[ kể về thầy cô giáo ]

T

tieuyetdethuong1

Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo tình cảm của con người. Bây giờ tuy đã học lớp 5 - lớp cuối cấp của trường tiểu học, sắp sửa phải tạm biệt mái trường, thầy cô, bạn bè để tiếp bước vào bậc trung học . Nhưng quãng thời gian là năm năm học ở trường, em không sao quên được những kỷ niệm về cô giáo đã dạy em những năm đầu chập chững cắp sách tới trường.


Cô có cái tên rất hay và em cũng rất thích đó là Kim Oanh. Cô là người mẹ hiền dịu nhất trong những ngay em còn học lớp 1. Với dáng người đậm đà, mái tóc xoăn xoăn màu hạt dẻ thì ai cũng nói nhìn cô trông rất xinh. Cô thường mặc những bộ quần áo lịch sự, phù hợp với dáng người của mình. Ngày đó, em cứ nghĩ cô giáo phải dễ sợ lắm. Nhưng không, cô đã làm tan biến những ý nghĩ vẩn vơ đó của em. Cô vẫn là cô giáo hiền lành, tốt bụng. Với khuôn mặt tròn, phúc hậu, hai gò má cao cao, lúc nào cũng ửng hồng. Mắt cô đen láy, long lanh với hàng lông mi cong vút. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là ánh mắt nhìn trìu mến, bao dung mà cô dành cho chúng em. Mỗi lần không học bài, chỉ cần nhìn vào đôi mắt buồn buồm của cô là bạn ấy hối hận ngay về việc làm của mình. Có lẽ, chính cô là người khơi dậy lòng hăng say học tập của chúng em. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi lông mày vòng nguyệt cân đối tạo cho khuôn mặt vẻ thanh tú.
Cô Oanh là một giáo viên hăng say trong công việc và hết lòng thương yêu học sinh. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chứa chan bao tình yêu cô dành cho chúng em: Nghe cô giảng bài thì thật là thú vị. Cô giảng rất dễ hiểu, dễ nghe nên chúng em luôn tiếp thu được bài. Vào những giờ ra chơi, cô luôn ngồi lại để viết mẫu và chấm bài cho chúng em. Có những hôm cô còn trao đổi cách giảng bài với bạn bè đồng nghiệp. Nếu bạn nào đọc chưa tốt hay viết chưa đúng thì cô luôn sẵn sàng giúp đỡ. Khi cô đã giảng cho bạn nào thì bạn ấy hiểu ngay. Vào những giờ sinh hoạt lớp, cô luôn nhận xét cho từng bạn và nói cho các bạn cách sửa lỗi sai đó. Có hôm cô nhận xét rất tốt về lớp em và em rất nhớ câu: “Tuần qua, các con đã rất cố gắng để nhận cờ Đội. Cô rất vui vì không những các con được nhận cờ tốt mà còn nhận cờ xuất sắc. Cô mong tuần nào các con cũng như vậy”. Và khi đó, lớp em vỗ tay rào rào.
Giờ đây khi đã lên lớp năm, mỗi khi có việc cần đi qua lớp cô, cô lại goi em lại hỏi han. Khi đó, em lại nhớ những giây phút khi còn học lớp 1, được cô yêu thương dạy dỗ. Trong em vang lên lời bài hát: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương...”.
Vâng! Đúng vậy em sẽ không bao giờ quên cô - người mẹ đã đưa em đón những tia nắng đầu tiên của cuộc đời.


Zing Blog

Trường Trung học cơ sở Nam Trung Yên là mái nhà của tình thương, của kỷ luật. Trong trường, học sinh luôn luôn quý mến các thầy, các cô và đáp lại đó các thầy, cô luôn luôn chăm sóc, quan tâm đến các học sinh của mình. Tôi, riêng tôi đây, tôi luôn luôn kính trọng giáo viên toán của mình: cô Trang, người giáo viên đã giúp tôi như một sự thần kỳ.

Cô Trang có vóc dáng dong dỏng cao, mái tóc cô màu đen cắt đầu vuông trông thật đẹp, vào tầm khoảng này, cô đang mang một bé trai trong bụng, giờ đã được khoảng năm, sáu tháng (cũng không rõ lắm). Cô rất hiền lành, nhân hậu, trên đôi môi cô vẫn luôn nở một nụ cười tươi, giúp cô vốn đã xinh nay còn xinh hơn! Theo các giờ toán trên lớp của chúng tôi cho biết: hẳn cô vẫn luôn muốn trên bảng của lớp có tám từ: “Tổ một: đủ; tổ hai: đủ; tổ ba: đủ; tổ bốn: đủ”.

Hẳn sẽ có rất nhiều người đang tự hỏi: “Tại sao cô giáo chủ nhiệm là cô văn: vừa hiền, vừa xinh hay còn nhiều thầy cô khác rất tuyệt sao lại kể cô toán?” Thật ra cũng chỉ vì lí do sau: Hồi tôi còn học cấp I, cái từ “toán” với tôi chỉ là một môn vô dụng: “Một phụ nữ ra chợ mua sáu mươi quả dưa hấu, mỗi quả ...vân và vân…”; vậy, tôi thường phân tích nó: “bà ấy mua để làm gì và mang chúng về như thế nào?”, “Cấp I ta được học một cộng một bằng hai; cấp II ta được biết âm một cộng ba bằng hai; cấp III rồi Đại học…” Chung quy, lớn lên, trên máy tính của ta có mấy chữ “Một cộng một bằng hai???“… Nói chung, trong mắt tôi, “Toán” chỉ là một khối gạch vô tri, vô giác, không có ích cho đời.

Cho đến khi tôi học cấp II, những ngày học hè đầu tiên đã đến. Sau khi nghe thời khóa biểu, tôi phàn nàn: “Mình sẽ ngủ vào hai tiết cuối (Toán)”. Thời gian dần trôi, hai tiết toán đã đến, tôi chui tọt xuống bàn cuối cùng để ngồi, thở dài: “Chín mươi phút à? Buồn thật…”. Cô Trang bước vào lớp, cô đi chầm chậm, cái dáng đi khoan thai ấy giờ tôi vẫn nhớ. Tôi khá ấn tượng với nó, mèo hoàn mèo tôi gục đầu xuống bàn. Lớp trưởng hô cho các bạn chào: “Học sinh Nam Trung Yên kính thầy, yêu bạn, chăm ngoan, học giỏi”. Giọng cô vang lên nhẹ nhàng: “Cô chào các con, mời các con ngồi xuống”. Giờ câu nói ấy cứ luôn vang mãi trong mỗi giờ toán của chúng tôi, nhớ mãi nó. Quay lại tiết toán, tôi ngồi xuống, mặt bàn như có lực hút, “hút” mặt tôi xuống bàn. Cô Trang quan sát lớp, cô thấy tôi, những bước chân của cô khẽ vang lên, cô lại gần tôi hỏi: “Con có mệt không? Cần xuống y tế không con?” Tôi đáp lại bằng cái giọng chán nản, thường nghe muốn “đập”: “Con không sao ạ”. Cô mỉm cười, xoa đầu tôi: “Mệt thì nói với cô nhé!” Tôi chỉ coi đó là xã giao, không quan tâm. Thật tình lúc đó cũng thấy áy náy, mất mười phút của lớp rồi! Song, tôi nghĩ: “Ai cũng như ai thôi, giáo viên toán thường rất cứng và rắn, nghe giảng hẳn ngang phè phè ý mà…” Cô cất lên tiếng giảng bài. Ôi! Sao nó trong và mềm, hay đến như thế! Hẳn đó là lúc tôi thay đổi mọi khái niệm về môn toán, cắt đứt sợi dây có ghi hình “Toán = vô dụng” và nối tiếp sợi dây “toán”. Tôi liền nhận ra: “Thù không phải không là bạn”. Tôi quyết tâm học toán. Ngày tháng trôi qua, những con số “sáu, bảy” và thay vào đó là những điểm “chín, mười”. Và đây: một con tám rưỡi xuất hiện trong bài kiểm tra giữa học kỳ I của tôi, tất cả đều nhờ công lao cô Trang dạy dỗ, rèn luyện cho tôi từng ngày, từng tháng một. Tôi vẫn chưa thể tự mình nói lời “cảm ơn” với cô, cho đến khi vào ngày hai mươi tháng mười một, trên tay tôi, tôi cầm chiếc thiếp tặng cô Trang. Theo tôi, đó là lời cảm ơn gián tiếp, tôi không đủ dũng cảm để bật ra hai chữ “cảm ơn”.

Tôi rất biết ơn cô Trang! Cô là người dẫn lối cho tôi trước khi quá muộn, trước khi nó (khái niệm về “toán”) bị đóng khuôn, không thể thay đổi được nữa… “Con cảm ơn Cô!” – Đây là lần thứ hai con phải gián tiếp nói hai chữ “cảm ơn”. “Con sẽ cố gắng cô ạ, vào ngày nào đó, chính con sẽ tự nói chúng trước cô, Cô ạ!”.
Nguồn: google
 
Last edited by a moderator:
N

nhanbuithanh

Bài làm :

Nếu ai đó hỏi em: Từ lúc đi học đến giờ, em học qua bao nhiêu thầy cô giáo. Chắc chắn em không thể nào nhớ được, nhưng nếu hỏi. Thầy cô nào để lại cho em nhiều ấn tượng nhất?. Em sẽ ngay lập tức nêu ra những cái tên. Song trong suốt 6 năm cắp sách đến trường, em chưa bao giờ dám nghĩ rằng, có một thầy giáo chỉ dạy em có mỗi một tiết văn thôi mà để lại cho em một ấn tượng khó phai về sự kính yêu đến vậy.

Chuyện xảy ra vào tuần đầu của năm học lớp 6 này, bước vào ngôi trường mới, lạ thầy, lạ bạn, chúng em hồi hộp đợi mong những tiết học đầu triên trong một cảm giác vui mừng xen lẫn những điều bí ẩn. Sau mỗi tiếng trống tùng và mỗi tràng vỗ tay rộn rã, chúng em lại được làm quen với một thầy giáo mới. Những người mà trước đó chúng em chưa bao giờ thấy mặt biết tên, chưa bao giờ được nghe lời giảng với bao kiến thức mới lạ và xa xôi.

Ngày học thứ nhất trôi qua vội vàng và ồn ã. Lớp học bước vào ngày học thứ hai bằng một tiết ngữ văn. Tiếng trống vào giờ đã điểm, thầy giáo bước vào trong sự ngỡ ngàng của bao đôi mắt trẻ thơ. Chả là với hầu hết các bạn lớp em, đây là lần đầu tiên môn Văn được một thầy giáo dạy.

Thầy bước vào giờ giảng nhẹ nhàng và trầm ấm vô cùng, tiết dạy đầu tiên, thầy dành hơn 10 phút để giới thiệu toàn bộ chương trình Ngữ văn lớp sáu. Không khí lớp tự nhiên sôi nổi hẳn lên. Thầy vẫn nói về bài giảng nhưng lại gợi trong chúng em bao ấn tượng xốn xang. Thầy kể về kỷ niệm lần đầu tiên thầy bước vào ngôi trường cấp hai. Thầy mới, bạn mới và những bài giảng nhanh chóng cuốn hút niềm đam mê văn học của thầy. Thế là từ lúc đó ngày nào thầy cũng ước mơ trở thành người thầy dạy văn để truyền dạy cho học sinh những cảm giác sâu lắng được dồn tụ qua từng trang sách. Chúng em tròn mắt hớp lấy từng lời giải của thầy một cách say sưa. Sao kỷ niệm của thầy giống tâm trạng của chúng em lúc này đến vậy. Chúng em càng ngỡ ngàng, nhưng cũng ngất ngây và vui mừng lắm. Bài giảng của thầy cứ diễn ra trọn vẹn một giờ trước khuôn mặt ngây thơ đang ngày càng trở nên tươi tắn. Ôi! Cuộc sống còn nhiều niềm vui, nhiều mơ ước, nhiều chân trời lạ thế. Đó cũng là những nơi xa lạ, đẹp đẽ và huyền bí. Mảnh đất ấy chúng em chưa từng đến bao giờ,nhưng những ước mơ chin h phục của chúng em thì hình như đang bắt đầu được thầy thắp sáng.
Nhưng đúng là tiếc nuối vô cùng! Không ngờ tiết văn ấy lại là tiết văn duy nhất thầy Bình dạy chúng em. Sau tuần ấy thầy được cử lên trường của tỉnh. Thầy ơi! Bao giờ chúng em mới được gặp lại thầy,người đã dạy chung` bao điều mới lạ, dạy chúng em ước mơ bằng chính những ước mơ có thực của thầy.


Bài làm :

Qua nhiều năm học tôi đã học nhiều thầy cô, thầy cô nào cũng để lại trong tôi một tình cảm đẹp. Nhưng có một cô giáo, chắc chắn suốt cuộc đời, tôi không thể nào quên. Đó là cô giáo dạy văn, cũng là cô chủ nhiệm lớp tôi tên cô là tên của một loài hoa đẹp Nguyễn Thụy Lan Thanh.
Cô tôi còn rất trẻ, có thể nói là trẻ nhất trong các cô giáo trường tôi. Với vóc người nhỏ nhắn, cô thướt tha đến lớp trong bộ áo dài màu hồng, điểm một ít hoa văn nhạt trong cô đẹp và trẻ trung làm sao! Cô bước vào lớp, luôn nhoẻn miệng cười để lộ hai hàm răng trắng đều thật đẹp. Tôi rất thích xem cô viết bảng, chữ của cô đẹp một cách lạ lùng. Cô đọc bài thật diễn cảm, giọng cô trong trẻo, rõ ràng. Nói đến chấm bài thì cô cho điểm thật chính xác và ghi lời nhận xét rõ ràng. Mẹ tôi nói cô tôi là một giáo viên đa tài và rất nhiệt tình. Nhìn vào dáng người nhỏ nhắn của cô ,không ai có thể ngờ, cô tôi là một cô giáo có lòng nhiệt quyết và tận tụy với nghề nghiệp như cô, mà không phải ai cũng làm được. Dù là giáo viên dạy văn nhưng khi phát hiện tôi có khả năng thi môn Anh Văn là cô động viên. Từ một đứa học sinh dân quê nhút nhát được sự động viên của cô, tôi đã mạnh dạn đăng kí tham gia cuộc thi và cuối cùng kết quả đạt được của tôi là một giải nhất địa phương Olympic Anh Văn, sự kiện đó đã đem lại niềm vui cho gia đình, thầy cô và bạn bè tôi nhất là cô, đó là một hạnh phúc vô cùng to lớn đối với tôi, tôi rất biết ơn cô bởi vì hạnh phúc và danh dự mà tôi đang có được, chính là cô đã gián tiếp cho tôi. Hơn thế nữa trong cuộc thi Violympic Toán vòng huyện vừa qua ,cô đã góp phần không nhỏ, cô đã không quản khó nhọc, hết sức cố gắng giúp tôi giải những bài Toán hốc búa. Lẽ ra những thời gian ấy là cô phải được nghỉ ngơi và giành thời gian cho gia đình cô vì đó là ngoài giờ học. Cô giúp tôi trên tinh thần một người thầy, muốn chia sớt những khó khăn của một đứa học trò mà không nhận một chút gì được gọi là thù lao cả thế mà tôi đã phụ lòng cô, tôi chỉ đạt được 250 điểm nên không được quyền tham gia vòng thi cấp tỉnh. Tôi trăn trở nhiều đêm, tôi hụt hẩng, tinh thần tôi suy sụp, không phải vì không được tham dự vào vòng thi cấp tỉnh mà tôi trăn trở, tôi trăn trở vì cô đã bỏ ra công sức cho tôi rất nhiều. Thế mà cô không trách, cô vẫn nhoẻn miệng cười tươi, một nụ cười hiền từ muôn thuở, cô còn an ủi tôi : “Con đã cố gắng hết sức rồi, Olympic Toán đâu phải dễ làm đâu. Khi này không được thì khi khác, hơn nữa con còn đang chuẩn bị cho kì thi Anh Văn cấp quốc gia. Con hãy vui lên mà rèn luyện để còn đem danh dự về cho gia đình và trường mình nữa chứ!” Nghe được lời cô, tôi cảm thấy lòng nhẹ hẳn và tôi chợt nhận thấy mình còn trách nhiệm trong kì thi Tiếng Anh quốc gia sắp tới. Nhất định tôi sẽ cố gắng hết sức dù kết quả có ra sao!
Cô ơi! Cô có biết đâu những việc làm của cô, cô tưởng chừng là bình thường nhưng nó để lại trong con một ấn tượng không thể xóa nhòa, một hình ảnh cô giáo đáng kính luôn chịu khó quan tâm giúp đỡ học trò. Con biết ơn cô nhiều lắm! Cô ơi!
Nguồn : net


Hoặc bạn có thể xem tại :
- Đây
 
Last edited by a moderator:
N

ngocsangnam12

Bạn tham khảo ở đây nữa nhé :
Đây
Đây
Đây



Không dẫn đường link các trang web khác trực tiếp vào diễn đàn.
Đã sửa .
Diabolik Lovers Yui
 
Last edited by a moderator:
M

mai_anh_dao_123

“Đại dương lớn bởi dung nạp trăm sông,con người lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”.Đó là bài học đầu tiên tôi học được từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ,những kỉ niệm yêu thương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1.Cô giáo của tôi cao,gầy,mái tóc không mướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc,cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp.ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng.Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên…Hôm ấy là ngày thứ 7.Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen”lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút.Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng,thầm ao ước được cầm nó trong tay…Đến giờ ra chơi,tôi một mình coi lớp,không thể cưỡng lại ý thích của mình,tôi mở cặp của Mai,ngắm nghía cây bút,đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa.Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày,được tự mình sở hữu nó,được thấy nó trong cặp của chính mình…Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp,Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay!Cả lớp xôn xao,bạn thì lục tung sách vở,bạn lục ngăn bàn,có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó,cô giáo của chúng tôi vào lớp!Sau khi nghe bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút:nào là nó màu gì,có chữ gì, có điểm gì đặc biệt,ai cho,để ở đâu,mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế.Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:-Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!Cô hình như không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:-Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?Cả lớp nhìn tôi,vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi,những cái nhìn dò hỏi,nghi ngờ,tôi thấy tay mình run bắn,mặt nóng ran như có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trường,chỉ một cái gật đầu của cô lúc này,cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết,sẽ chê cười,sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…Tôi sợ hãi,ân hận,xấu hổ,bẽ bàng…Tôi oà khóc,tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng,cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp,giờ học lặng lẽ trôi qua…Sáng thứ hai,sau giờ chào cờ,cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống.Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:-Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình,có phải là cây bút của em không?Mai cầm cây bút,nó sung sướng nhận là của mình,cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận,giờ học trôi qua êm ả,nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy,các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước.Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi,cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều.Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm,cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ…Năm tháng qua đi,bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết.Nhưng hôm nay,nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình nh¬ là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.Giờ đây tôi đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NG¬ỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ! “nội dung được trích dẫn từ 123doc.vn - cộng đồng mua bán chia sẻ tài liệu hàng đầu Việt Nam”
 
T

tanpopokioko

mình cũng không rõ nữa những có lẽ là lạc với đề của bạn rồi, nhưng không sao nếu có ý nào giúp được bạn thì cũng tốt nhé!cái này từ zing blog: http://me.zing.vn/zb/dt/bolobalaxata/20734296?from=feed của mình:D

Tháng mười năm 199 một ngày đầy mưa và gió, thủ đô Hà Nội vắng lặng không một tiếng bước chân. Lặng lẽ, cô đơn và ẩm ướt. Một nơi rát nát không một chút ánh sáng. Trong sự tối tâm mù mịt của mọi vật xung quanh bầu không khí trong như vắng lặng không một âm thanh không một tiếng động. ''Lắc cắc... lắc cắc....bộp bộp....'' tiếng bước chân ai thế sao nặng triễu ưu sầu, bước đầy hoan mang mệt mỏi, nhưng lại quá đổi quen thuộc với tôi. Như có một thứ gì đó thúc đẩu tôi bước vội ra cửa lòng lo âu cũng chẳng biết vì sao mình ra khỏi phòng làm gì thì....
''Thầy...thầy...thầy đó à! là thầy Thiên phải không ạ!...'' Trước mặt tôi là một bóng hình, một gương mặt thân thuộc. ''Thầy, đúng là thầy rồi... thầy ơi!'' Tôi ôm trầm lấy thầy khóc nức nở. Đôi bàn tay to, gầy gò, gân guốc từ từ xoa nhẹ lên đầu tôi, cái xoa dịu nhẹ ấy ấm áp tràn đầy tình thương, tình cảm thiêng liêng của một ''người lái đò'' đối với ''người qua đò'' như tôi.
Thầy ngồi vào bàn, vẫn điếu thuốc thân thuộc mà khó quên khi xưa, đã bao nhiêu năm trôi qua mà thầy vẫn không bỏ được thuốc cũng như bỏ được nghề dạy học. Ngồi nói chuyện với thầy tôi mới biết thầy đã nghỉ hưu được bốn năm nhưng vì nhớ trường nhớ lớp, nhớ những học trò nhỏ nên thầy đã ở một lớp học tình thương tại nhà để dạy cho các em không có điều kiện đến trường. Thầy là thế, đã cống hiến hết tuổi trẻ làm việc vì xã hội vì tương lai thế hệ trẻ thế mà giờ đây lại tiếp gắn bó với phấn với bảng với tiếng cười trẻ thơ. Tóc nhuộm trắng cả mái tóc của thầy chả hiểu nó trắng vì vì bụi phấn hay vì tuổi già. Chiếc áo sơ mi sờn vai thởu nào, vẫn chiếc kính lão đeo nghiêng nghiêng một bên mũi. Mọi điều thật ngộ nghĩnh nhờ thế mới là thầy tôi. Một người thầy không thể nhầm lẫn vào đâu được
20/11 mà tôi chẳng đến thăm thầy được mà bắt thầy phải lặn lỗi xa xôi đến thăm tôi. Là một người trò tôi thấy ngượng vô cùng. Cuối cấp tiểu học cũng chính là năm học do thầy chủ nhiệm, năm học với đầy nỗi nhớ, là năm học có nhiều điều khó phai nhất mà đến bây giờ vẫn động lại trong tôi. Nhâm nhi điếu thuốc trên tay thầy lặng lẽ nói:''Mới đây mà đã 15 năm rồi nhỉ! thầy còn nhớ ngày đó mấy đứa chỉ mới tí tẹo mà giờ đứa nào cũng có gia đình, cũng có sự nghiệp ổn định cả rồi. Trò biết không làm một người thầy điều thành công nhất nào phải là có nhiều tiền mà là thấy được học trò mình thành tài để rồi đem tài cống hiến cho xã hội. Thầy nào mong muốn được nhận sự trả ơn từ các trò thầy chỉ mong kiến thức mà thầy đã từng dạy sẽ là hành trang cho các trò bước vào đời'' Tiếng thầy truyền cảm, ấm áp, sưởi ấm cả tâm hồn tôi. Thầy như ngọn lửa thắp sáng tương lai tôi, như cánh diều cho tôi đến chân trời hạnh phúc, như cơn mưa mùa hạ tưới mát cho tuổi tôi.
Càng nhìn thầy tôi nhớ lại nhưng câu chuyện thởu bé khi còn đi học. Lúc đó lớp tôi nổi tiếng là quậy nhất trường. Những trò đùa nghịch ngợm của chúng tôi khiến cho bất cứu thầy cô nào cũng bực bội, không chỉ dừng lại ở đó chúng tôi liên tục bày ra những trò phá bĩnh những thầy cô. Việc này khiến khá nhiều giáo viên phản ánh lên nhà trường yêu cầu hình thức cảnh cáo đối với chúng tôi. Việc truyền đến tai thầy, thầy bị nhà trường khiển trách vì đã quản lí lớp không tốt. Buổi sinh hoạt lớp cuối cùng, cũng là ngày khiến tôi không làm sao quên được. Cả lớp tôi ai cũng nghĩ rằng thể nào mỗi đứa cũng bị ăn một roi cho mà xem, việc này xảy ra nhiều rồi mà lần nào chả thế. Nhưng roi đòn thì có ít gì khi chúng tôi không nhưng không bị đánh mà còn được thầy kể chuyện hồi thầy còn đi học cho nghe. Thầy bảo: ''Hồi đó thầy nghịch lắm! chẳng lo học hành ngay thì bắt bướm hai hoa đêm thì nằm chơi đọc truyện. Thầy cứ ngỡ cuộc sống thật thú vị nếu cứ thế kéo dài và dàn rồi thầy bỏ bê việc học lao đầu vào ăn chơi với bạn bè. Một thời gian trôi qua khi thầy nhận ra rằng cuộc sống bắt đầu vô vị, bạn bè thì bỏ mặt thầy, vì nhà thầy quá nghèo không còn đủ tiền ăn chơi với bọn chúng nữa lún này thầy phải tự thân mình bương chảy, kiếm từng đồng xu để sống, việc không có cái chữ trông người làm việc gì cũng khó khăn các em ạ! không có tri thứ là không có tất cả'' Những lời thầy nói đã khiến cho cả lớp tỉnh ngộ, ai nghĩ rằng người thầy nghiêm khắc, tận tụy vì chúng tôi lại có một quá khứ như thế.
Tôi nhìn thầy, thầy nhìn tôi. Nhìn nhau bằng ánh mắt âm yếm cả hai tâm hồn thầy trò như đang hòa hợp. Cứ thế tôi và thầy nhắc lại chuyện xưa, nhắc lại những kỷ niệm đã qua một cái sâu sắc. Cuối buổi, khi đưa thầy tới cổng tôi cũng không quên xin được cài lên áo thầy một cành hoa vì ngày hôm đó cũng là 20/11.
 
Top Bottom