Sử 8 Khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Hạ Uy

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng tư 2018
6
3
6
20
Phú Yên
THCS Lê Lợi
  • Like
Reactions: Đình Hải

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Trình bày cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp( về kinh tế ).
- Nông nghiệp :
+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Ở Bắc Kì tính đến năm 1902, có đến 182 000 ha ruộng đất bị Pháp chiếm.
+ Phát canh thu tô.
- Công nghiệp : khai thác mỏ than và kim loại để xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ như : sản xuất xi măng, gạch ngói, xay xát gạo, giấy, diêm , ...
- Thương nghiệp : độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài, có mặt hàng lên tới 120%, trong khi đó hàng hóa Pháp bị đánh thuế rất nhẹ hoặc không bị đánh thuế.
- Trong khi đó, Pháp lại tăng thêm các loại thuế, thuế mới chồng thuế cũ, đặc biệt là thuế rượu, thuế muối.
= > Kinh tế Việt Nam vẫn là vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc, đời sống nhân dân khốn cùng.
Mục đích của cuộc khai thác?
- Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng lúa, phát canh thu tô kiếm lợi.
- Vơ vét tài nguyên phong phú của Việt Nam, làm giàu cho nước Pháp.
- Cướp tiền bạc của nhân dân ta.
- Cưỡng đoạt sức lao động của dân ta để phục vụ khai thác thuộc địa và bóc lột dân chúng, nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.
Chính sách ảnh hưởng gì đến môi trường sống ?
- Tích cực:
+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân
+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.
 
Top Bottom