T
trifolium
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Lạc vào một con phố sách và chìm nghỉm trong hàng ngàn tựa tiểu thuyết ngoại văn, chỉ cần tinh ý một chút là ai cũng dễ dàng nhận ra: tìm một cuốn sách không "bị" dán mác best seller ở thời điểm này chắc cũng khó ngang mò kim đáy bể. Trăm cuốn như một, hầu hết những cuốn sách mới ra bây giờ đều được các nhà xuất bản, các công ty sách khoác lên mình bộ áo lộng lẫy mang tên "đắt khách" ngay trên bìa khiến người ta đôi lúc tự hỏi: sao mà lắm sách best seller thế?!
Đụng đâu cũng thấy best seller
Không khó để đi tìm nguyên nhân cho cơn bão best seller đang thống trị thị trường tiểu thuyết ngoại văn ở Việt Nam: áp lực đến từ doanh số. Khi mà những nhà xuất bản, những công ty sách đang phải gồng mình đưa tiểu thuyết chạy đua cùng vô số những sản phẩm giải trí khác như phim ảnh, âm nhạc và cả trò chơi điện tử, thì cái mác "best seller" ở thị trường nước ngoài cũng là một chiếc tem bảo hành khá hữu hiệu. Và thực tế là cũng đã có những trường hợp thật sự thành công khi các NXB bắt nhịp và nhanh nhạy trong việc mua tác quyền của những bộ sách đang "nóng" trên toàn thế giới như Harry Potter, Twilight hay loạt tiểu thuyết của Dan Brown... Nhưng đáng tiếc, chúng chỉ là thiểu số giữa rừng sách best seller đang bày bán trên thị trường mà thôi.
Khi mà ngay cả những cuốn tiểu thuyết chick-lit với doanh số "vừa phải", nội dung không mấy đặc sắc cũng được quảng cáo nhiệt tình là best seller thì không khó hiểu khi các độc giả thắc mắc sách đắt khách có thật sự đáng mua. Và đâu mới là thước đo giúp họ phân biệt những tựa tiểu thuyết hay thật sự và gây được tiếng vang, khiến nhiều người yêu thích với những cuốn sách dễ mua, dễ đọc nhưng cũng dễ quên. Thử hỏi, có mấy đầu sách quảng cáo best seller theo căn cứ từ những bảng xếp hạng uy tín như của Publishers Weekly hay New York Times? Hay các nhà xuất bản lẫn các công ty sách chỉ đang dùng nó như một chiêu bài PR? Rõ ràng, tình trạng "ngập lụt" best seller chẳng chóng thì chày sẽ khiến người đọc mất lòng tin vào cái mác tưởng như an toàn và đầy mời gọi này.
Best seller - có phải tiêu chí chọn sách thông minh?
Có thể nói, khâu chọn sách, thẩm định để mua bản quyền và phát hành của các nhà xuất bản hay các công ty sách thực sự là một kim chỉ nam có tính định hướng lên xu hướng đọc và chọn sách của độc giả. Nhưng có phải cứ "nhập khẩu" best seller về là đủ để đảm bảo thành công cho một cuốn sách tại Việt Nam? Câu trả lời chắc chắn là không! Cần phải hiểu rằng nếu chỉ mãi chạy theo những cuốn sách mang tính "thị trường", thuần túy giải trí và dễ bán thì cả những độc giả yêu sách nhất cũng sẽ quay lưng khi không thể tìm ra cho riêng mình những sản phẩm đọc thực sự có chiều sâu và mang giá trị nghệ thuật.
Dưới góc nhìn của một người đọc sách bạn nghĩ gì về tình trạng "loạn" best seller như hiện nay? Tiêu chí nào mới đóng vai trò quyết định khiến bạn mua một cuốn sách? Cái mác best seller liệu có là đủ để thỏa mãn mọi độc giả?
Nguồn: 2sao.
Đụng đâu cũng thấy best seller
Không khó để đi tìm nguyên nhân cho cơn bão best seller đang thống trị thị trường tiểu thuyết ngoại văn ở Việt Nam: áp lực đến từ doanh số. Khi mà những nhà xuất bản, những công ty sách đang phải gồng mình đưa tiểu thuyết chạy đua cùng vô số những sản phẩm giải trí khác như phim ảnh, âm nhạc và cả trò chơi điện tử, thì cái mác "best seller" ở thị trường nước ngoài cũng là một chiếc tem bảo hành khá hữu hiệu. Và thực tế là cũng đã có những trường hợp thật sự thành công khi các NXB bắt nhịp và nhanh nhạy trong việc mua tác quyền của những bộ sách đang "nóng" trên toàn thế giới như Harry Potter, Twilight hay loạt tiểu thuyết của Dan Brown... Nhưng đáng tiếc, chúng chỉ là thiểu số giữa rừng sách best seller đang bày bán trên thị trường mà thôi.
Khi mà ngay cả những cuốn tiểu thuyết chick-lit với doanh số "vừa phải", nội dung không mấy đặc sắc cũng được quảng cáo nhiệt tình là best seller thì không khó hiểu khi các độc giả thắc mắc sách đắt khách có thật sự đáng mua. Và đâu mới là thước đo giúp họ phân biệt những tựa tiểu thuyết hay thật sự và gây được tiếng vang, khiến nhiều người yêu thích với những cuốn sách dễ mua, dễ đọc nhưng cũng dễ quên. Thử hỏi, có mấy đầu sách quảng cáo best seller theo căn cứ từ những bảng xếp hạng uy tín như của Publishers Weekly hay New York Times? Hay các nhà xuất bản lẫn các công ty sách chỉ đang dùng nó như một chiêu bài PR? Rõ ràng, tình trạng "ngập lụt" best seller chẳng chóng thì chày sẽ khiến người đọc mất lòng tin vào cái mác tưởng như an toàn và đầy mời gọi này.
Best seller - có phải tiêu chí chọn sách thông minh?
Có thể nói, khâu chọn sách, thẩm định để mua bản quyền và phát hành của các nhà xuất bản hay các công ty sách thực sự là một kim chỉ nam có tính định hướng lên xu hướng đọc và chọn sách của độc giả. Nhưng có phải cứ "nhập khẩu" best seller về là đủ để đảm bảo thành công cho một cuốn sách tại Việt Nam? Câu trả lời chắc chắn là không! Cần phải hiểu rằng nếu chỉ mãi chạy theo những cuốn sách mang tính "thị trường", thuần túy giải trí và dễ bán thì cả những độc giả yêu sách nhất cũng sẽ quay lưng khi không thể tìm ra cho riêng mình những sản phẩm đọc thực sự có chiều sâu và mang giá trị nghệ thuật.
Dưới góc nhìn của một người đọc sách bạn nghĩ gì về tình trạng "loạn" best seller như hiện nay? Tiêu chí nào mới đóng vai trò quyết định khiến bạn mua một cuốn sách? Cái mác best seller liệu có là đủ để thỏa mãn mọi độc giả?
Nguồn: 2sao.