Toán khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau

thanhbinhtb2001

Học sinh
Thành viên
3 Tháng mười hai 2017
16
4
31
24
Thái Bình
Thpt Đông Hưng Hà
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài 1: Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có góc tạo bởi cạnh bên và đáy bằng 60 độ, tam giác ABC đều cạnh a. Điểm A' cách đều 3 điểm A,B,C. Tính khoảng cách giữa 2 đáy của hình lăng trụ
bài 2: cho hình chóp tứ giác đều SABCD có các cạnh bằng a . Tính khoảng cách từ C đến (SAB)
bài 3 : Cho hình chóp SABCD có ABCD là hình vuông tâm O cạnh a, các cạnh bên SA=SB=SC=SD, chiều cao của hình chóp = a căn 2. TÍnh khoảng cách từ tâm của đáy đến các mặt bên.
 

superlight

Học sinh
Thành viên
24 Tháng chín 2013
186
84
36
Thái Nguyên
THPT Sông Công
bài 1: Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có góc tạo bởi cạnh bên và đáy bằng 60 độ, tam giác ABC đều cạnh a. Điểm A' cách đều 3 điểm A,B,C. Tính khoảng cách giữa 2 đáy của hình lăng trụ
Gọi G là trọng tâm giác ABC. Vì A' cách đều A,B,C nên dễ chứng minh được A'G vuông góc với (ABC) => A'G là khoảng cách giữa 2 đáy.
Góc giữa cạnh bên A'A với đáy (ABC) là góc A'AG = 60 độ (giả thiết cho góc tạo bởi cạnh bên với đáy là 60 độ).
Tam giác A'AG vuông tại G, AG=a/căn 3, góc A'AG = 60 độ => A'G=a => khoảng cách giữa 2 đáy hình lăng trụ là a.

bài 3 : Cho hình chóp SABCD có ABCD là hình vuông tâm O cạnh a, các cạnh bên SA=SB=SC=SD, chiều cao của hình chóp = a căn 2. TÍnh khoảng cách từ tâm của đáy đến các mặt bên.
Kẻ OK vuông góc với AB => K là trung điểm của AB.
(SAB) có AB vuông góc với OK, AB vuông góc với SO => (SAB) vuông góc với (SOK).
Kẻ OH vuông góc với SK => OH là khoảng cách từ O đến (SAB) (cũng chính là khoảng cách từ O đến các mặt bên khác).
tam giác SOK vuông tại O, SO=a.căn 2, OK=a/2 => OH=1/3.a.căn 2.
=> Khoảng cách từ tâm đáy đến các mặt bên là 1/3.a.căn 2.
 
Top Bottom