthur là người Anh, tên là bà Milligan.
Bà góa chồng và ngay sau đó tôi được biết bà còn một cậu con trai lớn nữa nhưng đã mất tích trong hoàn cảnh rất bí mật, đúng vào lúc ông Milligan hấp hối, bà thì đang ốm nặng. Khi bà hồi phục thì chồng đã chết, con mất tích. Cuộc tìm kiếm được ông James Milligan, em trai ông Milligan điều hành. Nhưng ông James Milligan lại có quyền lợi ngược với bà chị dâu. Thực vậy, nếu ông Milligan chết không con cái ông ta sẽ trở thành người thừa kế của anh mình.
Tuy nhiên ông James Milligan không thừa kế được, vì bảy tháng sau cái chết của ông Milligan, bà Milligan sinh hạ cậu bé Arthur.
Nhưng các bác sĩ tuyên bố đứa bé ốm yếu này không sống được. Đã hai chục lần tưởng nó chết nhưng rồi hai chục lần nó lại được cứu sống..Thời gian gần đây người ta phát hiện ở nó một bệnh quái ác gọi là lao khớp háng. Để điều trị chứng này bác sĩ ra lệnh chữa bằng nước có lưu huỳnh cho nên bà Milligan mới đến vùng núi Pyrénées. Nhưng sau khi chữa bằng nước lưu huỳnh không ăn thua, người ta thử một cách điều trị khác: bệnh nhân phải nằm không được đứng dậy.
Lúc đó bà Milligan mới đặt đóng một chiếc tàu ở Bordeaux, chiếc tàu mà tôi đã đặt chân lên.
Bà không thể nghĩ tới chuyện để con nằm như thế trong nhà, nó sẽ chết vì buồn chán. Người ta biến con tàu thành một căn nhà nổi, có phòng ngủ, bếp, phòng khách và hiên. Tùy theo thời tiết mà Arthur nằm ở phòng khách hay cái hiên này, có mẹ bên cạnh. Chỉ cần mở mắt ra là nó nhìn thấy cảnh vật diễu qua.
Ngày xuống tàu tôi chỉ biết có mỗi phòng ngủ của tôi trên tàu Thiên Nga này. Mặc dù nó bé xíu, đây là cái ca-bin đẹp nhất mà trí tưởng tượng thơ ngây của tôi có thể ước mơ.
Cửa sổ khoét vào vỏ tàu, có thể đóng lại bằng một cửa kính tròn, vừa chiếu sáng vừa làm thoáng căn phòng. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một căn phòng xinh xẻo sạch sẽ đến thế, tường được lát bằng gỗ lãnh sam đánh véc-ni, trên sàn trải tấm bạt đánh xi kẻ ô đen trắng.
Nhưng không phải chỉ cặp mắt là thích thú.
Khi nằm trên giường tôi có một cảm giác thoải mái hoàn toàn mới lạ, lần đầu tiên những chiếc khăn trải giường xoa dịu da tôi chứ không phải cào vào người tôi.
Tuy ngủ rất ngon trong chiếc giường ấm cúng ấy, ngay từ sáng sớm tôi đã trở dậy vì lo lắng không hiểu các kịch sĩ của tôi qua đêm ra sao.
Tôi thấy tất cả nằm đúng vào vị trí mà đêm qua tôi đặt chúng vào, chúng đang ngủ say sưa như đã từ nhiều tháng nay sống trên con tàu này rồi. Khi tôi lại gần, ****** tỉnh dậy, vui vẻ đến bên tôi để được tôi vuốt ve buổi sáng. Joli -Coeur, bằng một động tác kịch câm, giải thích là nó sẵn sàng lên mặt đất.
Ông thủy thủ đường sông hôm qua đứng gần bánh lái cũng đã dậy và lo việc cọ rửa cầu tàu.
Ông bắc tấm ván lên bờ và thế là tôi và cả đoàn kịch nghệ của tôi đi lên bãi cỏ trên mặt đất.
Đùa nghịch với ****** và Joli - Coeur, nào chạy, nào trèo cây, thời gian trôi thật nhanh. Khi.chúng tôi trở lại, ngựa đã được móc vào tàu và buộc vào một cây dương trên con đường kéo tàu:
chúng chờ tiếng còi để ra đi.
Tôi xuống tàu, vài phút sau người ta thả dây buộc tàu vào bờ ra, người thủy thủ đứng vào sau tay lái, người kéo tàu cưỡi lên ngựa, chiếc ròng rọc dây kéo luồn qua đó kêu lên kèn kẹt; chúng tôi lên đường.
Sung sướng biết bao được đi chơi trên tàu!
Ngựa phi nước kiệu trên bờ không hề cảm thấy động đậy gì thế mà chúng tôi cứ lướt nhẹ trên mặt nước, hai bên bờ có rừng cây lùi lại sau chúng tôi, chẳng còn nghe thấy gì hết ngoài tiếng nước xoáy vào lòng tàu, tiếng nước vỗ hòa lẫn với tiếng leng keng của chiếc nhạc buộc vào cổ ngựa.
Tôi đang chăm chú chiêm ngưỡng cảnh vật thì có tiếng gọi đằng sau. Đó là Arthur, người ta đã mang nó ra ngoài cùng với tấm ván, mẹ nó ở bên cạnh.
- Anh ngủ có ngon không? - Arthur hỏi tôi.
Tôi đến gần, tìm lời lễ phép nói với bà mẹ và cả cậu bé.
Bà Milligan đặt con vào nơi không có ánh nắng chiếu vào và ngồi xuống cạnh nó.
- Cháu ra chỗ khác nhé, chúng tôi sắp học đây.
Tôi làm theo yêu cầu và đi ra mũi tàu.
Tôi thấy Arthur học thuộc lòng một bài học mà mẹ nó đọc từ trong sách ra. Nằm dài trên ván, không cử động, nó lặp lại hay nói đúng hơn, cố gắng lặp lại, vì nó ngắc ngứ kinh khủng và khó lòng nói trôi chảy được lấy ba từ, thường thường là nhầm. Mẹ nó bắt nó học lại từ đầu, rất dịu dàng nhưng cũng rất cương quyết.
- Con không thuộc bài ngụ ngôn rồi. - Bà nói. - Hôm nay con vấp nhiều lỗi hơn hôm qua.
- Con đã cố học... Con ốm mà...
- Mẹ không bằng lòng con không học hành gì cả, lấy lý do ốm con sẽ lớn lên trong ngu ***.
Bà Milligan có vẻ rất nghiêm khắc tuy vậy bà nói mà không giận dữ, giọng rất dịu dàng.
- Con không học được mẹ ạ, con đoán chắc như vậy.
Và Arthur bật khóc..Nhưng bà Milligan không bị những giọt nước mắt làm lung lay mặc dầu bà tỏ ra xúc động.
- Con chỉ được chơi sau khi đã học thuộc bài.
Nói xong bà đưa quyển sách cho Arthur rồi đi vào trong tàu. Ngay lập tức Arthur bắt đầu đọc câu chuyện ngụ ngôn, từ chỗ tôi, tôi thấy môi nó động đậy. Rõ ràng là nó đang chuyên tâm vào học. Nhưng sự chuyên tâm này kéo dài chẳng được bao lâu, nó ngước mắt lên khỏi quyển sách, môi chỉ mấp máy chầm chậm. Rồi nó không đọc cũng chẳng nhắc lại nữa. Đôi mắt nó lang thang đây đó, gặp mắt tôi. Tôi ra hiệu bảo nó học đi. Nó cười với tôi, mắt lại nhìn vào quyển sách. Nhưng chẳng mấy chốc mắt nó lại ngước lên nhìn từ bờ nọ sang bờ kia sông.
Tôi lại gần.
- Em không học được, nó nói, mặc dầu em muốn lắm.
- Bài ngụ ngôn này có gì là khó đâu.
- ồ, ngược lại là khác, nó rất khó.
- Anh thấy nó rất dễ chỉ nghe mẹ em đọc anh đã hầu như thuộc rồi.
Nó cười nghi ngờ.
- Để anh đọc cho em xem.
Tôi cầm lấy quyển sách bắt đầu đọc thuộc lòng mà chỉ phải nhìn vào sách ba bốn lần.
- ồ, anh thuộc ư? - Nó kêu lên. - Anh làm thế nào vậy?
- Anh nghe mẹ em đọc nhưng vừa nghe vừa chú ý không nhìn những cái gì diễn ra xung quanh anh.
Nó đỏ mặt quay đi và sau một lát hổ thẹn, nó nói:
- Em hiểu, em cũng đã cố nghe như anh, nhưng làm sao để nhớ lại tất cả mọi từ?
- Truyện ngụ ngôn này nói về cái gì nào?
Tôi nói. - Về một con cừu chứ gì. Anh nghĩ đến những con cừu. Sau đó anh nghĩ đến chúng làm gì. "Những con cừu sống yên ổn trong bãi quây của chúng". Anh nhìn thấy chúng đang nằm và ngủ trong bãi quây và thế là anh không quên nữa.
- Phải đấy, nó nói, em cũng nhìn thấy chúng:
cừu trắng có cừu đen có, cả những con cừu cái, cừu con. Em nhìn thấy cả cái bãi quây nữa, có rào chung quanh.
- Thế thì em không quên nữa chứ?.- ồ! Không.
- Bình thường con gì giữ cừu nào?
- Những con chó.
- Thế khi cừu được an toàn thì chó làm gì nào?
- Chẳng làm gì cả.
- Chúng có thể ngủ. Ta nói "Những con chó ngủ".
- Đúng vậy, dễ thật.
- Phải không nào? Bây giờ ta nghĩ đến chuyện khác. Cùng với ****** còn có ai giữ cừu nữa không?
- Người chăn cừu.
- Nếu những con cừu đang an toàn người chăn cừu không có việc gì phải làm thì anh ta dùng thời gian làm gì?
- Thổi sáo - Em có nhìn thấy không?
- Có. Anh ta ngồi dưới bóng mát một cây du non, cùng với những người chăn cừu khác.
- Vậy thì, nếu em trông thấy cừu, thấy bãi quây, những con chó, người chăn cừu rồi, em có thể đọc thuộc lòng bài ngụ ngôn từ đầu mà không lỗi không?
- Có lẽ có thể.
- Thử xem nào.
Sau vài phút lưỡng lự, nó bắt đầu đọc:
- Những con cừu nằm an toàn trong bãi quây, ****** ngủ, và người chăn cừu, dưới bóng mát một cây du non, đang thổi sáo với những người chăn cừu láng giềng.
Thế là nó vỗ hai tay vào nhau, kêu lên:
- Tôi thuộc rồi!
- Thế em có muốn học phần cuối của bài ngụ ngôn theo như cách đó không?
- Có. Mẹ em sẽ hài lòng.
Thế là chưa đến mười lăm phút nó đã thuộc lòng bài ngụ ngôn và đang đọc làu làu không hề ngắc ngứ thì vừa lúc mẹ nó chợt tới sau chúng tôi. Lúc đầu mẹ nó tưởng chúng tôi gần nhau để chơi, nhưng Arthur không để cho bà nói đến hai câu.
- Con thuộc bài rồi, nó kêu lên, chính anh ấy dạy con học.
Bà Milligan nhìn tôi rất ngạc nhiên khi Arthur lên tiếng đọc thuộc bài Chó sói và con cừu non.
Nó đọc với một vẻ thắng lợi và vui mừng, không hề ngập ngừng..Tôi nhìn bà Milligan. Khuôn mặt bà rạng rỡ lên với một nụ cười rồi hình như mắt bà ươn ướt nhưng lúc này bà cúi xuống hôn con trai một cách trìu mến.
- Những từ, Arthur nói, chẳng nghĩa lý gì, nhưng người ta nhìn thấy mọi thứ và Rémi đã làm con nhìn thấy người chăn cừu với ống sáo, con nghe thấy cả điệu nhạc mà anh ta thổi sáo nữa.
Bà Milligan khóc, khi bà đứng lên tôi thấy trên má con trai có nước mắt của bà. Bà lại gần tôi, cầm lấy tay tôi và siết tay tôi một cách dịu dàng đến nỗi tôi vô cùng cảm động.
- Cháu là cậu con trai tốt quá đi mất. - Bà nói.
Sở dĩ tôi kể lại sự kiện này là để mọi người hiểu được sự thay đổi của vị trí tôi kể từ ngày hôm đó. Tối hôm qua người ta còn coi tôi là một người làm trò với chó để mua vui cho đứa con đau ốm nhưng bài học vừa rồi đã tách tôi ra khỏi lũ vật và tôi bỗng trở thành một người bạn, gần như một người bạn thân của gia đình.
Lúc này khi tôi nhớ lại những ngày trôi qua bên cạnh bà Milligan và Arthur, tôi thấy đó là những ngày đẹp nhất trong cả thời thơ ấu của tôi.
Arthur kết bạn với tôi vô cùng nhiệt tình, về phía tôi tôi cứ để buông trôi như thế và do ảnh hưởng của thiện cảm tôi coi nó như một đứa em, chúng tôi không bao giờ cãi nhau, nó không bao giờ tỏ ra trịch thượng do vị trí xã hội của mình còn tôi tôi cũng không bao giờ tỏ ra lúng túng dù chỉ là một chút xíu.
Tất cả những điều này là do tuổi tôi và sự ngu *** của tôi đối với cuộc đời và cũng nhờ sự tế nhị và lòng tốt, bà Milligan thường nói với tôi như với một đứa con.
Cuộc du hành thật tuyệt diệu đối với tôi, không một phút mệt mỏi hay chán nản, suốt từ sáng đến chiều giờ nào cũng có việc.
Nếu quang cảnh hay hay thì cả ngày chúng tôi chỉ đi được vài dặm, nếu quang cảnh đơn điệu chúng tôi đi nhanh hơn.
Vào giờ nhất định cơm được dọn ra ngoài hiên và vừa ăn chúng tôi vừa yên lặng theo dõi cảnh quan di động hai bên bờ.
Khi mặt trời lặn, chúng tôi dừng lại.
Không lúc nào chúng tôi biết đến những giờ ăn không ngồi rồi lúc chiều tối, những giờ mà.người du hành luôn cảm thấy dài dặc và buồn bã. Những giờ này, ngược lại, đối với chúng tôi lại quá ngắn ngủi, giờ đi ngủ đến bất chợt vào đúng lúc chúng tôi chẳng nghĩ đến ngủ chút nào.
Tàu dừng lại mà trời lạnh thì chúng tôi giam mình trong phòng khách, sau khi đốt một ngọn lửa nhỏ cho đỡ ẩm thấp và đỡ sương mù, người ta mang đèn đến, đặt Arthur trước bàn, tôi ngồi bên cạnh nó, bà Milligan cho chúng tôi xem những sách tranh hay những bức ảnh. Bà cũng kể cho chúng tôi nghe các truyện truyền thuyết, các sự kiện lịch sử liên quan đến đất nước mà chúng tôi đang đi qua.
 
X

xomnhala_2000

Phần tôi, buổi tối nào đẹp trời, tôi ôm chiếc đàn lên bờ đứng hơi xa xa sau một cái cây, hát tất cả những bài hát mà tôi biết, chơi tất cả những khúc nhạc mà tôi thuộc. Đối với Arthur được nghe nhạc trong đêm khuya tĩnh lặng không nhìn thấy người chơi đàn là một niềm vui lớn.
Thật là một cuộc đời êm dịu và sung sướng đối với một đứa trẻ chỉ vừa dời mái nhà tranh của má Barberin để đi theo những con đường lớn của xi-nho Vitalis.
Đã hai lần tôi tưởng như những sợi dây ràng buộc tôi với những người thân yêu nhất phải tan vỡ, phải kết thúc: lần đầu khi tôi bị rứt ra khỏi má Barberin, lần thứ hai phải xa cách cụ Vitalis, cả hai lần tôi đều thấy mình trơ trọi trên cõi đời này, không nơi nương tựa, không người nâng đỡ chỉ có lũ vật làm bạn.
ấy thế mà trong cảnh cô đơn tuyệt vọng tôi lại tìm thấy một người tỏ ra trìu mến tôi, mà tôi không được phép yêu: một người đàn bà xinh đẹp, dịu dàng, âu yếm; một đứa bé đối xử với tôi như em đối với anh. Thật vui sướng, thật hạnh phúc đối với một trái tim luôn khao khát yêu thương không biết bao nhiêu mà kể như tim tôi.
Tôi phải sung sướng chứ, mà thực tế tôi sung sướng thật. Thời gian trôi đi rất mau, đã tới lúc chủ tôi ra tù. Tôi vừa vui mừng đồng thời vừa bối rối.
Càng xa Toulouse bao nhiêu ý nghĩ này càng giày vò tôi bấy nhiêu. Đi thuyền như thế này thì thích thật nhưng lại phải đi bộ quay về suốt chặng đường đã trôi qua trên mặt nước. Nhất là phải xa bà Milligan và Arthur, từ bỏ lòng thương mến của họ, mất họ nữa. ý nghĩ này là bóng mây duy nhất trong những ngày xán lạn này.
Một hôm tôi quyết định báo cho bà Milligan biết và hỏi bà theo bà thì mất bao nhiêu ngày.để chúng tôi trở về Toulouse vì tôi muốn có mặt ở cổng nhà tù đúng lúc chủ tôi bước ra.
Nghe nói đến ra đi Arthur kêu lớn:
- Tôi không muốn Rémi đi!
Tôi trả lời là tôi không được tự do, tôi thuộc về chủ tôi và tôi phải trở về làm việc với cụ.
- Mẹ ơi, phải giữ Rémi lại. - Arthur nói tiếp.
- Mẹ thì mẹ rất sung sướng được giữ Rémi, bà Milligan nói, con đã kết bạn với anh ấy rồi mà, mẹ cũng rất mến anh ấy, nhưng muốn giữ anh ấy lại cần hai điều kiện: Việc đầu tiên là Rémi phải muốn ở cùng chúng ta đã...
- à! Rémi thì muốn lắm chứ. - Arthur ngắt lời.
- Việc thứ hai, bà Milligan nói tiếp không đợi tôi trả lời, là chủ anh ấy từ bỏ quyền giữ anh ấy.
Dĩ nhiên cụ Vitalis là một người chủ tốt đối với tôi rồi và tôi biết ơn sự săn sóc cũng như những bài học của cụ, nhưng không thể so sánh cuộc đời sống bên cụ với cuộc đời mà bà Milligan đề nghị với tôi.
- Trước khi trả lời, bà Milligan nói tiếp, Rémi phải suy nghĩ đã. Mẹ không đề nghị một cuộc sống chỉ vui, chỉ đi chơi mà là một cuộc sống lao động. Phải học, phải theo Arthur trong học hành, phải cân nhắc lợi hại so với cuộc sống tự do trên những con đường lớn.
- Thưa bà, tôi nói, có gì mà phải cân nhắc, cháu đảm bảo với bà như vậy, cháu thấy ngay giá trị lời đề nghị của bà là thế nào.
- Đấy mẹ xem! - Arthur reo lên. - Rémi muốn mà.
- Bây giờ, bà Milligan nói tiếp, ta cần phải có được sự thỏa thuận của chủ anh ấy, vì vậy mẹ sẽ viết thư cho cụ để cụ gặp chúng ta ở Cette vì chúng ta không thể quay lại Toulouse được. Mẹ sẽ gửi tiền tàu xe và giải thích cho cụ tại sao chúng ta không thể đi tàu hỏa. Mẹ mong cụ sẽ tới theo lời mời của chúng ta. Nếu cụ chấp nhận những đề nghị của mẹ, mẹ vẫn còn phải thỏa thuận với cha mẹ Rémi nữa, họ phải được hỏi ý kiến.
Mấy lời sau cùng này làm tôi cay đắng trở lại thực tế đau buồn từ giấc mơ mà tôi đang bay bổng.
Sự thật thế là bùng nổ. Tôi rụng rời. Bà Milligan nhìn tôi ngạc nhiên muốn tôi nói ra nhưng tôi không dám trả lời những câu hỏi của.bà. Bà lại tưởng tôi lo lắng về việc chủ tôi sắp tới nên không gặng hỏi nữa.
May thay đã sắp đến giờ đi ngủ tôi có thể vào buồng suy nghĩ và sợ hãi. Và sau khi đã nghĩ đi nghĩ lại hàng trăm lần cùng một ý nghĩ, sau khi đã chấp nhận biết bao cách giải quyết mâu thuẫn lẫn nhau, tôi dừng lại ở cách thuận tiện nhất: để mặc nó đến đâu thì đến, cái gì đến với tôi tôi đành chấp nhận.
Ba ngày sau khi gửi thư đi bà Milligan nhận được trả lời. Cụ Vitalis viết vài dòng nói là rất hân hạnh được đến theo lời mời của bà, thứ bảy sau cụ sẽ đến trên chuyến tàu hai giờ chiều.
Tôi xin phép bà Milligan ra ga, đem theo ****** và Joli - Coeur. Chúng tôi đợi tàu đến.
Bọn chó đứng ngồi không yên, chúng cảm thấy có cái gì đó, còn tôi, tôi vô cùng xúc động.
Trong tâm hồn *** nát của tôi bao đấu tranh mâu thuẫn với nhau đang diễn ra.
Chính ****** báo cho tôi biết tàu đã đến và đánh hơi thấy chủ tôi. Bỗng nhiên tôi thấy mình bị kéo đi và vì không chuẩn bị, chúng thoát khỏi tay tôi. Chúng chạy và sủa lên mừng rỡ, ngay lập tức tôi thấy chúng nhảy quanh cụ Vitalis vừa xuất hiện trong trang phục mọi khi. Nhanh hơn các bạn, Capi lao vào vòng tay chủ tôi trong khi Zerbino và Dolce bám riết vào chân cụ. Đến lượt tôi tiến tới, cụ Vitalis đặt Capi xuống đất ôm siết lấy tôi trong hai cánh tay và lần đầu tiên vừa ôm hôn tôi vừa nhắc đi nhắc lại:
- Tội nghiệp, con yêu dấu tội nghiệp của ta.
Chủ tôi vốn không phải người khắc nghiệt nhưng cũng không bao giờ thích vuốt ve mơn trớn, tôi không quen với những thể hiện tình cảm yêu thương trìu mến như thế nên cảm động quá, mắt tôi ngập lệ.
Tôi thấy cụ già đi trong nhà tù, lưng còng xuống, mặt xanh xao.
- Con thấy ông thay đổi, đúng không? Nhưng bây giờ thì sẽ khá lên thôi.
Rồi cụ đổi đề tài:
- Bà mà viết thư cho ông đó, con biết bà ta trong hoàn cảnh nào?
Tôi kể lại cụ nghe chuyện gặp gỡ của chúng tôi. Tôi kể thật dài vì sợ đến hồi kết thúc phải đề cập tới vấn đề làm tôi đang hết hồn vì từ lúc này không bao giờ tôi có thể nói với chủ tôi là tôi muốn ở lại với bà Milligan nữa. Nhưng tôi chưa phải thú nhận chuyện này, kể chưa xong thì chúng tôi đã tới khách sạn bà Milligan ở. Hơn nữa cụ Vitalis cũng không nói gì với tôi về bức thư của bà Milligan, cũng không nói tới những lời đề nghị mà bà sẽ phải nói với cụ.
- Cho ông biết số buồng của bà ấy còn con ở lại đây với ****** và Joli - Coeur.
Tại sao cụ Vitalis không muốn tôi tham dự cuộc nói chuyện với bà Milligan? Chưa tìm được câu trả lời thì tôi đã thấy cụ quay về.
- Con đến tạm biệt bà đi, cụ bảo tôi, mười phút nữa ta sẽ đi.
Tôi ngần ngừ, mặc dầu cảm giác về quyết định đó làm tôi ngã ngửa.
- Thế ra con chưa hiểu sao? - Cụ nói.
Chưa bao giờ cụ có thói quen nói xẵng với tôi. Tôi đứng dậy.
- Cụ nói là... - tôi hỏi.
- Là con có ích đối với ông, ông cũng có ích với con, và ông không muốn bỏ con.
Vào buồng bà Milligan tôi thấy Arthur đang khóc còn mẹ nó đang cúi xuống an ủi nó.
- Rémi, có phải anh không đi không? - Arthur kêu lên.
Bà Milligan trả lời thay tôi, giải thích là tôi phải vâng lời.
- Chủ cháu thực sự yêu thương cháu Rémi ạ, cháu giúp ích được cho cụ nhiều. Hơn nữa lời cụ nói là lời của một con người lương thiện. Cụ nói như thế này để cắt nghĩa lời từ chối của mình: "Tôi yêu thằng bé này, nó cũng yêu tôi, bài học khắc nghiệt của trường đời học được ở bên tôi đối với nó sẽ có ích hơn tình trạng đầy tớ giả danh mà bà dành cho nó dù bà không muốn. Bà sẽ đem lại cho nó học vấn, giáo dục, tạo nên trí tuệ nó nhưng không tạo được tính cách cho nó. Nó không thể là con trai bà. Nó sẽ là con tôi. Tôi, tôi cũng sẽ dạy dỗ cháu." - Con không muốn Rémi đi! - Arthur kêu lên.
- Nhưng anh ấy phải đi. - Mẹ nó trả lời.
Tôi bèn lại gần Arthur, ôm nó trong tay và hôn nó nhiều lần, đặt trong những cái hôn đó tất cả tình cảm của tôi đối với nó. Rồi, rứt ra khỏi cái siết chặt của nó tôi tới chỗ bà Milligan, cầm lấy bàn tay bà mà hôn..Bà hôn tôi trên trán. Thế là tôi đứng ngay lên và chạy ra cửa:
- Arthur, anh sẽ yêu em mãi mãi! - Tôi vừa nói vừa thổn thức làm giọng tôi bị ngắt quãng.
- Còn bà, thưa bà, cháu sẽ không bao giờ quên bà!
- Rémi! Rémi! - Arthur kêu.
Nhưng tôi không nghe thêm nữa, tôi đã chạy ra ngoài.
Một phút sau tôi ở bên chủ tôi.
- Lên đường! - Chủ tôi nói.
Chương 5: Tuyết và chó sói
Lại phải theo gót bước chân chủ tôi đi dọc theo những con đường lớn, dây đàn đeo căng trên chiếc vai đau. Lại phải làm trò ở những nơi công cộng, phải cười phải khóc để mua vui cho "cử tọa đáng kính".
 
X

xomnhala_2000

Sự chuyển tiếp này khá ngặt nghèo vì bao giờ người ta cũng thường mau quen với sung túc, với hạnh phúc. Tôi có những chán ngán, buồn nản và mệt nhọc chưa từng cảm thấy trước khi được sống cuộc đời của những người sung sướng trên thế gian này trong hai tháng êm đềm vừa qua.
Trong những chuyến đi bộ dài dằng dặc như vậy, nhiều lần tôi tụt lại sau để mặc sức nghĩ đến Arthur, đến mẹ nó, đến tàu Thiên Nga, cho tâm tưởng trở về sống với quá khứ.
May thay trong nỗi buồn của tôi lại có một niềm an ủi: chủ tôi dịu dàng hơn nhiều, trước.đây chưa từng thấy bao giờ. Về mặt này tính tình cụ có thay đổi lớn, hoặc ít nhất là trong cách đối xử với tôi. Điều này nâng đỡ tôi nhiều, tôi cảm thấy mình không đến nỗi cô đơn trong cuộc đời.
Sau khi từ Cette ra đi, rất nhiều ngày chúng tôi không nói tới bà Milligan và thời kỳ tôi sống trên tàu Thiên Nga; nhưng dần dà đề tài này xuất hiện trong những cuộc chuyện trò giữa chúng tôi, bao giờ chủ tôi cũng là người đầu tiên đề cập tới và chẳng mấy chốc không ngày nào tên bà Milligan không được nhắc tới.
- Con yêu bà ấy lắm hả? - Cụ Vitalis bảo tôi. - ông hiểu điều đó lắm, bà ấy thật tốt với con. Không phải con chỉ nghĩ đến bà ấy vì lòng biết ơn mà thôi đâu.
Rồi cụ thường nói thêm:
- Phải như vậy thôi.
Lúc đầu tôi không hiểu, nhưng dần dần tôi đi đến tự bảo phải như vậy có nghĩa là phải từ chối lời đề nghị của bà Milligan muốn giữ tôi ở lại với bà. Hẳn đó là điều chủ tôi nghĩ khi nói "Phải như vậy thôi" và hình như trong mấy chữ này có chút gì luyến tiếc.
Mỗi lần đến một thành phố nào đó, nơi đầu tiên tôi đi thăm đều là kè sông và cầu, tôi tìm tàu Thiên Nga. Khi nào thấy một con tàu một nửa chìm trong sương mù mờ mịt tôi lại đứng chờ.
Nhưng không phải nó.
Thỉnh thoảng tôi mạnh dạn hỏi thăm các thủy thủ, tôi mô tả con tàu, nhưng họ không nhìn thấy.
Chúng tôi ở Lyon nhiều tuần lễ, khi nào có thời gian cho riêng mình tôi lại ra kè sông Rhône và sông Saône. Nhưng dù cho có tìm hoài tôi cũng chẳng thấy tàu Thiên Nga đâu cả.
Đã đến lúc phải dời Lyon để đi Dijon, tôi bắt đầu cảm thấy không còn hy vọng nào gặp lại bà Milligan và Arthur nữa, vì ở Lyon tôi đã nghiên cứu mọi bản đồ nước Pháp tìm được trên giá các quầy bán sách, tôi biết con sông đào chính mà tàu Thiên Nga đi theo để tới sông Loa tách khỏi sông Saône ở Chalon.
Chúng tôi tới Chalon rồi lại ra đi mà không gặp tàu Thiên Nga, đành từ bỏ ước mơ. Phải làm điều này tôi không khỏi buồn ghê gớm.
Để làm cho nỗi thất vọng của tôi tăng thêm, đúng lúc này thời tiết trở nên rất xấu, mùa đông.đã tới, đi bộ dưới mưa, trong bùn ngày càng khó khăn. Buổi tối khi tới một cái quán tồi tàn hay một vựa thóc, nhoài người ra vì mệt, nước mưa ngấm vào tận áo sơ mi, bùn lấm đến tận chân tơ kẽ tóc, tôi không thể nào đi ngủ với những ý nghĩ tươi vui được.
Khi dời Dijon, chúng tôi đi qua dãy đồi Bờ Vàng thì chợt gặp một trận lạnh ẩm làm chúng tôi rét thấu xương, Joli - Coeur còn buồn bực cáu kỉnh hơn cả tôi nữa.
Mục đích của chủ tôi là đi đến Paris càng nhanh càng tốt bởi vì chỉ có ở đó chúng tôi mới có cơ hội biểu diễn trong mùa đông. Nhưng vì túi tiền có hạn không đi tàu hỏa được chúng tôi đành đi bộ suốt chặng đường.
Cho tới Chation mọi việc vẫn tạm xuôi chiều, nhưng khi dời thành phố này mưa tạnh và gió quay về hướng bắc. Bầu trời kéo đầy mây biểu hiện sắp có tuyết.
Tuy nhiên chúng tôi đã tới được một ngôi làng lớn mà không gặp tuyết, nhưng ý chủ tôi là phải đến Troyes cho thật nhanh bởi vì Troyes là một thành phố lớn có thể biểu diễn vài buổi được nếu như vì trời xấu mà phải trú chân tại đó.
- Con đi ngủ sớm đi, cụ bảo tôi ngay sau khi chúng tôi ổn định chỗ ở trong quán, mai ta lên đường sớm.
Cụ cứ ngồi bên lò sưởi trong bếp để sưởi ấm cho Joli - Coeur suốt ngày đã phải chịu lạnh và không ngừng rên rỉ mặc dù chúng tôi đã cẩn thận bọc nó trong nhiều tấm chăn.
Sáng hôm sau tôi dậy sớm.
- ở địa vị cụ, chủ quán nói với chủ tôi, tôi sẽ không đi, tuyết xuống đến nơi rồi.
- Tôi đang vội, cụ Vitalis đáp, tôi hy vọng đến được Troyes trước khi tuyết rơi.
- Không đi nổi ba mươi cây số trong một giờ đâu.
Tuy vậy chúng tôi vẫn cứ đi. Cụ Vitalis ôm chặt Joli - Coeur dưới áo vét mong truyền cho nó chút hơi ấm của chính mình, ****** chạy trước chúng tôi; ở Dijon chủ tôi đã mua một tấm da cừu bên dưới là len, tôi trùm vào người tấm da cừu đó, gió quất vào mặt làm cho tấm da dính chặt vào người tôi.
Mở miệng ra chẳng thú vị gì, chúng tôi cứ nhanh chân lẳng lặng mà đi..Vùng chúng tôi đi qua buồn thảm vô cùng càng làm tăng thêm yên lặng, cố nhìn thật xa trong cái ngày tối trời này người ta cũng chỉ thấy những cánh đồng trơ trụi, những ngọn đồi cằn cỗi và những cánh rừng cháy sém.
 
X

xomnhala_2000

Đúng lúc chúng tôi định đi ra thì một tiếng tru khủng khiếp vang lên trong yên lặng.
- Chó sói rồi! Zerbino và Dolce đâu?
Tôi không trả lời được. Có lẽ trong lúc tôi ngủ hai con chó đã ra ngoài.
- Cầm lấy một que cời lửa ra cứu chúng đi.
Nhưng khi ra đến quãng rừng thưa, chúng tôi chẳng thấy chó cũng chẳng thấy chó sói, chỉ thấy vết chân những con chó in trên tuyết
Gió vẫn thổi từ phía bắc và hơi có xu hướng thổi về phía tây, phía này bầu trời có những đám mây màu đồng hầu như đè nặng lên các ngọn cây.
Ngay sau đó một vài nụ tuyết to bằng cánh bướm bay qua trước mắt chúng tôi, nó cứ bay lên lại bay xuống, quay cuồng không chạm xuống đất.
Chúng tôi đi chưa được bao xa, tôi cho rằng khó lòng đến được Troyes trước khi tuyết xuống; nhưng tôi chẳng lo lắm, thậm chí còn tự bảo mình tuyết vừa rơi sẽ làm ngừng gió bắc, lạnh sẽ giảm đi.
Nhưng tôi chưa hiểu thế nào là một trận bão tuyết mà tôi sẽ học được ngay sau đây.
Từ phía tây bắc những đám mây bay lại gần và bầu trời phía đó được chiếu sáng trắng lên; mạn sườn chúng đã mở: đó là tuyết.
Một cơn mưa tuyết bao phủ chúng tôi.
- Rõ rành rành là chúng ta không đến được Troyes rồi, cụ Vitalis nói, ta phải trú trong căn lều đầu tiên ta gặp thôi.
Nói thì dễ đấy nhưng tìm đâu ra nhà? Trước lúc tuyết bao phủ chúng tôi, tôi đã xem xét kỹ cả vùng tới tận nơi xa nhất mà mắt tôi nhìn thấu được, tôi chẳng thấy một ngôi nhà hay bất cứ cái gì chứng tỏ có làng mạc đâu đây. Ngược lại chúng tôi sắp vào một khu rừng thì có.
Làm sao trông mong vào một ngôi nhà được?
Nhưng có lẽ sau hết thì tuyết sẽ không tiếp tục rơi nữa chăng?
Tuyết càng rơi nhiều hơn.
Chẳng bao lâu tuyết đã phủ kín những gì cản nó trên mặt đường: những đống đá, đống cỏ bên vệ đường, bụi rậm, bụi cây trong các hố. Dầu vậy chúng tôi vẫn cứ đi, thỉnh thoảng lại quay mặt ra sau để thở.
****** theo gót chúng tôi, đòi hỏi một chỗ ẩn mà chúng tôi không thể đem lại cho chúng được. Chúng tôi tiến lên rất vất vả, không nhìn thấy gì, người ướt sũng, lạnh buốt, và mặc dầu đã ở giữa rừng nhưng chúng tôi chẳng được che chắn tí gì, con đường vẫn phơi ra trước gió..May mắn thay (có phải là may không đây?), cơn gió đang ***g lộn giảm đi một chút nhưng tuyết càng rơi mạnh, tuyết không còn rơi như bụi nữa mà từng mảng cứng, to.
Chỉ trong vài phút con đường phủ một lớp tuyết dày. Thỉnh thoảng tôi thấy chủ tôi nhìn sang bên trái tựa như tìm tòi cái gì đó; nhưng ở đó chỉ thấy một khu rừng trống khá rộng. Cụ hy vọng tìm thấy gì ở đây?
Bỗng nhiên tôi thấy cụ Vitalis đưa tay về phía trái như để làm tôi chú ý. Tôi hình như nhìn thấy trong khoảng rừng thưa đó một cái lều bằng cành cây phủ đầy tuyết. Phải tìm một con đường đi tới lều. Rất khó.
ở chỗ tận cùng của khu rừng trống đó, nơi tiếp cận khu rừng có cây to, tôi có cảm giác cái hố ở chỗ con đường lớn đã được lấp đầy có lẽ có đường đi vào lều.
Lý luận như vậy là đúng, chúng tôi giẫm vào hố tuyết mà không bị thụt và chẳng bao lâu chúng tôi tới cái lều.
Chỗ trú này đáng giá một ngôi nhà. ****** nhanh chân hơn chúng tôi, hăng hái hơn chúng tôi xông vào đầu tiên, chúng lăn lộn trên mặt đất và sủa lên mừng rỡ. Chúng tôi cũng mãn nguyện không kém chỉ có điều là thể hiện ra khác chúng mà thôi.
- ông đã nghĩ ngay là ở quãng rừng thưa này thế nào cũng có lều của người đi đốn củi.
Giờ thì mặc sức tuyết rơi.
- Vâng, tha hồ cho nó rơi. - Tôi nói với vẻ thách thức.
Tôi ra cửa lều giũ áo vét và mũ.
Đồ đạc trong lều chỉ có một cái ghế dài bằng đất và vài tảng đá dùng làm chỗ ngồi. Nhưng cái mà trong hoàn cảnh hiện tại còn có giá trị hơn nhiều đối với chúng tôi, đó là năm sáu hòn gạch đặt sẵn trong một góc lều làm bếp.
Chúng tôi có thể nhóm lửa. Lửa được nhóm rất nhanh và một ngọn lửa sáng bừng nổ lép bép tươi vui trên cái lò sưởi của chúng tôi.
A! Ngọn lửa tuyệt đẹp! Ngọn lửa quý hóa!
Dĩ nhiên cháy như vậy làm cho khói tỏa đầy lều nhưng quan trọng gì đối với chúng tôi? Chúng tôi chỉ cần ấm.
Trong khi tôi nằm xẹp xuống đất chống hai tay thổi lửa, ****** ngồi quanh bếp một cách trang trọng trên hai chân sau, cổ ngỏng lên, phơi chiếc bụng ướt và lạnh ngắt ra trước ngọn lửa..Ngay sau đó Joli - Coeur hé chiếc áo vét của ông chủ ra, thận trọng thò mũi ra ngoài nhìn xem mình đang ở đâu; xem xét chắc chắn rồi nó nhảy phắt xuống đất chiếm chỗ tốt nhất trước ngọn lửa và hơ hai bàn tay run rẩy bé xíu ra trước lửa.
Bây giờ chúng tôi đã yên tâm không chết rét nữa, nhưng chưa giải quyết được vấn đề đói. May thay chủ tôi là người thận trọng và đầy kinh nghiệm, buổi sáng lúc tôi còn chưa dậy cụ đã chuẩn bị thức ăn đi đường: một chiếc bánh mì tròn và một miếng phó mát nhỏ, cho nên trông thấy chiếc bánh tất cả chúng tôi đều tỏ ra rất hài lòng.
Khẩu phần không nhiều, tôi đã hy vọng nhầm: đáng lẽ ăn cả cái bánh, chủ tôi chỉ cho chúng tôi có một nửa.
- ông không thuộc đường, cụ nói để trả lời cho cái nhìn dò hỏi của tôi, ông chưa biết từ đây đến Troyes có cái quán nào không. Hơn nữa ông cũng không biết khu rừng này. ông chỉ biết vùng này rất nhiều rừng. Có lẽ còn xa mới có người ở. Biết đâu ta bị hãm lâu trong cái lều này thì sao. Phải lưu lại thực phẩm.
Tuy nhiên dù cho bữa ăn thật đạm bạc chúng tôi cũng vững dạ lên nhiều, chúng tôi đã có chỗ trú, ngọn lửa ngấm dần vào chúng tôi một niềm ấm áp êm ái. ****** đã ngủ và tôi cũng muốn làm như vậy.
Tôi không biết đã ngủ trong bao lâu, khi tôi tỉnh dậy tuyết đã ngừng rơi. Tôi nhìn ra ngoài:
đống tuyết phủ trước lều đã dày lên nhiều, nếu phải lên đường hẳn tuyết phải ngập đến đầu gối tôi.
Trong khi tôi đang đứng ở cửa lều tôi nghe thấy tiếng chủ tôi gọi:
- Con muốn lại lên đường chăng? - Cụ bảo tôi.
- Cháu không biết, cháu sẽ làm theo lời cụ bảo.
- Thế này nhé, ý ông là hẵng ở lại đây, ít nhất ta còn có chỗ trú ẩn, có lửa sưởi.
Tôi nghĩ chúng tôi ở lại sẽ không có bánh mì, nhưng tôi giữ ý nghĩ ấy trong bụng.
- ông cho là tuyết lại sắp rơi tiếp ngay bây giờ đây, cụ Vitalis nói, ta không thể phơi mình ra trên đường trong khi không biết nhà cửa có gần ta không. Tuyết thế này mà qua đêm dọc đường chắc chẳng êm ả gì, thà ở lại đây còn hơn..Để ăn tối cụ Vitalis chia đều mẩu bánh còn lại làm sáu. Hỡi ôi! Chẳng còn được bao nhiêu, chẳng mấy chốc mà hết nhẵn mặc dầu chúng tôi chia bánh thành từng miếng nhỏ xíu mà ăn để kéo dài bữa cơm!
Tuyết tiếp tục rơi, dai dẳng như lúc trước, giờ này sang giờ khác lớp tuyết phủ trên mặt đất cứ dày lên dần dọc theo các cụm chồi. †n cơm xong thì chúng tôi chỉ còn thấy lờ mờ những gì xảy ra bên ngoài túp lều bởi vì vào cái ngày tối tăm này bóng tối tới rất sớm.
Đêm rồi mà tuyết vẫn không ngừng rơi. Vì phải qua đêm ở đây nên tốt nhất là chúng tôi đi ngủ sớm, tôi cũng làm như ******, sau khi quấn mình trong tấm da cừu mà tôi đã hong khô lúc ban ngày, tôi nằm dài bên ngọn lửa, đầu gối trên một phiến đá nhẵn dùng làm gối.
- Ngủ đi, cụ Vitalis bảo tôi, khi nào muốn ngủ ông sẽ đánh thức cháu dậy, bởi vì một trong hai chúng ta phải thức để duy trì ngọn lửa.
Tôi không để nhắc đến hai lần.
Khi chủ tôi đánh thức tôi dậy, đêm đã khuya.
Tuyết không rơi nữa, lửa vẫn cháy.
- Bây giờ đến phiên cháu, cụ Vitalis bảo tôi, chỉ cần cháu thỉnh thoảng cho thêm củi vào bếp.
Đến lượt cụ nằm dài trước ngọn lửa, sát vào Joli - Coeur quấn trong một cái chăn và chẳng bao lâu cụ thở đều và to, tôi biết cụ đã ngủ.
Thế là tôi đứng dậy, rón rén trên đầu ngón chân đi ra cửa lều để xem bên ngoài thế nào.
Tất cả được chôn vùi trong tuyết, nhìn ra thật xa cũng chỉ thấy như một chiếc khăn trải bàn mấp mô đầy một màu trắng xóa. Bầu trời điểm vài ngôi sao lấp lánh nhưng dù chúng có sáng đến mấy chăng nữa chính tuyết mới tạo nên ánh sáng nhợt nhạt chiếu trên quang cảnh này. Trời lại trở lạnh, ở ngoài kia chắc lạnh buốt vì không khí tràn vào lều rét cóng lên được.
Chúng tôi thật sung sướng gặp được căn lều này. Nếu không sẽ ra sao ở giữa rừng?
Dù đi lại rất khẽ tôi đã làm ****** thức giấc, Zerbino theo tôi ra cửa. Nó mau chán, muốn ra ngoài. Tôi lấy tay ra lệnh cho nó vào. Nó vâng lời nhưng cái mũi vẫn hướng ra cửa, tỏ ra là một con chó bướng bỉnh.
Cuối cùng tôi tới gần ngọn lửa. Trong một lúc lâu, tôi nhìn những tia lửa bập bùng làm vui. Dần dần, nỗi mệt mỏi làm tôi đờ đẫn. Tôi lại chìm vào giấc ngủ trong khi vẫn tưởng mình đang thức..Bỗng nhiên tôi choàng tỉnh bởi tiếng chó sủa giận dữ.
- Cái gì vậy? - Cụ Vitalis cũng thức dậy kêu lên. - Có chuyện gì xảy ra thế?
- Cháu không biết.
Capi lao ra cửa.
Đáp lại tiếng sủa của Capi là hai ba tiếng rú thảm thiết trong đó tôi nhận ra tiếng con Dolce.
Những tiếng rú này vang lên từ phía sau lều. Tôi định đi ra, chủ tôi ngăn lại.
- Cho thêm củi vào lửa đã.
Trong khi tôi theo lời cụ thì cụ lấy ra từ trong bếp một que cời lửa và thổi vào đầu toan cho nó rực lên. Cụ giữ que cời đó trong tay.
 
X

xomnhala_2000

Chúng tôi cứ đi theo vết chân này, những vết chân đi quanh lều; rồi ở một quãng cách lều khá xa trong bóng tối chúng tôi thấy một vùng tuyết bị chà đạp, như thể những con chó đã lăn lộn trong đó.
Cụ Vitalis đã khẳng định nỗi hoảng sợ của tôi.
- Chó sói cắp chúng đi rồi.
Chủ tôi trở về căn lều, tôi theo sau, mỗi bước lại ngoảnh lại sau và dừng lại nghe ngóng, nhưng tôi chỉ nghe thấy tiếng lạo xạo của tuyết.
Trong lều một sự ngạc nhiên đang chờ đợi chúng tôi, những cành cây tôi xếp trên ngọn lửa cháy bùng lên trong khi chúng tôi không có mặt trong lều.
Tôi chẳng nhìn thấy Joli - Coeur đâu cả.
Tôi gọi nó, đến lượt cụ Vitalis gọi nó, nhưng không thấy nó ra. Chúng tôi cầm một nắm cành cây đang cháy, đi ra tìm vết tích nó.
Chúng tôi không tìm thấy dấu vết nào của nó cả.
Chúng tôi lại vào lều, xem nó có thu mình sau bó củi nào không. Chúng tôi tìm rất lâu, tôi.trèo cả lên vai cụ Vitalis thám hiểm những cành cây dựng lều, cũng vô ích.
Tôi hỏi chủ tôi xem cụ có cho là nó cũng bị chó sói tha đi hay không.
- Không, cụ bảo, sói không dám vào lều khi có ánh sáng đâu.
Chúng tôi lại bắt đầu đi tìm nhưng cũng như lần đầu không đem lại kết quả gì.
- Phải đợi ban ngày ban mặt thôi. - Cụ Vitalis nói.
Những ngôi sao tắt đi và trời sáng dần.
Ngay khi ánh sáng lạnh ngắt của ban mai khiến chúng tôi nhìn rõ hình thù các bụi cây và các cây to, chúng tôi đi ra ngoài. Cụ Vitalis vũ trang bằng một cái gậy to, tôi cũng vậy. Trong khi chúng tôi mải tìm dấu vết của Joli - Coeur trên mặt đất, Capi bỗng nhìn lên và sủa vang mừng rỡ, điều đó có nghĩa phải tìm ở trên không chứ không phải ở dưới đất.
Quả nhiên chúng tôi thấy mặt tuyết phủ mái lều đã bị giẫm lên đây đó cho tới một cành cây lớn rủ xuống mái lều. Mắt chúng tôi dõi theo cành cây này, nó là cành của một cây sồi, thì thấy ở tít trên cao chỗ một chạc cây có một cái bóng thẫm màu thu mình ở đó.
Đó là Joli - Coeur và chúng tôi dễ dàng đoán được cái gì đã xảy ra: quá sợ hãi những tiếng rú của chó và chó sói, Joli - Coeur lao lên nóc lều trong khi chúng tôi ra ngoài, rồi từ đó leo tít lên cây sồi cao và cứ ẩn mình trên đó ai gọi cũng không thưa. Con vật bé nhỏ tội nghiệp mong manh ấy hẳn phải lạnh cóng.
Chủ tôi nhẹ nhàng gọi nó. Nó leo thoăn thoắt từ cành nọ sang cành kia rồi nhảy phóc xuống vai cụ Vitalis, chui vào trong áo vét của cụ.
Tìm được Joli - Coeur kể cũng đã là nhiều, nhưng những con chó vẫn mất dạng. Có lẽ chúng đã bị sói ngoạm đứt cổ rồi tha đến một bụi rậm nào đó để ăn thịt thỏa thích.
Tội nghiệp Zerbino, tội nghiệp Dolce.
Chúng đã là bạn chúng tôi, là đồng hành của chúng tôi, vui sướng hoạn nạn có nhau, và đối với tôi, trong những ngày buồn bã cô đơn, chúng là những người bạn thân thiết.
Mặt trời lấp lánh trên bầu trời không gợn mây và những tia nắng lại được tuyết trắng ngần không tì vết phản chiếu lại, khu rừng lúc này thật rực rỡ. Thỉnh thoảng cụ Vitalis lại thò tay.vào trong chăn sờ Joli - Coeur, nhưng nó không ấm lên chút nào.
- Phải tới một làng nào thôi, cụ Vitalis nói, chứ không Joli - Coeur chết mất.
Chăn được hơ nóng lên, Joli - Coeur được quấn vào đó rồi đặt vào trong áo vét sát ngực chủ tôi.
Chúng tôi chuẩn bị đi.
- Đây là một cái quán đã bắt chúng ta trả tiền trọ quá đắt. - Cụ Vitalis nói.
Cụ đi đầu, tôi đi đằng sau. Chúng tôi phải gọi Capi, nó cứ đứng ở ngưỡng cửa căn lều, mũi hướng về nơi các bạn nó gặp nạn. Tới đường cái được mười phút thì chúng tôi gặp một cái xe ba gác, người đánh xe cho biết chỉ độ một giờ nữa chúng tôi sẽ tới một ngôi làng. Chân chúng tôi tăng thêm sức mạnh.
Cuối cùng, dưới chân một sườn đồi xuất hiện những mái nhà trắng của một ngôi làng.
Chúng tôi không hề có thói quen vào những quán hạng nhất, những cái quán mà vẻ sang trọng của chúng hứa hẹn ăn ngon ngủ ngon. Chúng tôi thường dừng lại ở những quán trọ người ta không làm chúng tôi rỗng túi.
Nhưng lần này không phải như vậy: cụ Vitalis cứ đi tới một cái quán có treo tấm biển vàng rực.
Chủ tôi lấy vẻ "ông chủ" vào thẳng bếp đề nghị chủ quán cho một buồng tốt có sưởi.
Lúc đầu chủ quán, một người có bộ dạng chững chạc không thèm nhìn chúng tôi, nhưng dáng dấp oai vệ của chủ tôi đã khiến ông ta phải kính nể, một người hầu gái nhận lệnh dẫn chúng tôi đi.
- Con đi nằm đi. - Cụ Vitalis bảo tôi trong khi cô hầu nhóm lò sưởi.
Tôi ngạc nhiên đứng yên.
- Nhanh lên! - Cụ Vitalis nhắc lại.
Tôi đành vâng lời.
Trong khi tôi nằm dưới chiếc chăn lông cho ấm lên, cụ Vitalis cứ quay đi quay lại chú Joli -Coeur tội nghiệp như muốn làm cho nó nóng lên.
- Cháu nóng chưa? - Sau ít lâu cụ Vitalis hỏi tôi.
- Nóng phát ngốt lên rồi ấy ạ.
Cụ nhanh chóng đi về phía tôi, đặt Joli -Coeur vào giường tôi và dặn tôi ôm ghì nó vào.ngực. Con vật bé bỏng tội nghiệp sẵn sàng làm tất cả mọi thứ. Nó dán chặt mình vào người tôi im thin thít, người nó nóng hừng hực.
Chủ tôi xuống bếp, chẳng mấy chốc cụ bưng lên một bát rượu nóng pha đường. Cụ muốn Joli - Coeur uống vài thìa rượu này nhưng hai hàm răng Joli - Coeur cứ nghiến chặt lại không sao mở ra được.
Nó thò một tay ra khỏi giường về phía chúng tôi.
Trước khi tôi vào gánh hát, Joli - Coeur đã một lần bị sung huyết phổi, người ta đã một lần trích huyết ở cánh tay nó, lúc này cảm thấy mình lại ốm nó bèn giơ cánh tay ra để người ta lại trích huyết và chữa cho nó khỏi như lần trước.
Cụ Vitalis không những xúc động mà còn lo lắng.
- Uống chỗ rượu này đi, cụ Vitalis nói, ông đi tìm thầy thuốc.
Không đợi cụ ra lệnh hai lần, tôi uống bát rượu rồi nằm vào trong chăn, nhờ thêm cái nóng của rượu nữa tôi tưởng mình chết ngạt.
Chủ tôi đi không lâu trở lại ngay đem theo một thầy thuốc.
Cụ Vitalis không nói là để thăm cho bệnh nhân nào, cho nên thấy tôi nằm trong giường mặt đỏ như gấc ông thầy thuốc bèn tiến đến phía tôi:
- Sung huyết rồi. - ông ta nói.
Và ông ta lắc đầu, tỏ ra không có gì là tốt cả.
Đã đến lúc làm ông ta tỉnh ngộ. Tôi bèn kéo chăn lên một chút, chỉ vào Joli - Coeur nói:
- Bệnh nhân đây cơ ạ.
Ông thầy thuốc lùi lại hai bước, quay về phía cụ Vitalis, kêu lên:
- Một con khỉ ư!
Tôi tưởng ông ta sắp tức giận đi ra.
Nhưng chủ tôi là một người khôn khéo.
Vừa lễ phép vừa ra vẻ rất đàng hoàng, chủ tôi ngăn ông thầy thuốc lại, giải thích hoàn cảnh cho ông ta.
Người ý vốn là những người biết lấy lòng người ta một cách khéo léo, ông thầy thuốc lại từ cửa ra vào đi tới gần giường bệnh.
Trong khi chủ tôi giải thích, có lẽ Joli -Coeur đoán được con người đeo kính này là thầy.thuốc, nó giơ cánh tay ra đến mười lần để được trích huyết.
- ông xem con khỉ này thông minh như thế nào, nó biết ông là bác sĩ nên đưa tay ra để ông xem mạch đấy.
Câu nói đó khiến bác sĩ quyết định khám.
- Ca này kể cũng lạ thực đấy. - ông ta nói.
Hỡi ôi! Thật buồn cho chúng tôi. Joli -Coeur bị đe dọa sung huyết phổi.
Joli - Coeur yêu quý sự chăm sóc của tôi lắm, nó ban cho tôi một nụ cười dịu dàng; cái nhìn của nó giống như cái nhìn của một con người vậy. Do chú ý đến tất cả mọi thứ, chẳng lâu la gì nó nhận xét thấy mỗi lần nó ho tôi lại cho nó một viên đường đại mạch.
Một buổi sáng khi đi ăn trưa về, trong khi tôi đang ở bên Joli - Coeur - không bao giờ chúng tôi bỏ nó một mình - tôi biết chủ quán đòi tiền chủ tôi.
Chỉ còn có năm mươi xu. Làm thế nào bây giờ?
Chỉ có mỗi một cách ra khỏi nỗi khốn đốn này: đó là ngay tối hôm đó tổ chức một buổi biểu diễn.
Mà theo tôi chuyện này hầu như không thể làm được. ấy thế nhưng phải bằng bất cứ giá nào chăm sóc Joli - Coeur và cứu sống nó.
Trong khi tôi trông người ốm, cụ Vitalis tìm được một phòng biểu diễn ở chợ. Cụ viết và dán mấy tấm áp-phích, bố trí một sân khấu bằng mấy tấm ván và dũng cảm chi năm mươi xu mua nến.
Tôi lo lắng tự hỏi chương trình biểu diễn của chúng tôi sẽ gồm những gì. Nhưng ngay sau đó tôi khẳng định được ngay: tay đánh trống trong làng đội một cái mũ kê-pi đỏ choáng lộn dừng lại trước quán và sau một hồi trống rộn rã, đọc lên chương trình biểu diễn này.
Không biết mọi người sẽ nghĩ thế nào khi họ biết là cụ Vitalis đã không tiếc những lời hứa hẹn quá đáng về "Capi, con chó thông thái" và "một ca sĩ thần đồng", tức là tôi.
Phần đáng chú ý nhất của lời chiêu hàng là ở chỗ người ta không quy định giá chỗ ngồi, mà tùy thuộc lòng độ lượng của khán giả.
 
X

xomnhala_2000

Việc này theo tôi khá táo bạo. Liệu người ta có vỗ tay chúng tôi hay không? Capi thì nổi tiếng là đúng thôi. Nhưng tôi, tôi không tin tôi là một thần đồng..Đã đến giờ ra chợ: tôi nhóm một ngọn lửa to trong lò sưởi bằng những cây củi lớn để cho nó cháy được lâu; tôi ủ kỹ Joli - Coeur trong chăn - Joli - Coeur khóc nức nở vì không được tham gia biểu diễn. Sau đó chúng tôi ra đi.
Chủ tôi giải thích cụ chờ đợi những gì ở tôi.
Vì thiếu ba diễn viên nên tôi và Capi sẽ phải đem hết nhiệt tình và tài năng ra làm việc để làm sao thu được bốn mươi phrăng.
Cụ Vitalis đã chuẩn bị tất cả, chỉ còn việc thắp nến lên; nhưng chúng tôi chỉ cho phép mình có được cái xa xỉ đó khi mà phòng đã gần đông chứ không thì nến sẽ cháy hết trước khi biểu diễn xong.
Trong khi chúng tôi chiếm lĩnh sân khấu, tay đánh trống còn đi một tua cuối cùng quanh làng. Tiếng trống lại gần và ngoài phố có tiếng ồn ào: độ hai chục đứa trẻ đến xem.
Vẫn không ngừng đánh trống, tay đánh trống đứng giữa hai chiếc đèn xếp ở ngay cửa vào sân khấu, công chúng chỉ còn việc vào chỗ chờ xem biểu diễn nữa thôi.
Tôi xuất hiện đầu tiên, hát hai bài hát họa theo đàn hác-pơ. Thật thà mà nói, vỗ tay không được sôi nổi mấy. Xưa nay tôi chẳng bao giờ có cái tự ái của người kịch sĩ, nhưng lần này sự lạnh nhạt của khán giả làm tôi nản lòng. Rõ ràng là nếu tôi không làm vui lòng họ thì đời nào họ mở túi tiền ra.
Đâu có phải vì thanh danh mà tôi hát, tôi hát là vì Joli - Coeur. ối chao! Tôi những muốn làm động lòng công chúng, làm họ phấn khởi lên; nhưng nhìn trong gian phòng đầy những bóng người kỳ lạ này tôi thấy hình như mình chẳng làm họ quan tâm bao nhiêu.
Capi may mắn hơn, được khán giả vỗ tay nhiều tràng.
Cuộc biểu diễn vẫn tiếp tục, nhờ Capi nó kết thúc trong những tiếng vỗ tay rầm rập.
Giờ phút quyết định đã đến. Trong khi tôi nhảy một điệu vũ Tây Ban Nha trên sân khấu có cụ Vitalis họa đàn theo, Capi miệng ngậm chiếc bát gỗ, đi qua tất cả mọi hàng khán giả.
Liệu nó có thu được bốn mươi phrăng hay không?
Tôi mệt đến đứt hơi nhưng vẫn tiếp tục nhảy bởi vì tôi chỉ có thể dừng khi Capi quay về. Nó không hề vội vã, khi người ta không cho tiền thì nó lấy chân vỗ nhẹ vào cái túi tiền không muốn mở ra..Cuối cùng, nó xuất hiện, tôi định ngừng, nhưng cụ Vitalis ra hiệu cho tôi cứ nhảy tiếp.
Tới gần Capi, tôi thấy cái bát gỗ còn vơi, còn phải thêm nhiều.
Lúc này cụ Vitalis cũng đánh giá thu nhập xong bèn đứng dậy:
- Tôi tin là mình có thể nói một cách không tự khen rằng chúng tôi đã biểu diễn xong chương trình; tuy nhiên vì nến vẫn còn cháy, nếu như khán giả muốn nghe, tôi xin hát một vài khúc:
Capi sẽ lại đi thêm vòng nữa, và những ai chưa tìm thấy chỗ mở túi tiền ở đâu trong lần Capi đi qua lúc nãy thì lần này sẽ mở túi tiền khéo léo hơn.
Mặc dù cụ Vitalis là giáo sư dạy tôi, tôi chưa bao giờ thấy cụ hát như đã hát buổi tối hôm đó.
Tôi nhìn thấy một phu nhân trẻ ngồi ở hàng ghế đầu vỗ tay nhiệt liệt đến hết sức mình. Tôi đã để ý nhận xét bà ta vì đó không phải một bà nông dân mà là một phu nhân thực thụ, bên cạnh bà là một đứa bé cũng vỗ tay tán thưởng Capi rất nhiều, có lẽ nó là con trai bà.
Sau khúc rô-man Capi lại đi quyên tiền, tôi ngạc nhiên thấy bà ta không cho gì vào trong bát Capi cả.
Khi chủ tôi hát xong khúc Ri-sa, bà ta ra hiệu cho tôi lại gần.
- Tôi muốn nói chuyện với chủ cháu.
Điều này làm tôi hơi ngạc nhiên. Tuy nhiên tôi cũng truyền đạt ý muốn này tới cụ Vitalis, lúc này Capi đã trở về chỗ chúng tôi. Lần quyên tiền thứ hai này còn được ít hơn lần trước.
- Bà ta muốn gì ông? - Cụ Vitalis hỏi.
- Muốn nói chuyện với cụ ạ.
- ông chẳng có gì nói với bà ta cả.
- Bà ấy không cho gì Capi, có lẽ bây giờ muốn cho nó chăng?
- Thế thì Capi phải đến chỗ bà ấy, không phải ông.
Tuy nhiên cụ quyết định đi nhưng dắt Capi theo. Tôi cũng đi theo họ.
Trong lúc đó một người đầy tớ mang một cái đèn ***g và một cái chăn tới đứng bên cạnh bà phu nhân và đứa bé.
Cụ Vitalis đến gần và chào.
- Xin lỗi đã làm phiền cụ, bà phu nhân nói, nhưng thế nào tôi cũng phải ngợi khen cụ mới xong. Tôi là nhạc sĩ mà, thành thử muốn nói để.cụ hiểu một tài năng lớn như cụ đã làm tôi xúc động đến thế nào.
- Nói đến tài năng làm gì ở một ông già như tôi. - Cụ Vitalis đáp.
- Xin cụ biết cho là không phải tôi bị thúc đẩy bởi tò mò xoi mói. - Bà phu nhân nói.
- Tôi sẵn sàng làm thỏa lòng tò mò của bà thôi, chắc bà ngạc nhiên thấy một người làm trò chó mà lại hát được?
- Phải nói là ngạc nhiên đến thán phục.
- Có gì đâu, tôi thì không phải lúc nào cũng như thế này, ngày xưa, thời tôi còn trẻ, đã lâu lắm rồi, tôi là... đầy tớ cho một ca sĩ lớn và tôi cứ bắt chước hát đi hát lại một vài điệu, chỉ có thế thôi.
Bà phu nhân không trả lời nhưng nhìn cụ Vitalis khá lâu trong khi cụ đứng trước mặt bà ta với một thái độ lúng túng.
- Xin chào cụ. - Bà ta nói.
Rồi cúi xuống Capi, bà ta đặt vào chiếc bát gỗ một đồng vàng.
Tôi cứ tưởng cụ Vitalis sẽ đưa bà ra xe kia đấy, nhưng cụ không làm gì hết. Khi bà ta đã cách xa cụ vài bước, tôi nghe thấy cụ rủa thầm vài lời bằng tiếng ý.
- Nhưng bà ta cho Capi cả một đồng lu-i cơ mà cụ. - Tôi nói.
- Một đồng lu-i! - Cụ nói, như ra khỏi một giấc mơ. - ừ nhỉ! Phải, tội nghiệp Joli - Coeur, ông đã quên mất nó. Ta đi về với nó đi.
Chúng tôi vội vã trở về quán trọ.
Tôi lên cầu thang đầu tiên và chạy vào buồng. Lửa chưa tắt, nhưng không bốc lên được thành ngọn nữa. Tôi mau chóng thắp ngay một ngọn nến và tìm Joli - Coeur vì không thấy tiếng nó đâu.
Nó nằm trên tấm chăn vẻ như đang ngủ. Tôi cúi xuống nhẹ nhàng cầm lấy tay nó để cho nó khỏi thức giấc. Bàn tay nó lạnh ngắt.
Lúc này cụ Vitalis bước vào phòng. Tôi quay mặt về phía cụ. Cụ Vitalis cúi xuống:
- ôi thôi! - Cụ nói. - Nó đã chết. Chuyện này ắt phải xảy ra thôi.
Chương 6: Đến Paris
Chúng tôi còn cách xa Paris lắm. Phải lên đường trên những con đường tuyết phủ và đi bộ từ sáng đến chiều ngược với gió bắc quất vào mặt chúng tôi.
Những đoạn đường dài này sao mà buồn thảm! Chúng tôi cứ lầm lì tiến tới chẳng trao đổi với nhau lấy một lời, mặt tái ngắt đi vì gió bấc, chân ướt mà dạ dày thì rỗng.
Yên lặng làm tôi khổ sở không biết thế nào mà kể; tôi cần nói, cần khuây khỏa; nhưng cụ Vitalis chỉ trả lời bằng vài từ ngắn gọn mỗi khi tôi hỏi câu gì.
May thay, Capi được cái dễ thổ lộ tình cảm và thường trong khi đi đường tôi hay cảm thấy một cái lưỡi ẩm và nóng đặt trên bàn tay tôi.
Tôi dịu dàng vuốt ve nó. Nó có vẻ cũng sung sướng vì sự thể hiện lòng thương mến của tôi chẳng khác gì tôi sung sướng trước sự thể hiện lòng thương mến của nó. Trái tim của một con chó cũng chẳng kém nhạy cảm hơn trái tim của một đứa trẻ là bao.
Chúng tôi cứ đi bộ trên đường cái, thẳng trước mặt mà đi trong giá lạnh và tĩnh mịch của mùa đông, chỉ nghỉ ngơi bằng giấc ngủ ban đêm trong một chuồng ngựa hay một chuồng cừu với một lát bánh mỏng làm bữa ăn tối. Việc này theo tôi khá táo bạo. Liệu người ta có vỗ tay chúng tôi hay không? Capi thì nổi tiếng là đúng thôi. Nhưng tôi, tôi không tin tôi là một thần đồng..Đã đến giờ ra chợ: tôi nhóm một ngọn lửa to trong lò sưởi bằng những cây củi lớn để cho nó cháy được lâu; tôi ủ kỹ Joli - Coeur trong chăn - Joli - Coeur khóc nức nở vì không được tham gia biểu diễn. Sau đó chúng tôi ra đi.
Chủ tôi giải thích cụ chờ đợi những gì ở tôi.
Vì thiếu ba diễn viên nên tôi và Capi sẽ phải đem hết nhiệt tình và tài năng ra làm việc để làm sao thu được bốn mươi phrăng.
Cụ Vitalis đã chuẩn bị tất cả, chỉ còn việc thắp nến lên; nhưng chúng tôi chỉ cho phép mình có được cái xa xỉ đó khi mà phòng đã gần đông chứ không thì nến sẽ cháy hết trước khi biểu diễn xong.
Trong khi chúng tôi chiếm lĩnh sân khấu, tay đánh trống còn đi một tua cuối cùng quanh làng. Tiếng trống lại gần và ngoài phố có tiếng ồn ào: độ hai chục đứa trẻ đến xem.
Vẫn không ngừng đánh trống, tay đánh trống đứng giữa hai chiếc đèn xếp ở ngay cửa vào sân khấu, công chúng chỉ còn việc vào chỗ chờ xem biểu diễn nữa thôi.
Tôi xuất hiện đầu tiên, hát hai bài hát họa theo đàn hác-pơ. Thật thà mà nói, vỗ tay không được sôi nổi mấy. Xưa nay tôi chẳng bao giờ có cái tự ái của người kịch sĩ, nhưng lần này sự lạnh nhạt của khán giả làm tôi nản lòng. Rõ ràng là nếu tôi không làm vui lòng họ thì đời nào họ mở túi tiền ra.
 
Top Bottom