Sử 8 Khởi nghĩa Yên Thế

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và khởi nghĩa Hương Khê
* Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
- Là phong đấu tranh lớn nhất của nông dân cuối thế kỷ XIX.
- Thể hiện ý chí, sức mạnh của nông dân.
- Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
- Nông dân cần có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.
* Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
- Dù địa bàn hoạt động của khởi nghĩa trải rộng hơn các khởi nghĩ cùng thời nhưng vẫn không đủ đáp ứng để trở thành cuộc kháng chiến đủ để đánh bại thực dân Pháp và triều đình Nguyễn
- Những nhà lãnh đạo vẫn chưa có tầm nhìn rộng hơn, do thành phần nghĩa quân là các nông dân nên mối lo chủ yếu của họ là cơm ăn áo mặc, chưa phải là giải phóng toàn bộ dân tộc
- Nghĩa quân dễ tan rã, phụ thộc quá nhiều vào người chỉ huy
- Lực lượng, vũ khí chênh lệch quá nhiều so với địch
- Chưa có sự liên kết chặt chẽ với các phong trào khác, vẫn mang tính rời rạc
* Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê:
Khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao nhất của phong trào Cần vương cuối thế kỷ 19, kéo dài suốt 10 năm, có quy mô rộng lớn, có tổ chức tương đối chặt chẽ, lập được nhiều chiến công và gây cho quân Pháp tổn thất nặng nề. Cuộc khởi nghĩa đã huy động đến mức cao độ sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân (người Kinh và người Thượng, của cả đồng bằng và miền núi). Về quân sự, nghĩa quân đã biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như khi giao chiến với đối phương. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do nghĩa quân chưa biết liên kết, tập hợp lực lượng, phát triển thành phong trào toàn quốc. Đó cũng chính là những hạn chế của thời đại, của bộ phận lãnh đạo phong trào Cần vương nói chung.
 

Hoàng Anh Minh

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng bảy 2014
300
164
141
Đắk Nông
* Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
Diễn biến: 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

Kết quả khởi nghĩa Yên Thế: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
- Phong trào mang tính tự phát, chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
 
Top Bottom