H
hvtp
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bộ phim tài liệu Pháp Chim di cư (tên gốc Le peuple migrateur, đạo diễn Jacques Perrin) được chiếu trong khuôn khổ Liên hoan Phim những nước nói tiếng Pháp tại Viện Văn hóa Việt-Pháp IDECAF-TPHCM, vào ngày 24-5 vừa qua, đã thu hút khá đông khán giả đến thưởng thức.
Bộ phim là cuộc hành trình độc nhất vô nhị của đoàn làm phim khi bay theo những đàn chim thiên di từ cực Bắc đến cực Nam của trái đất. Đó không phải là những thước phim chỉ có hình ảnh của thiên nhiên hoang dã, mà là một câu chuyện dài của một chặng hành trình đầy khó khăn, hiểm nguy - câu chuyện của cuộc đấu tranh sinh tồn. “Nhân vật chính” là những chú chim, ngỗng trời, sếu, thiên nga..., qua ống kính của các nhà làm phim, đã mang đến cho khán giả tiếng cười bằng những hành động ngộ nghĩnh. Nhưng đan lồng vào cuộc hành trình dài ấy lại có những khoảnh khắc khiến người xem ngậm ngùi trước những khát vọng chim thiên di bị thiên nhiên vùi dập.
Bộ phim không có lời bình, chỉ có những dòng chú thích ngắn gọn về loại chim, đoạn đường di trú nhưng cũng đủ để người xem nhận ra mỗi hành trình là một cuộc đấu tranh sinh tồn mãnh liệt của những đàn chim thiên di trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên và của con người. Ghi nhận một hành trình di trú cũng như là ghi nhận cái đẹp - khát vọng tồn tại mãnh liệt của các sinh vật tự nhiên.
Suốt 3 năm, đoàn làm phim với hơn 400 người đã kiên trì chờ đợi từng khoảnh khắc hiếm hoi để có thể cận cảnh được những hình ảnh độc đáo về thế-giới-tình-cảm của những loài thiên di. Cuộc hành trình cũng đã mang đến cho khán giả những hình ảnh hùng vĩ, huyền bí và rợn ngợp của thiên nhiên hoang dã.
Hiếm có một bộ phim tài liệu nào được chiếu mà khán giả chịu ngồi xem đến phút cuối cùng như phim Chim di cư. Sự mạo hiểm và kiên trì của các nhà làm phim đã mang đến những thước phim tuyệt vời.
Bộ phim tài liệu Chim di cư đã gây tiếng vang từ năm 2001, đến nay mới có dịp ra mắt khán giả Việt Nam. Những bộ phim tiếp theo sẽ được trình chiếu trong khuôn khổ Liên hoan Phim các nước nói tiếng Pháp: phim Việt Nam Sinh mệnh (vào lúc 18 giờ ngày 27-5) và bộ phim tài liệu Bruxelles, Cuộc đấu tranh của cây thuốc (vào lúc 14 giờ 30 ngày 31-5).
Tiểu Quyên
Bộ phim là cuộc hành trình độc nhất vô nhị của đoàn làm phim khi bay theo những đàn chim thiên di từ cực Bắc đến cực Nam của trái đất. Đó không phải là những thước phim chỉ có hình ảnh của thiên nhiên hoang dã, mà là một câu chuyện dài của một chặng hành trình đầy khó khăn, hiểm nguy - câu chuyện của cuộc đấu tranh sinh tồn. “Nhân vật chính” là những chú chim, ngỗng trời, sếu, thiên nga..., qua ống kính của các nhà làm phim, đã mang đến cho khán giả tiếng cười bằng những hành động ngộ nghĩnh. Nhưng đan lồng vào cuộc hành trình dài ấy lại có những khoảnh khắc khiến người xem ngậm ngùi trước những khát vọng chim thiên di bị thiên nhiên vùi dập.
Bộ phim không có lời bình, chỉ có những dòng chú thích ngắn gọn về loại chim, đoạn đường di trú nhưng cũng đủ để người xem nhận ra mỗi hành trình là một cuộc đấu tranh sinh tồn mãnh liệt của những đàn chim thiên di trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên và của con người. Ghi nhận một hành trình di trú cũng như là ghi nhận cái đẹp - khát vọng tồn tại mãnh liệt của các sinh vật tự nhiên.
Suốt 3 năm, đoàn làm phim với hơn 400 người đã kiên trì chờ đợi từng khoảnh khắc hiếm hoi để có thể cận cảnh được những hình ảnh độc đáo về thế-giới-tình-cảm của những loài thiên di. Cuộc hành trình cũng đã mang đến cho khán giả những hình ảnh hùng vĩ, huyền bí và rợn ngợp của thiên nhiên hoang dã.
Hiếm có một bộ phim tài liệu nào được chiếu mà khán giả chịu ngồi xem đến phút cuối cùng như phim Chim di cư. Sự mạo hiểm và kiên trì của các nhà làm phim đã mang đến những thước phim tuyệt vời.
Bộ phim tài liệu Chim di cư đã gây tiếng vang từ năm 2001, đến nay mới có dịp ra mắt khán giả Việt Nam. Những bộ phim tiếp theo sẽ được trình chiếu trong khuôn khổ Liên hoan Phim các nước nói tiếng Pháp: phim Việt Nam Sinh mệnh (vào lúc 18 giờ ngày 27-5) và bộ phim tài liệu Bruxelles, Cuộc đấu tranh của cây thuốc (vào lúc 14 giờ 30 ngày 31-5).
Tiểu Quyên