Vật lí Khám phá vũ trụ - Những hành tinh kì lạ

Vie Hoàng

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng hai 2019
624
699
116
Hà Nội
THPT Mỹ Đức B
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Người ta ước tính trong vũ trụ có từ 200 tỉ cho đến 200 nghìn tỉ thiên hà, mỗi thiên hà lại chứa từ 100 cho tới 400 tỉ ngôi sao, mỗi ngôi sao lại có thể có từ 1 cho tới cả 8 vệ tinh như Mặt Trời, hay thậm chí là nhiều hơn nữa. Điều đó khiến việc tính toán số hành tinh trong vũ trụ trở thành 1 bài toán nan giải. Tuy nhiên, trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ chỉ nói về 10 hành tinh mà thôi. Chào mừng đến với: Top 10 Hành Tinh Kì Lạ Nhất Vũ Trụ:Rabbit28

10. Hành tinh Bình Nóng Lạnh
Gliese 581C từng được xếp thứ 3 trong top những hành tinh có khả năng duy trì sự sống cao nhất.
Nhờ một nửa của hành tinh này luôn hướng về phía ngôi sao chủ, nên 1 nửa hành tinh này luôn được chiếu sáng, còn nửa kia sẽ luôn chìm trong bóng tối. Nói cách khác, bạn sẽ bị nướng chín hoặc cấp đông nếu cố gắng sống ở 1 trong 2 nửa của hành tinh này. Tuy nhiên, khoảng chính giữa ngăn cách 2 bên nóng lạnh lại là nơi lý tưởng cho sự sống nếu có 1 ngày con người phải di cư khỏi trái đất :D.
264_eso0722b_s.jpg

Gliese 581C- Hành tinh bình nóng lạnh

9. Hành tinh "xốp" nhất
Wasp 17b có đường kính gấp 1.99 lần Sao Mộc, hành tinh khủng nhất trong hệ mặt trời, nhưng lại có khối lượng chỉ bằng 1/2 Sao Mộc do vậy nó có tỉ trọng rất nhỏ, chỉ từ [tex]0,08- 0,19 g/cm^{3}[/tex] ,nhẹ hơn cả nước tại Trái Đất với tỉ trọng [tex]1 g/cm^{3}[/tex].
upload_2019-7-11_22-17-42.jpeg
Wasp 17b- "Cục xốp khổng lồ"
Ngoài ra, đây cũng là 1 hành tinh đặc biệt được chú ý bởi nó có quỹ đạo quay ngược lại với ngôi sao chủ.
8. Hành tinh 3 hoàng hôn
Xin được giới thiệu với các bạn hành tinh HD 188753 Ab cách chúng ta 149 năm ánh sáng với 3 mặt trời. Nguyên nhân của hiện tượng thú vị này đơn giản là bởi HD 188753 Ab là vệ tinh của 1 ngôi sao, thứ là vệ tinh của 1 ngôi sao khác, thứ là vệ tinh của 1 ngôi sao khác nữa. Bởi vậy, khi ở trên hành tinh này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn thuộc loại "khủng" nhất vũ trụ.
upload_2019-7-11_22-29-46.jpeg
Hoàng hôn trên hành tinh HD 188753 Ab

7. Hành tinh xa ngôi sao chủ nhất
HD 106906 b có khối lượng gấp khoảng 11 lần mộc tinh, và nằm cách ngôi sao chủ của nó - HD 106906, có khối lượng gấp 1.5 và độ sáng gấp 6 lần mặt trời - tới 97 tỉ km - gấp tới 650 lần khoảng cách từ chúng ta đến mặt trời. Các nhà khoa học vẫn đang đau đầu trong công cuộc giải thích tại sao hành tinh này cách xa hành tinh chủ của nó vậy mà vẫn có thể duy trì được quỹ đạo của mình.
LastingMadLadybird-size_restricted.gif

Quỹ đạo khủng thuộc "hàng top" Vũ Trụ

6. Hành tinh già nhất
Nếu HD 106906 b được xem như là 1 em bé còn chưa cai sữa thì PSR 1620-26 b lại được ví như Methuselah - 1 người đàn ông trong truyền thuyết sống thọ tới 969 tuổi khi đã tồn tại gần 13 tỉ năm.PSR B1620-26b cách chúng ta khoảng 12.400 năm ánh sáng, có khối lượng gấp 2,5 lần sao Mộc và là một hành tinh cầu khí.
upload_2019-7-11_22-3-25.jpeg
HD 106906b- Hình minh họa
5. Hành tinh mưa thủy tinh
Thật vậy, đừng để vẻ ngoài xanh như ngọc, đẹp như mộng của hành tinh HD 189733 b đánh lừa bạn. Trên thực tế, đây là 1 hành tinh nguy hiểm chết người. Bên cạnh nhiệt độ bề mặt giao động từ [tex]1000-1200^{\circ}C[/tex], bầu khí quyển cực khô với những cơn gió thổi nhanh gấp 7 lần vận tốc âm thanh thì những cơn mưa thủy tinh đi kèm trong những cơn gió sẽ mang lại 1 cái chết không dễ chịu tí nào!
Artist%E2%80%99s_impression_of_the_deep_blue_planet_HD_189733b.jpg

HD 189733 b- Hành tinh mưa thủy tinh

4. Hành tinh bị ăn sống
Nếu bạn nghĩ rằng việc bị ném xuống hành tinh mưa thủy tinh là 1 cực hình thì chưa đâu. Hành tinh WASP-12b đang đang bị ngôi sao chủ của nó ăn sống, từng miếng, từng miếng 1. Khoảng cách hành tinh này tới ngôi sao chủ của nó chỉ bằng khoảng 2% khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời, bên cạnh việc làm cho nhiệt độ bề mặt 2000 độ C, hành tinh này đang bị hành tinh chủ của nó lấy mất khoảng 6 tỉ m3 vật chất mỗi ngày.
Hanh-tinh-da-quy-Techtimes-1.jpg

Hành tinh WASP 12b (Nhỏ) và hành tinh chủ của nó (To)

3. Hành Tinh Băng lửa
Có thể xem Gliese 436 b như là 1 quả cầu băng với nhiệt độ bề mặt lên tới hơn 400 độ C. Mặc dù hành tinh này được phủ đầy băng tuyết, nhưng nó vẫn đang cháy với nhiệt độ hơn 400 độ C. Lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học cho rằng, lực hấp dẫn trên hành tinh này cực lớn, nén băng tuyết lại thành 1 khối rắn chắc, ngăn không cho chúng bốc hơi.
Artist_impression_of_Gliese_436_b1-e1437676867212.jpg

Gliese 436 b- Hành tinh băng "cháy"

2. Hành tinh giống trái đất nhất
Trong hành trình truy lùng các hành tinh tồn tại sự sống, người ta đã nghĩ ra 1 loại chỉ số mang tên chỉ số tương đồng trái đất - có giá trị dao động từ 0 đến 1 với 0 là hoàn toàn không giống trái đất và 1 là giống hòa toàn với hành tinh của chúng ta. Theo đó, Kepler 438b là hành tinh đạt điểm số cao nhất tinh đến thời điểm hiện tại với 0.88 điểm.
latest

Kepler 438b- Hành tinh giống Trái Đất
1. Hành tinh kim cương
Với đường kính gấp khoảng 2 lần và khối lượng gấp khoảng 8,63 lần hành tinh của chúng ta, 55 Cancri e được đánh giá là hành tinh đắt giá nhất vũ trụ, đơn giản bởi nó là 1 hành tinh carbon, và 1 lượng lớn số các bon cả trên bề mặt và trong lõi hành tinh, dưới nhiệt độ và áp suất cao - do ở gần ngôi sao chủ - đã được chuyển hóa thành kim cương.
1_30_jlnf.jpg

55 cancri e- Hành tinh kim cương
Nguồn:T5LK :Rabbit28
 

Attachments

  • upload_2019-7-11_22-34-28.jpeg
    upload_2019-7-11_22-34-28.jpeg
    5.2 KB · Đọc: 67
  • upload_2019-7-11_22-42-3.jpeg
    upload_2019-7-11_22-42-3.jpeg
    3.8 KB · Đọc: 66
Top Bottom