Toán 11 Khoảng cách

hiennhitruong

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng chín 2019
262
86
61
Quảng Ngãi
THPT Phạm Văn Đồng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là nửa lục giác đều nội tiếp đường tròn đường kính AB = 2a, SA [tex]\perp[/tex] (ABCD) và SA = a
a. Tính d(AB, (SCD))
b. Một mặt phẳng [tex](\alpha )[/tex] song song với (SAD) cách (SAD) một khoảng bằng [tex]\frac{a\sqrt{3}}{4}[/tex]. Tính diện tích thiết diện mà [tex](\alpha )[/tex] cắt hình chóp S.ABCD.
upload_2021-4-25_20-59-29.png
 

Kirigaya Kazuto.

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng tư 2017
514
1,192
219
Nghệ An
HM Forum
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là nửa lục giác đều nội tiếp đường tròn đường kính AB = 2a, SA [tex]\perp[/tex] (ABCD) và SA = a
a. Tính d(AB, (SCD))
b. Một mặt phẳng [tex](\alpha )[/tex] song song với (SAD) cách (SAD) một khoảng bằng [tex]\frac{a\sqrt{3}}{4}[/tex]. Tính diện tích thiết diện mà [tex](\alpha )[/tex] cắt hình chóp S.ABCD.
View attachment 173949
Với đấy là nửa lục giác đều, ta có AD=DC=BC=a. AC vuông BC và BD vuông AD
a. Từ A kẻ vuông góc với đường DC kéo dài tại M, tiếp tục kẻ AH vuông SM, ta được khoảng cách cần tìm
b. Ta dễ dàng dựng được thiết diện bằng cách kẻ các đường song song với các cạnh SA, AD, SD
Đến đây bạn thử tìm hiểu chút xem sao nào :D
P/s: Thật ra mình nghĩ ở câu b nếu đề cho [tex](\alpha )//(SAB)[/tex] thì sẽ hợp lý hơn
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Tungtom

Tungtom

King of Mathematics
Thành viên
7 Tháng sáu 2019
507
1,461
171
Thanh Hóa
Trường THPT Nông Cống 2
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là nửa lục giác đều nội tiếp đường tròn đường kính AB = 2a, SA [tex]\perp[/tex] (ABCD) và SA = a
a. Tính d(AB, (SCD))
b. Một mặt phẳng [tex](\alpha )[/tex] song song với (SAD) cách (SAD) một khoảng bằng [tex]\frac{a\sqrt{3}}{4}[/tex]. Tính diện tích thiết diện mà [tex](\alpha )[/tex] cắt hình chóp S.ABCD.
View attachment 173949
a) $ABCD$ là đáy nửa lục giác đều nên $AB//CD=> AB//(SCD)$.
$d(AB,(SCD))=d(A,(SDC))$.
Trong mp' $(ABCD)$, từ $A$ kẻ $AH \perp CD$ tại $H$.
Ta có: [tex]\left\{\begin{matrix} SA \perp CD & \\ AH \perp CD & \\ SA \cap AH=A& \end{matrix}\right.=> CD \perp (SAH)=> (SAH)\perp(SDC)[/tex].
Từ $A$ kẻ $AI \perp SH=> AI \perp (SDC)=> d(A,(SDC))=AI$.
$AH=AD. sin60^o=\frac{\sqrt{3}}{2}.a$
$=> AI= \frac{SA.AH}{SH}=\frac{a.\frac{\sqrt{3}}{2}.a}{a.\sqrt{1^2+(\frac{\sqrt{3}}{2})^2}}=\frac{\sqrt{21}}{7}.a$.
Câu b chắc có cách ngắn hơn ạ :v, căn bản là bí quá nên em dùng cả thế tích hình chóp nữa....
b) Gọi giao điểm của $(\alpha)$ với $AB, SB, SC, DC$ lần lượt là $M, N, P, Q$.
Thể tích khối chóp: $V=\frac{1}{3}.S.h$( h là chiều cao, S là diện tích mặt đáy).
ABCD là hình thang.
$S_{ABCD}=\frac{1}{2}.(a+2a).\frac{\sqrt{3}}{2}a=\frac{3\sqrt{3}.a^2}{4}$.
$V_{S.ABCD}=\frac{1}{3}.SA.S_{ABCD}=\frac{1}{3}.a.\frac{3\sqrt{3}.a^2}{4}=\frac{a^3\sqrt{3}}{4}$.
Lại có: $V_{S.ABCD}=\frac{1}{3}.d(B,(SAD)).S_{SAD}$
$=> d(B,(SAD))=\frac{V_{S.ABCD}}{\frac{1}{3}.S_{SAD}}=\frac{\frac{a^3\sqrt{3}}{4}}{\frac{1}{3}.\frac{1}{2}.a.a}=\frac{a.3\sqrt{3}}{2}$.
Do $(MNPQ)//(SAD)=>d(M,(SAD))=d((MNPQ),(SAD))=\frac{a\sqrt{3}}{4}$
Lại có: $\frac{d(M,(SAD))}{d(B,(SAD))}=\frac{MA}{BA}=> MA=\frac{\frac{a\sqrt{3}}{4}.2a}{\frac{a.3\sqrt{3}}{2}}=\frac{a}{3}$.
Theo định lí Ta-let: $\frac{MB}{AB}=\frac{MN}{SA}=>MN=\frac{(2a-\frac{a}{3}).a}{2a}=\frac{5a}{6}$
$MN//SA$ nên $MN \perp (ABCD)=> MN \perp MQ$
$AMQD$ là hình bình hành nên $MQ=AD=a$.
$S_{MNQ}=\frac{1}{2}.NM.MQ=\frac{1}{2}.\frac{5a}{6}.a=\frac{5a^2}{12}$
(Cái thiết diện này hình như chả phải hình gì nên em chia làm 2 phần để tính diện tích vậy @@)
$SD=\sqrt{a^2+a^2}=\sqrt{2}a$.
Theo Ta-let:$ \frac{PQ}{SD}=\frac{QC}{CD}=>PQ=\frac{\sqrt{2}.a.(a-\frac{a}{3})}{a}=\frac{a.2\sqrt{2}}{3}$
$\Delta NMQ$ vuông tại $M=>NQ=\sqrt{NM^2+MQ^2}=\sqrt{(\frac{5}{6}.a)^2+a^2}=\frac{\sqrt{61}}{6}a$
Gọi $d$ là đường thằng đi qua $S$ song song với $AB$ và $CD$
$=> d=(SAB) \cap (SCD)$.
Theo định lí về giao tuyến của 3 mặt phẳng $=> MN \cap PQ=K(K \in d)$.
Ta c/m được: $\Delta SAD= \Delta KMQ$=> $\widehat{ASD}=\widehat{MKQ}=45^o$.
$NK=MK-MN=a-\frac{5a}{6}=\frac{a}{6}$
$KP=KQ-PQ=\sqrt{2}.a-\frac{a.2\sqrt{2}}{3}=\frac{\sqrt{2}}{3}a$
Sử dụng định lí cos cho $\Delta KNP$: $NP=\sqrt{KN^2+KP^2-2.KN.KP.cos45}=\sqrt{(\frac{a}{6})^2+(\frac{\sqrt{2}}{3}a)^2-2.\frac{\sqrt{2}}{3}a.\frac{a}{6}.\frac{\sqrt{2}}{2}}=\frac{\sqrt{5}.a}{6}$.
Dùng công thức Hê rông tính $S_{NQP}$.
$S_{NPQ}=...$
Cái này ra số lẻ lắm @@.
Kết quả chưa ra nhưng mà em tiếc công gõ nên vẫn gửi bài ạ, có khi đúng là sai đề rùi :<<
 
Last edited:
Top Bottom