Sử 10 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427)

Thùylinh06

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2022
80
31
26
17
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tinh thần đoàn kết toàn dân được thể hiện trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( thế kỷ XV) như thế nào?
- Khái quát về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (thế kỷ XV)
- Tinh thần đoàn kết toàn dân được thể hiện ở việc thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân, với tư tưởng “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhâm thay cường bạo”. Khác với các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần do triều đình lãnh đạo, khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc bùng nổ, phát triển và thắng lợi do sự vùng lên, sự tham gia, ủng hộ tự giác của nhân dân.
- Bộ chỉ huy khởi nghĩa tập hợp các anh hùng hào kiệt xuất thân từ các thành phần xã hội và dân tộc khác nhau, người miền xuôi có, miền núi có...là hình ảnh thu nhỏ của khối đại đoàn kết lúc bấy giờ. Hội thề Lũng Nhai (1416) đã qui tụ được 19 bậc anh hùng hào kiệt khắp mọi miền đất nước. Bên cạnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi, còn có rất nhiều tướng lĩnh như Trần Nguyên Hãn, Lê Lai, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Đinh Lễ..
- Buổi đầu lực lượng nghĩa quân còn non yếu nhưng nhờ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, lực lượng nghĩa quân ngày càng lớn mạnh.
Khi Lê Lợi dụng cờ khởi nghĩa ở đất Lam Sơn, lực lượng nghĩa quân mới chỉ có khoảng 2000 người. Khi nghĩa quân tiến vào Nghệ An, đã có hơn 5000 thanh niên gia nhập và vào đến Tân Bình đã có hơn 2 vạn thanh niên tham gia..
-Tinh thần đoàn kết toàn dân còn thể hiện ở sự tham gia góp sức của đông đảo các tầng. lớp nhân dân không phân biệt nam nữ, già trẻ, các thành phần dân tộc, ai ai cũng đoàn kết đánh giặc, tham gia các lực lượng vũ trang, tự vũ trang, tiếp tế lương thảo. Từ bà hàng nước họ Lương dùng mưu giết chết nhiều toán giặc đến cô hát ả đào tên Huệ dùng lời ca và mưu trí của mình để giết giặc...
- Khởi nghĩa Lam Sơn trở thành trung tâm quy tụ các cuộc khởi nghĩa địa phương, kết hợp sức mạnh tiến công của nghĩa quân với hành động nổi dậy của nhân dân. Nguyễn Chích đã đem toàn bộ lực lượng gia nhập cuộc khởi nghĩa
- Nhờ tinh thần đoàn kết toàn dân mà cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lúc đầu chỉ từ một "đốm lửa nhỏ" ở núi rừng Thanh Hóa phát triển thành cuộc chiến tranh nhân dân quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
+ Từ 1418 – 1423: là thời kỳ khó khăn, 3 lần nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh để tiếp tục chiến đấu gian khổ, hy sinh... nhưng được nhân dân hưởng ứng nên nghĩa quân đã vượt qua những thử thách hiểm nghèo để tiếp tục phát triển. Trong gian khổ, có nhiều gương hi sinh dũng cảm, điển hình là việc “Lê Lai liều mình cứu chúa".
+ Đi đến đâu nghĩa quân cũng được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân. Từ 1424 – 1426, vùng giải phóng mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam... Từ năm 1426, nghĩa quân tấn công ra Bắc...
+ Trong những năm 1426 – 1427, được sự ủng hộ to lớn của nhân dân, lực lượng nghĩa quân phát triển nhanh chóng, làm nên những chiến thắng Tối Động – Chúc Động (1426), Chi Lăng – Xương Giang đập tan hàng chục vạn quân Minh...
-Tinh thần đoàn kết toàn dân đã góp phần quyết định dẫn tới thăng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tinh thần đó tiếp tục được kế thừa và phát huy trong các giai đoạn lịch sử sau này...
 
Top Bottom