Địa 12 Khí hậu

que6789

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2014
321
165
76
Thanh Hóa
THPT Dương Đình Nghệ
Last edited by a moderator:

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
Phân tích các nguyên nhân, hậu quả và một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu? Trong các giải pháp đó, giải pháp nào phù hợp cho Việt Nam, vì sao?
1) Nguyên nhân:
  • Thay đổi ở đại dương
  • Thay đổi quỹ đạo Trái Đất: Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những thay đổi về sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và cách nó được phân bố trên toàn cầu. Đó là những thay đổi rất nhỏ theo năng lượng mặt trời trung bình hàng năm trên một đơn vị diện tích; nhưng nó có thể gây biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố các mùa và địa lý.
  • Hiện tượng núi lửa: Ảnh hưởng đến khí hậu xảy ra trên một số lần trung bình mỗi thế kỷ, và gây ra làm mát (bằng một phần ngăn chặn sự lây truyền của bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất) trong thời gian một vài năm
  • Kiến tạo mảng: Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các lục địa và đại dương trên toàn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt. Đều này có thể ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và toàn cầu cũng như các dòng tuần hoàn khí quyển-đại dương.
  • Do con người đã sử dụng quá mức các loại nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt phát thải khí ra CO2 hoặc phá hủy các bể hấp thụ khí CO2 từ khí quyển (mất rừng, thảm thực vật)
2) Hậu quả
  • Đối với sản xuất: Sự tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng,gây ra các rủi ro nghiêm trọng khác.
  • Đối với thiên nhiên: Giảm sút tài nguyên trầm trọng, diện tích rừng giảm đáng kể; diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do sức ép dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa và bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Hiện tượng xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa và ô nhiễm do hóa chất nông nghiệp ngày càng gia tăng.
  • Đối với kinh tế - xã hội: Thiệt hại về người và của, giảm ngân sách quốc gia do phải giải quyết các vấn đề rủi ro xảy ra, làm chậm sự phát triển kinh tế
3) Giải pháp:
  • Giải quyết vấn đề chính là làm thế nào để giảm phát thải CO2 vào khí quyển và các phương thức thay đổi để sống chung với điều kiện khí hậu bị thay đổi
  • Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, thay đổi công nghệ mới hiệu suất cao, thu giữ và lưu trữ các-bon hoặc tăng cường việc hấp thụ CO2 thông qua việc trồng rừng.
  • Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
4) Trong các giải pháp đó, giải pháp phù hợp cho Việt Nam là: Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Vì phù hợp với hoàn cảnh kinh tế hiện tại, tác động lớn đến nhận thức người dân, từ đó mà tạo nên tiền đề vững chắc cho các kế hoạch sau cùng
 
Top Bottom