R
rooney_cool
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
(VTC News) - Vậy là vòng knock-out đầu tiên của Champions League 2009-10 đã khép lại sau loạt trận đêm 17/3 với chiến thắng thuộc về ĐKVĐ Barcelona và nhà vô địch Pháp Girondins Bordeaux.
Thể thức thi đấu kéo dài nặng tính thương mại mà UEFA áp dụng lần đầu tiên cho vòng 16 đội (mỗi tuần chỉ có 2 trận đấu, thay vì 4) đã giúp người hâm mộ được thưởng thức nhiều trận đấu hơn, kéo theo đó là các nguồn thu từ bản quyền truyền hình và quảng cáo cũng vì thế mà nhân đôi. Đồng thời, thể thức mới cũng gián tiếp khiến Champions League 2009-10 trở thành giải đấu giàu cảm xúc bậc nhất trong lịch sử: Sự kịch tính của được đẩy lên cao trào, thậm chí nghẹt thở; những đại gia liên tục “rụng”, nhường chỗ cho các tên tuổi mới; sự bùng nổ về số lượng bàn thắng được ghi;…
Những cơn địa chấn
Đội quân đắt đỏ của Real Madrid đã gây thất vọng lớn.
Sau vòng bảng, Champions League 2009-10 đã chia tay 2 “ông kẹ” Liverpool và Juventus, những chủ nhân của tổng cộng 7 chiếc Cúp C1/Champions League. Và sau khi 16 trận đấu của vòng knock-out đầu tiên kết thúc, người ta tiếp tục phải nói lời tạm biệt những đại diện thường xuyên nhất của Cúp châu Âu.
Những “cái chết” đáng chú ý nhất thuộc về Real Madrid và AC Milan, 2 CLB giàu thành tích nhất châu Âu với lần lượt 9 và 7 danh hiệu vô địch. 2 gã khổng lồ của Tây Ban Nha và Italia bước vào giải đấu với những tư thế khác nhau, một đang bấu víu lấy những khoảnh khắc vinh quang sau chót và mơ về một cuộc cải tổ bằng dòng máu trẻ (Milan), một đang được đầu tư mạnh mẽ hơn bao giờ hết để tái hiện lại thời vàng son của mình (Real). Cách thức thất bại của 2 CLB cũng khác nhau, một thua tức tưởi dưới tay đối thủ yếu hơn, một thua tan tác và không gượng dậy nổi trước đối thủ trội hơn ở tất cả các mặt.
Nhưng dù thua theo cách nào đi nữa, Real và Milan vẫn gây ra những nỗi thất vọng không thể nào đong đếm cho người hâm mộ. Với Real, núi tiền mà Florentino Perez cất công đi vay không thể được chuyển hóa thành “La Decima”. Còn với Milan, họ đã để thua đậm nhất trong số 16 CLB (2-7) trong một cuộc đối đầu lẽ ra phải cân bằng và đáng xem nhất vòng 1/8.
Sau Real và Milan, Chelsea là nỗi thất vọng tiếp theo. Dù không có được sự đầu tư mạnh mẽ như Los Blanco hay một quá khứ lẫy lừng như Rossoneri song CLB của tỷ phú Abramovich vẫn được đánh giá rất cao nhờ nền tảng là đội hình đồng đều, một HLV giàu kinh nghiệm và phong độ rất cao ở đấu trường Champions League (lọt vào bán kết ở 5/6 mùa gần nhất, sở hữu chuỗi 21 trận bất bại sân nhà). Vậy mà, The Blues đã thua tan tác trước Inter, đội bóng đã 3 năm liên tiếp không qua nổi vòng 1/8.
Sevilla cũng là một nỗi thất vọng lớn. Bắt được quẻ Đại Cát khi chỉ phải gặp CSKA Moscow và chiếm ưu thế nhờ trận hòa 1-1 trên sân khách ở lượt đi, vậy mà, đội bóng Andalucia lại để thua ngược đầy khó hiểu để rồi nhường vé cho đối thủ được đánh giá thấp nhất trong số 16 CLB
Bordeaux gây ấn tượng mạnh khi trở thành CLB duy nhất chưa thua ở Champions League năm nay.
Sự sụp đổ của các “ông lớn” là tiền đề cho những kẻ thấp cổ bé họng. Chưa bao giờ người Pháp trở thành người lĩnh xướng cuộc chơi số 1 lục địa già như năm nay với 2/8 đại diện ở Tứ kết, ngang bằng người Anh và nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Lyon và Bordeaux đang được kỳ vọng sẽ lần thứ 2 mang Champions League về cho đất nước lục lăng, sau danh hiệu đầy tai tiếng của Marseille năm 1993.
Sau 3 năm liên tiếp thống trị các vòng knock-out, Premier League đã không còn giữ được tư thế áp đảo của mình. Đồng thời, La Liga và Serie A cũng chỉ còn một đại diện. Rõ ràng, khoảng cách giữa các nền bóng đá ngày càng được thu hẹp.
Kịch bản nào cho vòng Tứ kết
Câu hỏi đặt ra với chúng ta là liệu những bất ngờ sẽ tiếp tục tái diễn ở vòng Tứ kết hay không?
Dù rất nhiều ông lớn đã “rụng” từ các vòng ngoài nhưng trong danh sách 8 đội dự vòng Tứ kết vẫn còn lại Barcelona, Manchester United và Arsenal, 3/4 CLB có mặt ở vòng Bán kết mùa giải trước. Trong đó, Barcelona và Manchester United chính là Nhà vô địch và Á quân Champions League 2008-09. Cả 3 đều giành được vé sau những chiến thắng đậm đà trước Stuttgart, Milan và Porto.
Champions League 2009-10 đã trở về đúng nghĩa là giải đấu của những Nhà vô địch với Barcelona (ĐKVĐ Tây Ban Nha), Manchester United (Anh), Inter Milan (Italia) và Bordeaux (Pháp). Bayern Munich không phải nhà vô địch Đức nhưng lại là đại diện Bundesliga đáng sợ nhất trên đấu trường châu lục. Trường hợp tương tự là CSKA Moscow.
Bởi vậy, đẳng cấp vẫn là đẳng cấp. Và bất ngờ sẽ khó có thể được tái diễn thêm một lần nữa. CSKA hầu như không có cửa đi tiếp và nhiều khả năng cũng sẽ chẳng có đại diện nào của Ligue 1 có mặt ở bán kết, trừ phi Bordeaux, Lyon đụng nhau hoặc 1 trong 2 gặp… CSKA.
Real, Milan, Liverpool và những ông lớn khác đã ngã ngựa, nhưng những nhân vật chủ đạo của vòng Bán kết sẽ nằm trong số Barcelona, MU, Inter, Bayern và Arsenal. Và suy cho cùng, sau khi đã no nê với những bất ngờ ở vòng ngoài, khán giả sẽ ưa thích những màn đối đầu kiểu như MU - Barcelona hay Inter - Arsenal ở Bán kết, thay vì những cặp đấu như Lyon - CSKA.
Danh sách các CLB lọt vào vòng Tứ kết Champions League:
Arsenal (Anh), Barcelona (Tây Ban Nha), Bayern Munich (Đức), Bordeaux (Pháp), Inter Milan (Italia), Manchester United (Anh), Olympique Lyon (Pháp), CSKA Moscow (Nga).
Thể thức thi đấu kéo dài nặng tính thương mại mà UEFA áp dụng lần đầu tiên cho vòng 16 đội (mỗi tuần chỉ có 2 trận đấu, thay vì 4) đã giúp người hâm mộ được thưởng thức nhiều trận đấu hơn, kéo theo đó là các nguồn thu từ bản quyền truyền hình và quảng cáo cũng vì thế mà nhân đôi. Đồng thời, thể thức mới cũng gián tiếp khiến Champions League 2009-10 trở thành giải đấu giàu cảm xúc bậc nhất trong lịch sử: Sự kịch tính của được đẩy lên cao trào, thậm chí nghẹt thở; những đại gia liên tục “rụng”, nhường chỗ cho các tên tuổi mới; sự bùng nổ về số lượng bàn thắng được ghi;…
Những cơn địa chấn
Đội quân đắt đỏ của Real Madrid đã gây thất vọng lớn.
Sau vòng bảng, Champions League 2009-10 đã chia tay 2 “ông kẹ” Liverpool và Juventus, những chủ nhân của tổng cộng 7 chiếc Cúp C1/Champions League. Và sau khi 16 trận đấu của vòng knock-out đầu tiên kết thúc, người ta tiếp tục phải nói lời tạm biệt những đại diện thường xuyên nhất của Cúp châu Âu.
Những “cái chết” đáng chú ý nhất thuộc về Real Madrid và AC Milan, 2 CLB giàu thành tích nhất châu Âu với lần lượt 9 và 7 danh hiệu vô địch. 2 gã khổng lồ của Tây Ban Nha và Italia bước vào giải đấu với những tư thế khác nhau, một đang bấu víu lấy những khoảnh khắc vinh quang sau chót và mơ về một cuộc cải tổ bằng dòng máu trẻ (Milan), một đang được đầu tư mạnh mẽ hơn bao giờ hết để tái hiện lại thời vàng son của mình (Real). Cách thức thất bại của 2 CLB cũng khác nhau, một thua tức tưởi dưới tay đối thủ yếu hơn, một thua tan tác và không gượng dậy nổi trước đối thủ trội hơn ở tất cả các mặt.
Nhưng dù thua theo cách nào đi nữa, Real và Milan vẫn gây ra những nỗi thất vọng không thể nào đong đếm cho người hâm mộ. Với Real, núi tiền mà Florentino Perez cất công đi vay không thể được chuyển hóa thành “La Decima”. Còn với Milan, họ đã để thua đậm nhất trong số 16 CLB (2-7) trong một cuộc đối đầu lẽ ra phải cân bằng và đáng xem nhất vòng 1/8.
Sau Real và Milan, Chelsea là nỗi thất vọng tiếp theo. Dù không có được sự đầu tư mạnh mẽ như Los Blanco hay một quá khứ lẫy lừng như Rossoneri song CLB của tỷ phú Abramovich vẫn được đánh giá rất cao nhờ nền tảng là đội hình đồng đều, một HLV giàu kinh nghiệm và phong độ rất cao ở đấu trường Champions League (lọt vào bán kết ở 5/6 mùa gần nhất, sở hữu chuỗi 21 trận bất bại sân nhà). Vậy mà, The Blues đã thua tan tác trước Inter, đội bóng đã 3 năm liên tiếp không qua nổi vòng 1/8.
Sevilla cũng là một nỗi thất vọng lớn. Bắt được quẻ Đại Cát khi chỉ phải gặp CSKA Moscow và chiếm ưu thế nhờ trận hòa 1-1 trên sân khách ở lượt đi, vậy mà, đội bóng Andalucia lại để thua ngược đầy khó hiểu để rồi nhường vé cho đối thủ được đánh giá thấp nhất trong số 16 CLB
Bordeaux gây ấn tượng mạnh khi trở thành CLB duy nhất chưa thua ở Champions League năm nay.
Sự sụp đổ của các “ông lớn” là tiền đề cho những kẻ thấp cổ bé họng. Chưa bao giờ người Pháp trở thành người lĩnh xướng cuộc chơi số 1 lục địa già như năm nay với 2/8 đại diện ở Tứ kết, ngang bằng người Anh và nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Lyon và Bordeaux đang được kỳ vọng sẽ lần thứ 2 mang Champions League về cho đất nước lục lăng, sau danh hiệu đầy tai tiếng của Marseille năm 1993.
Sau 3 năm liên tiếp thống trị các vòng knock-out, Premier League đã không còn giữ được tư thế áp đảo của mình. Đồng thời, La Liga và Serie A cũng chỉ còn một đại diện. Rõ ràng, khoảng cách giữa các nền bóng đá ngày càng được thu hẹp.
Kịch bản nào cho vòng Tứ kết
Câu hỏi đặt ra với chúng ta là liệu những bất ngờ sẽ tiếp tục tái diễn ở vòng Tứ kết hay không?
Barca của Josep Guardiola vẫn là ứng cử viên hàng đầu cho ngôi vô địch.
Dù rất nhiều ông lớn đã “rụng” từ các vòng ngoài nhưng trong danh sách 8 đội dự vòng Tứ kết vẫn còn lại Barcelona, Manchester United và Arsenal, 3/4 CLB có mặt ở vòng Bán kết mùa giải trước. Trong đó, Barcelona và Manchester United chính là Nhà vô địch và Á quân Champions League 2008-09. Cả 3 đều giành được vé sau những chiến thắng đậm đà trước Stuttgart, Milan và Porto.
Champions League 2009-10 đã trở về đúng nghĩa là giải đấu của những Nhà vô địch với Barcelona (ĐKVĐ Tây Ban Nha), Manchester United (Anh), Inter Milan (Italia) và Bordeaux (Pháp). Bayern Munich không phải nhà vô địch Đức nhưng lại là đại diện Bundesliga đáng sợ nhất trên đấu trường châu lục. Trường hợp tương tự là CSKA Moscow.
Bởi vậy, đẳng cấp vẫn là đẳng cấp. Và bất ngờ sẽ khó có thể được tái diễn thêm một lần nữa. CSKA hầu như không có cửa đi tiếp và nhiều khả năng cũng sẽ chẳng có đại diện nào của Ligue 1 có mặt ở bán kết, trừ phi Bordeaux, Lyon đụng nhau hoặc 1 trong 2 gặp… CSKA.
Real, Milan, Liverpool và những ông lớn khác đã ngã ngựa, nhưng những nhân vật chủ đạo của vòng Bán kết sẽ nằm trong số Barcelona, MU, Inter, Bayern và Arsenal. Và suy cho cùng, sau khi đã no nê với những bất ngờ ở vòng ngoài, khán giả sẽ ưa thích những màn đối đầu kiểu như MU - Barcelona hay Inter - Arsenal ở Bán kết, thay vì những cặp đấu như Lyon - CSKA.