Toán 12 khoảng cách giữa 2 đường thẳng trong không gian

ngocanhlyly

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng chín 2017
145
39
59
21
Nam Định

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
Nếu bạn thích tọa độ hóa thì đã có bạn làm ở đây: https://diendan.hocmai.vn/threads/khoang-cach.787987/#post-3902556

Còn nếu thích hình học thuần túy thì mình thích (lựa chọn của) bạn đấy :D

Cách 1: Kẻ song song SC

Lấy $N$ là trung điểm $BC$. $d(DM, SC) = d(C, (DMN))$
Hạ $MH \perp (ABCD)$ thì $H$ là trung điểm $AB$.
Gọi $I = CH \cap DN$ thì để chuyển khoảng cách từ $C$ về khoảng cách từ $H$, ta tính $\dfrac{IC}{IH}$ hay tính $IC$ và $IH$
$IC$ tính bằng đường cao trong $\triangle{DCN}$ (à bạn biết tính chất $CH \perp DN$ nhỉ?), có $IC = \dfrac{a\sqrt{5}}5$
$CH = \sqrt{CB^2 + BH^2} = \dfrac{a\sqrt{5}}2$, suy ra $IH = CH - IC = \dfrac{3a\sqrt{5}}{10}$
Sẵn tính luôn khoảng cách từ $H$ đến $(DMN)$ luôn: Hạ $HK \perp IM$ thì $d(H, (DMN)) = HK = \ldots = \dfrac{a\sqrt{6}}4$ (đường cao trong $\triangle{MHI}$, nhớ $MH = \dfrac12 SA = \dfrac{3a}2$)
Tới đây: $d(DM, SC) = d(C, (DMN)) = \dfrac{CI}{HI} \cdot d(H, (DMN)) = \dfrac{2}3 \cdot \dfrac{a\sqrt{6}}4 = \dfrac{a\sqrt{6}}6$

Cách 2: Kẻ song song DM
Lấy $E$ đối xứng $B$ qua $D$ thì $d(DM, SC) = d(D, (SCE))$
Giờ ta cần chuyển khoảng cách từ $D$ về khoảng cách từ $A$ nên ta tính tỉ số...
$AD$ cắt $CE$ tại $I$ thì theo tính chất đường trung bình, $DI = \dfrac12 BC = \dfrac12 AD = \dfrac12 a$
Giờ tính khoảng cách từ $A$ nữa là xong: Hạ $AH \perp CE$ thì $\dfrac{CD}{IC} = \sin I = \dfrac{AH}{AI}$, suy ra $AH = \dfrac{3a\sqrt{5}}5$
Cuối cùng: hạ $AK \perp SH$ thì $d(A, (SCD)) = AK = \ldots = \dfrac{a\sqrt{6}}2$ (đường cao...)
Suy ra $d(DM, SC) = d(D, (SCE)) = \dfrac{DI}{AI} \cdot d(A, (SCE)) = \dfrac13 \cdot \dfrac{a\sqrt{6}}2 = \dfrac{a\sqrt{6}}6$
 
  • Like
Reactions: ngocanhlyly

ngocanhlyly

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng chín 2017
145
39
59
21
Nam Định
^_^ cho mk hỏi bài này nữa ạ:
cho hình chóp tam giác đều S.ABC có SA=2 . gọi D,E lần lượt là trung điểm của cạnh SA, SC. thể tích khối chóp S.ABC biết BD vuông góc với AE bằng?
 
Top Bottom