Giải thích đường lối kháng chiến chống thực dân pháp của nhân dân ta
Đường lối kháng chiến của nhân dân ta là: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Kháng chiến toàn dân: tất cả mọi người đều tham gia kháng chiến, mỗi người dân là một chiến sĩ, chiến đấu bằng mọi thứ vũ khí có trong tay.
- Kháng chiến toàn diện: diễn ra trên tất cả các mặt trận: quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, nhưng chủ yếu trên mặt trận quân sự.
- Trường kì kháng chiến: kháng chiến lâu dài, vừa đánh vừa xây dựng phát triển lực lượng.
- Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế: dựa vào sức người, sức của của chúng ta, không ỷ lại bên ngoài, nhưng tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
Vì sao nói " chiến dịch biên giới Thu- Đông " ( 1950 ) đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược
Vì:
- Đây là chiến dịch tiến công quy mô lớn, một chiến dịch đánh, tiêu diệt điển hình, đã đưa cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới.
- Thế bao vây, phong tỏa địch với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ.
- Con đường liên lạc giữa cách mạng Việt Nam với quốc tế được mở ra nhiều hướng. Ta chuyển từ thế phòng ngự sang tiến công.
- Mở đầu giai đoạn ta dành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
- Mở ra bước phát triển của cuộc kháng chiến.
Trình bày nội dung, ý nghĩa của hiệp định Giơ-ne-vơ
Nội dung:
- 21/7/1954, Pháp kí với ta hiệu định Giơ ne vơ
- Các nước tham dự hội nghị cam kếttoon trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia là độc lập chủ quyền, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ.
- Hai bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Hai bên tham chiến tập kết chuyển quân ở hai miền Nam, Bắc. Lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tamh thời.
- Việt Nam tiến tới thống nhất đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956.
Ý nghĩa:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp
- Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
- Buộc pháp rút quân, miền bắc hoàn toàn được giải phóng.