Văn 12 Khái quát văn học Việt Nam năm 1945-1975

Osmium

Học sinh
Thành viên
18 Tháng chín 2018
7
6
21
19
Đắk Nông
THCS Trần Phú
  • Like
Reactions: Vĩnh Sương

Phạm Văn Tuân

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng hai 2022
66
39
11
Hà Nội
Chào em, em tham khảo gợi ý:
+ Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 ra đời trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội đặc biệt, có nhiều biến cố: Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân tộc. Công cuộc xây dựng con người mới, cuộc sống mới ở miền Bắc được bắt đầu bằng nền kinh tế nghèo nàn và lạc hậu. Vượt lên những khó khăn của một đất nước thường xuyên đối mặt với chiến tranh, điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài bị hạn chế, văn học giai đoạn này vẫn dạt dào một cảm hứng lãng mạn, tinh thần lạc quan trong một tầm vóc sử thi. Cũng vì thế mà đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của dân tộc, của thời đại. Nhận định của SGK Ngữ văn lớp 12 Nâng cao đã nêu bật được một trong 3 đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975 đồng thời qua đó khắc họa được diện mạo của văn học giai đoạn này.
+ Với mọi thời đại, khuynh hướng sử thi chính là sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam. Sức mạnh này, hơn đâu hết, được biểu hiện rõ rệt nhất trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài 30 năm. Trong điều kiện lịch sử ấy, nhà văn, nhà thơ trải nghiệm đời sống và tinh thần cùng số phận lịch sử của dân tộc. Vì vậy, văn học tất yếu phải đồng hành với hành trình lịch sử đầy tự hào nhưng cũng hết sức gian nan và đau thương ấy. Văn học không thể là tiếng nói riêng tư cá nhân mà phải là tiếng nói chung của cộng đồng, dân tộc. Văn học tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, độc lập hay là chết. Khuynh hướng sử thi là sự kết tinh tất yếu của đời sống lịch sử, đời sống tinh thần dân tộc trong hoàn cảnh ấy.
+ Cảm hứng lãng mạn được biểu hiện ở niềm lạc quan tin tưởng, tràn đầy ước mơ, yêu đời và yêu sống – nét đẹp vốn có trong tâm hồn người Việt Nam. Vẻ đẹp ấy một lần nữa sáng ngời lên trước thực tại của đổ máu, hi sinh, của những chồng chất khó khăn trong cuộc chiến với kẻ thù, trong công cuộc kiến thiết đất nước. Cảm hứng lãng mạn đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần cho dân tộc Việt Nam vượt qua những giai đoạn bi thương mà hào hùng của cuộc chiến tàn khốc. Khám phá và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của con người mới, cuộc sống mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng cũng là một cách để người cầm bút trải nghiệm lòng mình với Tổ quốc, nhân dân.
 
Top Bottom