Văn 9 Khổ cuối bài Viếng lăng Bác

Quân (Chắc Chắn Thế)

Trùm vi phạm
Thành viên
18 Tháng chín 2017
1,266
2,329
261
20
Hà Nội
Trường Mần Non
  • Like
Reactions: Maianh2510

QuânDao

Học sinh
Thành viên
19 Tháng mười hai 2019
32
145
31
Hưng Yên
THCS Lê Quý Đôn
Khổ thơ cuối bài VLB là niềm xúc động, là ước nguyện chân thành tha thiết của VP khi rời lăng. Ở câu thơ đâu tiên tác giả bộ lộ cảm xúc 1 cách trực tiếp qua câu cảm thán. Tác giả thương B vì dòng người đến rồi lại đi, lại phải chia xa cx là thg mình vì khoảng cách với B đa quá xa xôi. 1 cảm xúc bịn rịn lưu luyến bao chùm. Tiếp đó lad những hình ảnh thiên nhiên nhỏ bé nhg lại rất ý nghĩa"con chim, đóa hoa, cây tre". Tác giả muốn mang niềm vui cuộc đời, hương sắc mọi nơi đến bên bác. Hơn cả thít muốn canh giữ cho giấc ngủ của B, bên B suốt đời. Điệp ngữ muốn làm dta nỗi xúc động bối rối cùng ước nguyện muốn hòa nhập của nhà thơHình ảnh cây tre trung hiếu là 1 hình ảnh ẩn dụ kết hợp với điệp vòng thể hiện tấm lòng trung thành với Đ với B.
 

Lemon candy

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng tám 2019
472
1,529
156
Hà Nội
そう
Nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài thơ "Viếng lăng Bác"

giúp em với ạ.... tksssss <33
Đọc đến những vần thơ cuối cùng ở khổ cuối bài thơ "Viếng lăng Bác", chắc hẳn ai trong chúng ta cũng trào dâng niềm xúc động trước tâm trạng của nhà thơ khi phải xa Bác trở về miền Nam.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Nếu như câu mở đầu của bài thơ là một lời thông báo rằng người con từ miền NamTổ Quốc đã đến viếng lăng Người thì câu thơ mở đầu đoạn thơ cuối này như một lời giã biệt đầy sự xúc động , quyến luyến . Sắp phải xa Bác trở về miền Nam , nhà thơ không khỏi xúc động mà dâng trào nước mắt. Từ “ trào” biểu hiện trực tiếp cho tình cảm của người con ,nay đến câu thơ sau đã biến thành một ước nguyện khiêm nhường :ước nguyện được hòa mình vào thiên nhiên để ở đây canh giữ giấc ngủ cho Người.Uớc nguyện đó nhỏ bé nhưng lại mà đẹp đẽ xiết bao:
"Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này..."
Điệp ngữ "muốn làm" được lập đi lập lại cộng với các sự vật thiên nhiên gần gũi ,quen thuộc nhấn mạnh ước nguyện chân thành, gợi tả cảm xúc thiết tha,quyến luyến không muốn rời xa của tác giả cũng như nhân dân cả nước đối với vị lãnh tụ kính yêu. Không chỉ dừng lại ở đó để khép lại bài thơ một cách khéo léo, hình ảnh cây tre lại được tác giả cho xuất hiện. Hình ảnh đó vừa tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, vừa gây ấn tượng sâu sắc, tạo dòng cảm xúc trọn vẹn cho bài thơ. Có lẽ nhà thơ muốn mãi làm cây tre trung hiếu để được ở bên Người, canh giấc ngủ cho Người. Mặt khác cũng là lời nguyện ước mãi đi theo con đường mà Bác đã lựa chọn. Kết thúc bài thơ , tác giả không những không khép lại trong sự xa cách về không gian mà còn tạo ra sự gần gũi trong tình cảm, sự vững tâm trong ý chí của nhà thơ và cũng là của mỗi chúng ta.Bằng những tình cảm hết sức chân thành nhà thơ Viễn Phương đã viết bài Viếng Lăng Bác như một bản tình ca sâu lắng để lại nhiều xúc cảm và ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Bài thơ không chỉ có giá trị hôm nay mà còn để lại mãi muôn đời sau.
 
Last edited:
Top Bottom