Sử 10 Kế sách "vườn không nhà trống" trong kháng chiến chống quân Mông Nguyên.

I

ilovemyfriendforever

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào tất cả mọi người! ^^.

Hẳn tất cả chúng ta ai cũng biết hoặc nghe về Ba lần kháng chiến chống giặc Mông Nguyên(1258,1285,1288).Trong cả 3 lần ấy,quân dân nhà Trần đều dùng kế sách "vườn không nhà trống" để chống giặc.Mình ko muốn nhắc tới nội dung của 3 kế sách này nữa,rất dễ tìm ra.Nhưng có mấy câu mình muốn cùng mọi người thảo luận thế này:

1,Cùng 1 sách lược ta sử dụng tới 3 lần vậy chẳng phải quân Nguyên ngu *** ư ?
2. Vườn không nhà trống ? Vậy sao không sử dụng từ trên Lạng Sơn xuống đến Bắc Hà mà lại chỉ sử dụng ở kinh thành ? Trong khi đó lại là đầu não của đất nước ?


Cùng thảo luận nhé!
 
K

khangtiensinhm

trong chiến tranh thì lương thực là yếu tố quan trọng hàng đầu để chiến thắng.tuy 1 sách lược được sử dụng 3 lần nhưng lại là sách lược đúng, toàn đánh vào chỗ hiểm của kẻ thù nên luôn có tác dụng
 
I

ilovemyfriendforever

Kháng chiến chống Mông Nguyên:

1,Không phải do quân Mông-Nguyên ngu *** mà do ta đã khéo léo,tài tình,sáng suốt đẩy địch vào thế khó khăn,bị động,buộc phải tiến sâu vào Tlong.

-Về phía quân Nguyên:Rút kinh nghiệm lần thứ nhất thất bạn bở kế sách “vườn không nhà trống” và sự thiếu thốn trầm trọng về lương thực,sang tới cuộc xâm lược lần thứ 2,chúng huy động một lực lượng quân đội lớn với 50 vạn quân,đặt dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan,một trong những công thần trong cuộc xâm lược nhà Tống.Với lực lượng này,chúng muốn tiêu diệt ĐV nhanh chóng bằng ba gòng kìm đánh vào biên giới phía Bắc và phía Nam,sớm kết thúc chiến tranh.Tuy nhiên,cũng chính sự tự tin vào lực lượng hùng hậu ấy mà chúng rơi vào chủ quan,nóng vội và mắc mưu quân ta.
Hậu cần bao giờ cũng là 1 vấn đề quan trọng,có ý nghĩa quyết định trong chiến tranh.Đặc biệt là với quân M-N,chúng đem theo tận 50 vạn quân và một số lượng lớn ngựa chiến thì hậu cần là vấn đề sinh tử.nắm bắt được điều đó,trong cuộc kháng chiến lần thứ 2,ngay từ những ngày đầu chạm chán địch ta chủ yếu là chặn đánh địch,làm chậm bước tiến của chúng,phá kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của chúng như ở trận Nộ Bàng(2/2/1285),Vạn Kiếp(11/2/1885)…vừa đánh vừa kéo dài thời gian,tiêu hao lương thảo của địch,buộc chúng phải tiến sâu vào nước ta,kéo dài chiến tranh,mệt mỏi rã rời ->nóng vội mà muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.Vì vậy,khi quân ta rút từ Vạn Kiếp về giữ phong tuyến sông Hồng và rút về TL,địch buộc phải đuổi theo ta,tiêu diệt quân ta để kết thúc chiến tranh,giải quyết khó khăn về lương thảo.
-Trong lần thứ 2,rút kinh nghiệm từ 2 lần xâm lược trước,chúng huy động 30 vạn quân chia làm 2 đường thủy-bộ tiến vào nước ta.Đường bộ do Thoát Hoan chỉ huy,tiến vào LS rồi xuống phía Nam,đóng tại Vạn Kiếp.Cùng lúc đó,đạo quân thủy gồm 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào cửa sông BĐ,cũng với đó chúng còn chuẩn bị 1 khối lượng lương thảo lớn,phong ngừa trường hợp thiếu lương trong thời gian dài do Trương Văn Hổ chỉ huy.
Tuy nhiên,nắm được sự chuẩn bị ấy,ngay từ những ngày đầu kháng chiến,quân ta diệt được hậu phương của địch,đẩy địch vào thế thiếu thốn về lương thực:Sau khi thất bại trong kế hoạch chặn đánh thủy quân của địch trên cửa sông BĐ,làm cho Ô Mã Nhi chủ quan thì vào thượng tuần tháng 2/1288,ta tổ chức phục kíchđịch ở Vân Đồn-Cửa Lục,tiêu diệt sạch đoàn thuyền lương của địch->ngay từ đầu ta đã đánh vào điểm yếu có tính chẩ chiến lược của địch,làm phá sản ngay từ đầu kế hoạch tiếp tế Lương Thực của địch.Mặt khác,ta lợi dụng tâm lý của Thoát Hoan là muốn nhanh chóng trả thù nỗi nhục của lần kháng chiến trước và tâm lý chủ quan cho rằng chúng ta ko sử dụng kế sách “vknt” tới lần thứ 3 để dụ chúng vào TL và yên tâm với đoàn thuyền lương của mình nên tiếp tục tiến vào TL lần T3 và tiếp tục bị dồn vào thế khó khăn,thiếu thốn về hậu cần.
->ta nắm rõ tâm lý vào thế mạnh của địch,khéo léo dụ định mắc bẫy.


2,Vì:
-Khi mới tiến quân qua biên giới LS,lực lượng quân địch còn mạnh.Mặc dù ta đã sớm đề phong sự xâm lược của chúng từ rất sớm nhưng so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch vẫn chênh lệch rất lớn,chúng có một đội quân xâm lược hùng hậu,đông đúc,thiệc chiến..->vì thế ta phải đánh từng trận,nhử địch vào sâu trong nước ta,vừa đánh vừa tiêu diệt lực lượng địch,làm hao mòn lực lượng của chúng.
-Vùng đất từ LS đến Bắc hà có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m,đây là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho kỵ binh của địch,chúng có thể phát huy sở trường của mình.Còn TL lại là vùng đất ĐB,đất đai được con người cải tạo nhiều với những công trình kiến trúc,nhà cửa nhiều,điều kiện chiến đấu khó khăn…->ko phát huy được sở trường của mình.
-Do sức hút của “kinh thành TL”.Đây là đầu não của đất nước nên quân M-N rất muốn chiếm được nó,nếu chiếm được TL tức là tiêu diệt được triều đình kháng chiến và bộ máy lãnh đạo,có thể sớm kết thúc chhieens tranh,buộc nhân dân ta đầu hàng.Xung quanh Tl là vùng đồng bằng S.H đất đai trù phú,lương thực dồi dào,có thể đáp ứng được nhu cầu lương thực,tạo nguồn lương thực cung cấp tại chỗ,giải quyết vấn đề hậu cần của địch khi đem quân đi xa.
chính vì thế nhà Trần quyết định rời bỏ kinh thành,thực hiện chính sách vườn không nhà trống.
 
Top Bottom