Sử 9 Kháng chiến chống thực dân Pháp

Phương Trang

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
27 Tháng hai 2017
784
1,049
256
Ninh Bình
1. - Sau Hiệp định sơ bộ(6 -3 – 1946) và Tạm ước(14-9 – 1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh, nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích
+ Tháng 11 – 1946 Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn
+ Từ đầu tháng 12 – 1946 quân Pháp liên tiếp gây xung đột với công an và tự vệ của ta, chúng bắn đại bác vào khu phố Hàng Bún, chiếm trụ sở Bộ Tài chính và một số cơ quan khác của ta
+ Ngày 18 và 19 – 12 – 1946 thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô
cho chúng
- Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp,nhân dân ta chỉ có một con đường cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do…Ngày 18 và 19 -12 – 1946 , Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Ngay trong đêm 19 – 12 – 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
2.
a/ Hoàn cảnh lịch sử:
Nhờ sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ, thông qua kế hoạch Rơve, Pháp thực hiện âm mưu khoá chặt biên giới Việt – trung bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trrên đường số 4; thiết lập tuyến hành lang Đông- Tây nhằm cát đứt con đường liên lạc giữa liên khu 3 và liên khu 4. Chúng nuôi âm mưu tiến công lên Việt Bắc lần 2.

b/ Chủ trương của ta:

Tháng 6 năm 1950, Đảng, Chính phủ và Bộ tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:

+ Tiêu diệt sinh lực địch

+ Khai thông biên giới Viẹt – trung để mở rộng đường liên lạc giữa ta với các nước XHCN.

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc

Với tinh thần “ Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” ta đã huy động 121.700 dân công với 1.716.000 ngày công vận chuyển gần 4000 tấn lương thực, vũ khí đảm bảo cho 3 vạn quân.

c/ Diễn biến:

-16/9/1950, chiến dịch bắt đầu, ta tiến công cụm cứ điểm Đông khê. Sáng ngày 18/9/1950, ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông khê, đẩy địch vào tình thế nguy khốn: Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, thế phòng thủ trên đường số 4 lung lay.

- Mất Đông khê, quân pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng bằng kế hoạch ‘’hành quân kép”: một cánh quân đánh lên Thái nguyên để thu hút chủ lực của ta, một cánh quân khác từ Thất khê tiến lên chiếm lại Đông khê để đón quân từ Cao Bằng về.

- Đoán trước ý định của địch, quân ta mai phục, kiên nhẫn chờ đánh quân tiếp viện. Từ 1 đến 8/ 10/1950, quân ta liên tục chặn đánh địch, diệt gọn 2 binh đoàn, làm sụp đổ hoàn toàn kế hoạch rút quân của địch.

Từ 10 đến 22/10/1950, địch phải rút khỏi đường số 4: Thất Khê, Na Sầm, Đồng đăng, lạng Sơn, Đình Lập. Đến 23/10/1950 chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi.

d/ Kết quả và ý nghĩa lịch sử:

* Kết quả:


-Ta tiêu diệt và bắt 8.300 địch, thu trên 3000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh; khai thông 750 km đường biên giới Việt – trung với 35 vạn dân; căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.

* Ý nghĩa lịch sử:

-Giáng 1 đòn mạnh mẽ vào ý đồ xâm lược của địch, dẩy địch vào tình thế bị động phòng ngự, ngày càng lúng túng nhiều mặt.

-Đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cục diện chiến tranh: Ta bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ.
3.
a. Chủ trương của ta:
Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về mặt chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta ở những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, tạo điều kiện thuận lợi để ta tiêu diệt chúng.
b.tóm tắt diễn biến:Trong Đông Xuân 53-54, quân và dân ta đã chủ đông tấn công địch trên mọi hướng chiến lược khác nhau. Qua đó ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn đồng thời buộc chúng phải phân tán khối quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ thành năm điểm đóng quân:Đồng bằng Bắc Bộ , Điện Biên Phủ, Sê nô, Plây cu, Luông –pha- băng làm cho kế hoạch Na Va bước đầu bị pha sản, tạo thời cơ thuận lợi để mở trận quyết chiên chiến lược ở Điện Biên Phủ.

 

Hi HMF

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng mười một 2017
251
391
109
Hải Dương
THPT
Câu 4. Tại sao nói: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng là " Đại hội kháng chiến thắng lợi"?

- Đại hội thông qua Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các thời kí, khẳng định đường lối kháng chiến chống P của Đảng
- Thông qua Báo cáo “ Bàn về cách mạng Việt Nam” của Tổng bí thư Trường Chinh: Nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập, xóa bỏ những tàn tích phong kiến, thực hiện “ người cày có ruộng”, phát triển chế độ dân chủ nhân dân
- Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt – Lào - Campuchia một Đảng Mác- Lênin riêng. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam
- Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới,xuất bản báo nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng.
- Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Tổng Bí thư .

Từ đấy ta có thể thấy:
- Đại hội đánh dấu bước phát triển mới, bước trưởng thành của Đảng ta, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với kháng chiến.
- Đây là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.


Câu 5. Tại sao nói Bộ chính trị trung ương đảng quyết định cho Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược? Vì sao nói " Chiến thắng Điện Biên Phủ đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỉ XX. Đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc"?

- Về phía Pháp :
+ Được sự đồng ý của Mĩ, Pháp thực hiện kế hoạch Nava (...).
+ sau Đông-Xuân 1953-1954 kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản do Pháp phải bị động phân tán lực lượng nhiều nơi để đối phó với ta.
+ Pháp nhân thấy ĐBP là địa bàn chiến lược quan trọng ở Đông Dương và ĐNA, cho nên Pháp và Mĩ đã xây đựng ĐBP trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương '' pháo đài bất khả xâm phạm '' .
--> Đây là cố gắng cuối cùng của Pháp nhằm kết thúc chiến tranh trong danh dự.

-Về phía ta :
+ Đông- Xuân 1953-1954 ta giành nhiều thắng lợi trên các trận tuyến.
+ Đảng và Chính Phủ nhận thấy đây là cô gắng cuối cùng của quân Pháp, cho nên Đảng ta đã quyết định dồn sức mạnh để giành chiến thắng ở ĐBP nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta và buộc Pháp kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.
--> Qua các yếu tố trên, 12-1953, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch ĐBP nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào. -Hết-

* giải thích thêm < muốn cao điểm hơn bạn có thể tham khảo >.

- Tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương - Điện Biên Phủ, đó là sản phẩm thất bại của Pháp chứ không sản là sản phẩm thắng lợi của kế hoạch Nava.
- Pháp và Mĩ nghĩ ĐBP xa nơi hậu phương của ta nên Việt Minh không có khả năng đánh một chiến dịch lớn.
-Hậu phương, nhân công ( toàn quân, toàn dân 1 lòng ) chính là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần vào thắng lợi của chiến dịch ĐBP. ( một phần,có sự giúp đỡ của Trung Quốc)
-Năm 2014, nước ta kĩ niệm 60 năm chiến thắng ĐBP (1954-2014) lừng lẫy năm chấn động địa cầu, một sự kiên có tầm quốc tế to lớn.Và với khí thế sôi sục và cuộc đấu tranh chính nghĩa trong những ngày lịch sữ này ( nhất là trong thời gian gần đây ) thì nhất định ta sẽ làm nên những kì tích, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc

Câu 6. Trình bày: hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của hiệp định Giơ - ne - vơ 1954.

* Hoàn cảnh dẫn đến Hội nghị:
- Đông – Xuân 1953 – 1954 ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao.
- Tháng 1/1954 Ngoại trưởng trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã quyết định triệu tập Hội
nghị Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

* Nội dung hiệp định:
+ Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương, không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước.
+ Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương.
+ Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời...
+ Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.
+ Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7/1956.
+ Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.

* Ý nghĩa:
+ Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương.
+ Đánh dấu thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
+ Buộc Pháp chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
 
Top Bottom