C
conu
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Khi @ "phun châu nhả ngọc"
Việt Tây
An ninh thế giới
03:35' PM - Thứ bảy, 12/01/2008
Có thể nói, cuộc sống của giới trẻ chưa bao giờ được xã hội tôn trọng, được quan tâm, được chia sẻ, thậm chí được ngưỡng mộ nhiều như ở thời điểm hiện nay!
Dư luận đã đặt họ lên một vị thế trang trọng và ngang bằng với tất thảy những giới… đáng kính khác, và tất nhiên, ở vị thế ấy giới trẻ cũng chịu nhiều áp lực hơn, nhất là dưới vô vàn cặp mắt soi xét kỹ càng! Và nhiều mảng miếng sạm màu đã dần dần hiện ra, chịu sức ép của dư luận buộc phải thay đổi, trong đó phải kể đến nạn... nói tục dần dà trở thành căn bệnh kinh niên hoành hành giới trẻ!
Văng tục: SOS!
Quán Ciao ngày cuối tuần nườm nượp người và tịnh không thấy bất kỳ cái “mặt nhàu” nào! Tất cả các bàn đều phủ kín khách hàng toàn là giới trẻ, sang trọng và rực rỡ, ăn nhập với cái không gian hiện đại không dành cho những ai không thuộc hệ “dân chơi”. Chiếc bàn ngay khung kính ngó ra ngoài đường chĩnh chiện một tốp 5 cô gái đang còn nguyên đồng phục, áo sơ mi trắng còn đính phù hiệu Trường T. Chỉ có duy nhất bộ quần áo là giản dị, còn từ túi xách, điện thoại, giày dép, mùi nước hoa, bộ trang đểm mang theo để tỉa tót cho đến chìa khóa của những chiếc xe đời mới vứt chỏng chơ một cách cố ý trên bàn… thì không giản dị chút nào!
Nhưng điểm nổi bật nhất tại chiếc bàn này là những tiếng chửi thề, những từ đệm tục tĩu liên tục văng ra từ những đôi môi nhờn nhợt son Hàn quốc, át cả tiếng nhạc trong quán. Điều lạ lẫm nữa là dường như những bàn xung quanh không có vẻ gì xa lạ với những ngôn từ không thể tin nổi đang được ào ạt tuôn ra. Bắt gặp cái nhìn tò mò dường như là duy nhất từ phía bàn chúng tôi, một “thông điệp” văng ra, rõ rãng là có chủ đích “Đ.m đời chứ có phải sở thú đ.. đâu mà nghía mãi rồi lại trách tự nhiên mắt lành thành mắt mù!”.
Văng tục: Vì sao?
Chỉ cách đây độ hơn chục năm, văng tục vẫn chỉ là “đặc sản” của cánh “bố đốt” (dân thường dùng đồ quân đội) với đặc trưng: áo ga, dép đúc, quần bom, mũ cối… và chửi bậy! Thời đó, không thể phủ nhận đối với một bộ phận học sinh trung học, đó được coi là một hình ảnh… đẹp và… giàu nam tính! Và gần như thành nếp nghĩ, văng tục và từ đệm trong mỗi câu nói nghiễm nhiên được coi như một hành vi thể hiện chất manly, bên cạnh thói quen hút thuốc lá và uống chè chén. Thành, học sinh Trường Chu Văn An nhất quyết không chịu tiết lộ tên lớp của mình vì ngại “ảnh hưởng”, nhưng cũng không kém phần quả quyết khi khẳng định đa phần con trai trong lớp đều không ngại ngần văng tục khi không có bóng dáng thầy cô giáo và các bậc phụ huynh, dù học sinh Chu Văn An vẫn được đánh giá thuộc dạng thanh lịch nhất trong các trường tại Hà Nội. “Đệm thêm một chút từ mạnh đầu tiên thấy lời nói của mình có trọng lượng hơn, thấy mình lớn hơn, rồi trở thành quen mồm lúc nào không biết”, Thành cười ngượng ngịu.
Không những thế, đối với giới học sinh, sinh viên hiện nay, bạn bè quen đến lớp mà không “mày tao”, không vỗ vai nhau gọi là “con chó” thì có vẻ… xa cách, không thân mật! Ngồi uống nước với nhau mà không bỗ bã văng ra mấy câu chửi, mấy từ đệm thì bị coi là… khách sáo, là “văn vở”! Một thứ áp lực vô hình đè nặng lên những thành viên còn sót lại trong nhóm khiến họ không thể không theo thứ luật bất thành văn này.
Long, học sinh Trường Kim Liên cho biết, từ ngày bé cậu ở với ông bà, vốn là những người theo nếp cũ từ thời Trường Bưởi ngày xưa, đã được dạy dỗ một cách kỹ lưỡng rằng văng tục là một điều gì đó rất… hạ đẳng, không phải phong thái của những người có ăn có học. Nhưng từ những năm THCS, cậu đã buộc phải tuân theo cái thứ “luật” mà nhiều khi cậu cũng cảm thấy gờn gợn này nếu không muốn bị bạn bè xa lánh. “Nhiều khi thấy ông bà kể lại chuyện ngày xưa đi học các cụ xưng hô với nhau một cách lịch lãm mà thấy… thèm! Nhưng bây giờ với bạn gái cùng lớp mà xưng tên với nhau hay là cậu – tớ thì chúng nó đồn ầm lên là có tình ý. Với bạn trai mà xưng kiểu ấy thì nó mắt tròn mắt dẹt rồi bảo mày điên à”, Long phân bua. Thế nên cậu đành phải áp dụng chiến thuật “ở bầu thì tròn”, và ít ai ngờ rằng một thanh niên ở nhà dạ vâng vô cùng lễ phép mà hễ đến trường là cũng thoải mái “nhả ngọc phun châu” như ai.
Một điều nữa khiến cho giới trẻ có thể thoải mái văng tục là không gặp bất cứ sự phản ứng mạnh mẽ nào trong các mối quan hệ xã hội. Cả Long và Thành đều thừa nhận nếu ngay từ những ngày đầu mới “chập chững văng tục, chỉ cần một ánh mắt nghiêm khắc từ phía những người xung quanh, một tiếng chẹp miệng của người lớn… thì chắc chắn sẽ không đến mức văng tục quen mồm như bây giờ. Chỉ “kiêng” không văng tục trước mặt thầy cô giáo, gia đình họ hàng và người quen của phụ huynh, còn ở mọi nơi mọi chỗ các cậu đều thoải mái xả stress mồm.
Văng tục cũng không còn chỉ là độc quyền của phái mạnh, mà các học sinh nữ cũng không tỏ ra kém cạnh, thậm chí dần dần còn chiếm vị trí thống lĩnh. Nếu con trai thiên về từ đệm và những từ cục cằn thô lỗ, thì con gái lại thiên về chửi kiểu có vần có tứ, “chửi bậy như hát hay”. Có chứng kiến những trận khẩu chiến cả ngoài đời và cả trên mạng của phái nữ thì mới thấy kinh hoàng cho sự biến thái của ngôn từ. Hạn chế sử dụng vũ lực, uy lực miệt thị nhau bằng ngôn từ của nữ giới đã lên đến cực điểm, không thiếu bất cứ thứ dơ bẩn hay bộ phận cơ thể nào. Nói về “công phu võ mồm” của chị em, hầu hết nam giới đều lắc đầu ngán ngẩm. “Các bạn ấy không biết rằng con trai tuy văng tục nhưng thực sự rất ghê sợ và không tôn trọng con gái nói tục”, Thành tâm sự.
Nhưng có lẽ một nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát dịch văng tục ở giới trẻ hiện nay có phần lỗi rất lớn từ chính… người lớn! Chỉ cần để ý ngoài đường phố, chúng ta sẽ thấy nhiều người lớn văng tục, với đủ mọi thành phần lứa tuổi. Giới trẻ văng tục đã không còn là chuyện lạ, nhưng người lớn nói tục, chửi thề cũng là… chuyện bình thường!
Trong quán nhậu, ngoài phố khi tắc đường, một va chạm giao thông nhỏ, hai gia đình hàng xóm xích mích.. dù vui vẻ hay giận dữ, người lớn đều có thể văng tục một cách thoải mái. Thậm chí, ngay trong nội bộ gia đình hay họ hành, người lớn cũng không hề làm gương cho giới trẻ, trong khi đó lại áp đặt chúng phải lịch sự theo kiểu “trẻ con không được ăn thịt chó!”. Rất nhiều, không muốn nói là đa số, những thanh thiếu niên hồn nhiên văng tục có nguyên nhân bởi chính từ trong gia đình, các bậc phụ huynh văng tục với nhau một cách vô tội vạ.
Đáng buồn hơn nữa, ngay trong môi trường tưởng như miễn dịch hoàn toàn với tình trạng văng tục là nhà trường, các thầy cô giáo nhiều khi không làm tấm gương sáng để học sinh noi theo. Không hề tràn lan, nhưng lẩn khuất vô tình, học sinh vẫn phải chứng kiến các bậc thầy cô của mình văng tục với những từ ngữ có thể làm sụp đổ cả một thần tượng.
Trong môi trường trung học còn đỡ, lên đến bậc đại học hay cao đẳng, khi ranh giới thầy trò không còn quá ngăn cách bởi “thánh đường bục giảng”, những chuyện đáng buồn này xảy ra rất thường xuyên. Cho dù sau khi đã tốt nghiệp Đại học rồi ra đi làm tại một công trình lớn tại miền Trung, Dũng vẫn không thể nào xóa đi được cảm giác thất vọng về một người thầy mà Dũng đã từng coi như thần tượng trên bục giảng. Trong một đợt hồ hởi và vinh hạnh là họ sinh giỏi được “tháp tùng” thầy đi làm một dự án nhỏ, ngay trong đêm đầu tiên giao lưu với cơ sở, thầy giáo khả kính nhưng rất “đời” này đã quậy tưng tưng bên bàn nhậu, chửi bới tùm lum rồi đòi “kiểm tra mồm miệng” nhân viên nữ phục vụ… Từ sau cái đêm đó, chuyến đi ấp ủ rất nhiều kỳ vọng đầu tiên trong đời Dũng đã trở nên tầm thường đi rất nhiều.
Theo An ninh thế giới
Việt Tây
An ninh thế giới
03:35' PM - Thứ bảy, 12/01/2008
Có thể nói, cuộc sống của giới trẻ chưa bao giờ được xã hội tôn trọng, được quan tâm, được chia sẻ, thậm chí được ngưỡng mộ nhiều như ở thời điểm hiện nay!
Dư luận đã đặt họ lên một vị thế trang trọng và ngang bằng với tất thảy những giới… đáng kính khác, và tất nhiên, ở vị thế ấy giới trẻ cũng chịu nhiều áp lực hơn, nhất là dưới vô vàn cặp mắt soi xét kỹ càng! Và nhiều mảng miếng sạm màu đã dần dần hiện ra, chịu sức ép của dư luận buộc phải thay đổi, trong đó phải kể đến nạn... nói tục dần dà trở thành căn bệnh kinh niên hoành hành giới trẻ!
Văng tục: SOS!
Quán Ciao ngày cuối tuần nườm nượp người và tịnh không thấy bất kỳ cái “mặt nhàu” nào! Tất cả các bàn đều phủ kín khách hàng toàn là giới trẻ, sang trọng và rực rỡ, ăn nhập với cái không gian hiện đại không dành cho những ai không thuộc hệ “dân chơi”. Chiếc bàn ngay khung kính ngó ra ngoài đường chĩnh chiện một tốp 5 cô gái đang còn nguyên đồng phục, áo sơ mi trắng còn đính phù hiệu Trường T. Chỉ có duy nhất bộ quần áo là giản dị, còn từ túi xách, điện thoại, giày dép, mùi nước hoa, bộ trang đểm mang theo để tỉa tót cho đến chìa khóa của những chiếc xe đời mới vứt chỏng chơ một cách cố ý trên bàn… thì không giản dị chút nào!
Nhưng điểm nổi bật nhất tại chiếc bàn này là những tiếng chửi thề, những từ đệm tục tĩu liên tục văng ra từ những đôi môi nhờn nhợt son Hàn quốc, át cả tiếng nhạc trong quán. Điều lạ lẫm nữa là dường như những bàn xung quanh không có vẻ gì xa lạ với những ngôn từ không thể tin nổi đang được ào ạt tuôn ra. Bắt gặp cái nhìn tò mò dường như là duy nhất từ phía bàn chúng tôi, một “thông điệp” văng ra, rõ rãng là có chủ đích “Đ.m đời chứ có phải sở thú đ.. đâu mà nghía mãi rồi lại trách tự nhiên mắt lành thành mắt mù!”.
Văng tục: Vì sao?
Chỉ cách đây độ hơn chục năm, văng tục vẫn chỉ là “đặc sản” của cánh “bố đốt” (dân thường dùng đồ quân đội) với đặc trưng: áo ga, dép đúc, quần bom, mũ cối… và chửi bậy! Thời đó, không thể phủ nhận đối với một bộ phận học sinh trung học, đó được coi là một hình ảnh… đẹp và… giàu nam tính! Và gần như thành nếp nghĩ, văng tục và từ đệm trong mỗi câu nói nghiễm nhiên được coi như một hành vi thể hiện chất manly, bên cạnh thói quen hút thuốc lá và uống chè chén. Thành, học sinh Trường Chu Văn An nhất quyết không chịu tiết lộ tên lớp của mình vì ngại “ảnh hưởng”, nhưng cũng không kém phần quả quyết khi khẳng định đa phần con trai trong lớp đều không ngại ngần văng tục khi không có bóng dáng thầy cô giáo và các bậc phụ huynh, dù học sinh Chu Văn An vẫn được đánh giá thuộc dạng thanh lịch nhất trong các trường tại Hà Nội. “Đệm thêm một chút từ mạnh đầu tiên thấy lời nói của mình có trọng lượng hơn, thấy mình lớn hơn, rồi trở thành quen mồm lúc nào không biết”, Thành cười ngượng ngịu.
Không những thế, đối với giới học sinh, sinh viên hiện nay, bạn bè quen đến lớp mà không “mày tao”, không vỗ vai nhau gọi là “con chó” thì có vẻ… xa cách, không thân mật! Ngồi uống nước với nhau mà không bỗ bã văng ra mấy câu chửi, mấy từ đệm thì bị coi là… khách sáo, là “văn vở”! Một thứ áp lực vô hình đè nặng lên những thành viên còn sót lại trong nhóm khiến họ không thể không theo thứ luật bất thành văn này.
Long, học sinh Trường Kim Liên cho biết, từ ngày bé cậu ở với ông bà, vốn là những người theo nếp cũ từ thời Trường Bưởi ngày xưa, đã được dạy dỗ một cách kỹ lưỡng rằng văng tục là một điều gì đó rất… hạ đẳng, không phải phong thái của những người có ăn có học. Nhưng từ những năm THCS, cậu đã buộc phải tuân theo cái thứ “luật” mà nhiều khi cậu cũng cảm thấy gờn gợn này nếu không muốn bị bạn bè xa lánh. “Nhiều khi thấy ông bà kể lại chuyện ngày xưa đi học các cụ xưng hô với nhau một cách lịch lãm mà thấy… thèm! Nhưng bây giờ với bạn gái cùng lớp mà xưng tên với nhau hay là cậu – tớ thì chúng nó đồn ầm lên là có tình ý. Với bạn trai mà xưng kiểu ấy thì nó mắt tròn mắt dẹt rồi bảo mày điên à”, Long phân bua. Thế nên cậu đành phải áp dụng chiến thuật “ở bầu thì tròn”, và ít ai ngờ rằng một thanh niên ở nhà dạ vâng vô cùng lễ phép mà hễ đến trường là cũng thoải mái “nhả ngọc phun châu” như ai.
Một điều nữa khiến cho giới trẻ có thể thoải mái văng tục là không gặp bất cứ sự phản ứng mạnh mẽ nào trong các mối quan hệ xã hội. Cả Long và Thành đều thừa nhận nếu ngay từ những ngày đầu mới “chập chững văng tục, chỉ cần một ánh mắt nghiêm khắc từ phía những người xung quanh, một tiếng chẹp miệng của người lớn… thì chắc chắn sẽ không đến mức văng tục quen mồm như bây giờ. Chỉ “kiêng” không văng tục trước mặt thầy cô giáo, gia đình họ hàng và người quen của phụ huynh, còn ở mọi nơi mọi chỗ các cậu đều thoải mái xả stress mồm.
Văng tục cũng không còn chỉ là độc quyền của phái mạnh, mà các học sinh nữ cũng không tỏ ra kém cạnh, thậm chí dần dần còn chiếm vị trí thống lĩnh. Nếu con trai thiên về từ đệm và những từ cục cằn thô lỗ, thì con gái lại thiên về chửi kiểu có vần có tứ, “chửi bậy như hát hay”. Có chứng kiến những trận khẩu chiến cả ngoài đời và cả trên mạng của phái nữ thì mới thấy kinh hoàng cho sự biến thái của ngôn từ. Hạn chế sử dụng vũ lực, uy lực miệt thị nhau bằng ngôn từ của nữ giới đã lên đến cực điểm, không thiếu bất cứ thứ dơ bẩn hay bộ phận cơ thể nào. Nói về “công phu võ mồm” của chị em, hầu hết nam giới đều lắc đầu ngán ngẩm. “Các bạn ấy không biết rằng con trai tuy văng tục nhưng thực sự rất ghê sợ và không tôn trọng con gái nói tục”, Thành tâm sự.
Nhưng có lẽ một nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát dịch văng tục ở giới trẻ hiện nay có phần lỗi rất lớn từ chính… người lớn! Chỉ cần để ý ngoài đường phố, chúng ta sẽ thấy nhiều người lớn văng tục, với đủ mọi thành phần lứa tuổi. Giới trẻ văng tục đã không còn là chuyện lạ, nhưng người lớn nói tục, chửi thề cũng là… chuyện bình thường!
Trong quán nhậu, ngoài phố khi tắc đường, một va chạm giao thông nhỏ, hai gia đình hàng xóm xích mích.. dù vui vẻ hay giận dữ, người lớn đều có thể văng tục một cách thoải mái. Thậm chí, ngay trong nội bộ gia đình hay họ hành, người lớn cũng không hề làm gương cho giới trẻ, trong khi đó lại áp đặt chúng phải lịch sự theo kiểu “trẻ con không được ăn thịt chó!”. Rất nhiều, không muốn nói là đa số, những thanh thiếu niên hồn nhiên văng tục có nguyên nhân bởi chính từ trong gia đình, các bậc phụ huynh văng tục với nhau một cách vô tội vạ.
Đáng buồn hơn nữa, ngay trong môi trường tưởng như miễn dịch hoàn toàn với tình trạng văng tục là nhà trường, các thầy cô giáo nhiều khi không làm tấm gương sáng để học sinh noi theo. Không hề tràn lan, nhưng lẩn khuất vô tình, học sinh vẫn phải chứng kiến các bậc thầy cô của mình văng tục với những từ ngữ có thể làm sụp đổ cả một thần tượng.
Trong môi trường trung học còn đỡ, lên đến bậc đại học hay cao đẳng, khi ranh giới thầy trò không còn quá ngăn cách bởi “thánh đường bục giảng”, những chuyện đáng buồn này xảy ra rất thường xuyên. Cho dù sau khi đã tốt nghiệp Đại học rồi ra đi làm tại một công trình lớn tại miền Trung, Dũng vẫn không thể nào xóa đi được cảm giác thất vọng về một người thầy mà Dũng đã từng coi như thần tượng trên bục giảng. Trong một đợt hồ hởi và vinh hạnh là họ sinh giỏi được “tháp tùng” thầy đi làm một dự án nhỏ, ngay trong đêm đầu tiên giao lưu với cơ sở, thầy giáo khả kính nhưng rất “đời” này đã quậy tưng tưng bên bàn nhậu, chửi bới tùm lum rồi đòi “kiểm tra mồm miệng” nhân viên nữ phục vụ… Từ sau cái đêm đó, chuyến đi ấp ủ rất nhiều kỳ vọng đầu tiên trong đời Dũng đã trở nên tầm thường đi rất nhiều.
Theo An ninh thế giới