Câu 1: Khởi nghĩa Yên Thế có nằm trong phong trào Cần Vương không? Vì sao?
Khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo - không thuộc phong trào Cần Vương.
Câu 2: Em có nhận xét gì về sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
Mục đích
Khởi nghĩa Yên Thế :Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.
Phong trào Cần Vương : Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Thời gian tồn tại
Khởi nghĩa Yên Thế : Diễn ra trong 30 năm (1884 - 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Phong trào Cần vương : Diễn ra trong 10 năm (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.
Lãnh đạo
Khởi nghĩa Yên Thế :Nông dân.
Phong trào Cần vương :Văn thân, sĩ phu.
Địa bàn hoạt động
Khởi nghĩa Yên Thế :Các tỉnh Trung và Bắc Kì.
Phong trào Cần vương :Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.
Lực lượng tham gia
Khởi nghĩa Yên Thế : Nông dân.
Phong trào Cần vương :Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân.
Phương thức đấu tranh
Khởi nghĩa Yên Thế : Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.
Phong trào Cần vương : Khởi nghĩa vũ trang.
Tính chất
Khởi nghĩa Yên Thế : Phong trào mang tính chất tự vệ, tự phát
Phong trào Cần vương : Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc.
=>
Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gân 30 năm), quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỉ XX. Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng “Cần vương” mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng.