Địa [Địa 10] Khí quyển, phân bố khí áp, mưa.

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất
I. Khí quyển
- Lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, đầu tiên là Mặt Trời.
- Lớp vỏ bảo vệ Trái Đất, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất.
- Thành phần: Khí nitơ 78,1%; ôxi 20,43%; hơi nước và các khí khác 1,47%.
1. Cấu trúc của khí quyển
*Tầng đối lưu

  • Sát bề mặt đất, bề dày không đồng nhất: ở xích đạo 16km, ở cực khoảng 8km.
  • Tập trung 80% khối lượng không khí của khí quyển, 3/4 lượng hơi nước và tro bụi, muối, vi sinh vật…
  • Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
  • Hấp thu bức xạ Mặt Trời giúp mặt đất ban ngày đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh.
  • Là hạt nhân ngưng tụ hơi nước dẫn đến tạo sương mù, mây, mưa…
  • Nhiệt độ giảm theo độ cao.
*Tầng bình lưu
  • Phần lớn là ôzôn, không khí khô.
  • Chuyển động theo chiều ngang.
  • Nhiệt độ tăng dần theo độ cao.
*Tầng giữa
  • Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao (xuống còn khoảng âm 70 độ C - âm 80 độ C ở đỉnh tầng).
*Tầng ion
  • Không khí loãng, chứa nhiều ion mang điện tích dương hoặc âm giúp phản hồi sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên.
*Tầng ngoài
  • Chủ yếu là khí hêli và hiđrô, không khí rất loãng.
2. Các khối khí
- Trong tầng đối lưu có 4 khối khí cơ bản (2 bán cầu):
  • Khối khí cực (rất lạnh): A
  • Khối khí ôn đới (lạnh): P
  • Khối khí chí tuyến (rất nóng): T
  • Khối khí xích đạo (nóng ẩm): E
- Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu: kiểu hải dương (ẩm): m; kiểu lục địa (khô): c .
- Riêng không khí xích đạo chỉ có Em.
- Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động, bị biến tính.
3. Frông
- Mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.
- Mỗi bán cầu có hai frông:
  • Frông địa cực (FA).
  • Frông ôn đới (FP).
- Ở khu vực xích đạo có dải hội tụ nhiệt đới cho cả hai bán cầu (FIT).
Định nghĩa dải hội tụ nhiệt đới: Mặt tiếp xúc của các khối khí xích đạo bán cầu Bắc và Nam, đều là 2 khối khí có cùng tính chất nóng ẩm.

II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên trái đất
1. Bức xạ và nhiệt độ không khí

- Bức xạ Mặt Trời: các dòng năng lượng và vật chất của Mặt Trời tới Trái Đất, mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ một phần, còn lại phản hồi vào không gian.
- Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
- Góc chiếu tia bức xạ Mặt Trời càng lớn, lượng nhiệt thu được càng lớn và ngược lại.
2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất
*Phân bố theo vĩ độ địa lí

  • Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp - cao) do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ => lượng nhiệt ít.
  • Biên độ nhiệt tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn).
*Phân bố theo lục địa, đại dương
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa:
  • Cao nhất 30 độ C (hoang mạc Xa-ha-ra).
  • Thấp nhất âm 30 - ăm 20 độ C (đảo Grơn-len).
- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn, do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau. Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng do tính chất lục địa tăng dần.
*Phân bố theo địa hình
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,60C (không khí loãng, bức xạ mặt đất yếu).
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi:
  • Sườn cùng chiều, lượng nhiệt ít.
  • Sườn càng dốc góc nhập xạ càng lớn.
  • Hướng phơi của sườn núi ngược chiều ánh sáng Mặt Trời, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhiều.
Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính

I. Sự phân bố khí áp
- Khí áp là sức nén của không khí xuống mặt Trái Đất.
- Tùy theo tình trạng của không khí (co lại hay nở ra) sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau, khí áp cũng khác nhau.
1. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất
- Đai cao áp và áp thấp phân bố xen kẽ, đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
- Đai khí áp phân bố không liên tục, do sự phân bố xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương.
2. Nguyên nhân thay đổi khí áp
*Khí áp thay đổi theo độ cao

- Càng lên cao, khí áp càng giảm => loãng hơn.
*Khí áp thay đổi theo nhiệt độ
- Nhiệt độ tăng => khí áp càng giảm và ngược lại (do khi nhiệt độ tăng, không khí nở ra làm giảm tỉ trọng).
*Khí áp thay đổi theo độ ẩm
- Không khí chứa nhiều hơi nước, khí áp giảm.

II. Một số loại gió chính

1. Gió Tây ôn đới
- Phạm vi hoạt động: 30 độ – 60 độ ở mỗi bán cầu (từ áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới).
- Thời gian: Gần như quanh năm.
- Hướng: Tây là chủ yếu (Tây Nam ở Bắc bán cầu, Tây Bắc ở Nam bán cầu).
- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.
- Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.
2. Gió Mậu dịch
- Phạm vi hoạt động: 30 độ về xích đạo.
- Thời gian: Quanh năm.
- Hướng: Đông là chủ yếu (Đông Bắc ở Bắc bán cầu, Đông Nam ở Nam bán cầu).
- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.
- Tính chất: khô, ít mưa.
3. Gió mùa
- Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.
- Nguyên nhân: Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
- Khu vực có gió mùa:
  • Thường ở đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a.
  • Một số nơi thuộc vĩ độ trung bình: phía Đông Trung Quốc, Đông Nam Liên Bang Nga, phía Đông Nam Hoa Kì.
4. Gió địa phương
*Gió biển, gió đất

- Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương (chênh lệch nhiệt độ và khí áp).
- Tính chất gió biển ẩm mát, gió đất khô.
*Gió fơn
- Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.
Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
I. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển
1. Ngưng đọng hơi nước
- Điều kiện ngưng đọng:
  • Không khí chứa hơi nước đã bão hòa, vẫn được cung cấp hơi nước hoặc không khí gặp lạnh.
  • Phải có hạt nhân ngưng đọng như khói, bụi, muối…
2. Sương mù
- Điều kiện hình thành:
  • Độ ẩm tương đối cao.
  • Khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng.
  • Có gió nhẹ.
3. Mây và mưa
- Mây: Hơi nước gặp lạnh, ngưng đọng thành những hạt nước nhỏ, nhẹ, tụ lại thành từng đám.
- Mưa: Khi các hạt nước trong mây đủ lớn rơi được xuống mặt đất.
-Tuyết rơi: Nước rơi gặp nhiệt độ khoảng 0 độ C, không khí yên tĩnh.
- Mưa đá: Nước mưa rơi ở thể rắn (băng).
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
1. Khí áp
- Khu áp thấp: thường mưa nhiều.
- Khu áp cao: thường mưa ít hoặc không mưa (vì không khí ẩm không bốc lên được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi).
2. Frông
- Miền có frông, nhất là dải hội tụ đi qua, thường mưa nhiều.
3. Gió
- Gió mậu dịch: mưa ít.
- Gió Tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều (Tây Âu, phía Tây Bắc Mĩ).
- Miền có gió mùa: mưa nhiều (vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa).
4. Dòng biển
- Tại vùng ven biển:
  • Dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều (không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang vào lục địa).
  • Dòng biển lạnh: mưa ít.
5. Địa hình
- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết thúc ở một độ cao nào đó.
- Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm: mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ
- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo (nhiệt độ cao, khí áp thấp, nhiều biển, đại dương, diện tích rừng lớn, nước bốc hơi mạnh).
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam (áp cao, diện tích lục địa lớn).
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào).
- Mưa càng ít khi càng về gần hai cực (áp cao, nhiệt độ thấp, khó bốc hơi nước).
2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương
- Ở mỗi đới, từ Tây sang Đông có sự phân bố lượng mưa không đều.
- Mưa nhiều: gần biển, dòng biển nóng.
- Mưa ít: xa đại dương, ở sâu trong lục địa, dòng biển lạnh, có địa hình chắn gió.
- Nguyên nhân: Phụ thuộc vị trí xa, gần đại dương; ven bờ có dòng biển nóng hay lạnh; gió thổi từ biển vào từ phía Đông hay phía Tây.
 
  • Like
Reactions: Đình Hải
Top Bottom