(Mình không biết vẽ hình đề up lên, thôi, miêu tả vậy)
*Vẽ hình:
- Vẽ đoạn thẳng DC biểu diễn chiều cao của người (lấy tùy ý, DC vẽ dựng đứng cho dễ quan sát, người ta đứng mà)
- Vẽ đoạn IK biểu diễn gương phẳng (IK < DC, và điểm I thấp hơn điểm D)
- Vẽ tia sáng từ M đến gương, gọi là MI
- Vẽ tia sáng từ M đến K, gọi là MK (tia sáng từ mắt truyền đến gương)
- Vẽ ảnh của điểm M’ qua gương phẳng IK.
- Từ M’ vẽ tia phản xạ M’D, M’C.
- Vẽ tia KJ bằng nét đứt, J nằm trên cùng một đường thẳng với C. Đường thẳng KJ là mặt đất.
- Gọi H là giao điểm của đoạn thẳng MM’ với gương phẳng IK
*Giải bài:
Đổi 1,7m = 170cm
- Vì ảnh của người qua gương phẳng đối xứng nên ta có: MH = M’H
Theo hình vẽ:
- Để nhìn thấy phần đầu trong gương thì méo trên của gương tối thiểu phải đến điểm I.
Nhận thấy, IH là đường trung bình của tam giác vuông MDM’
=> IH = (1/2)MD = 10/2 = 5 (cm)
(MD là khoảng cách mắt cách đỉnh đầu)
Ta có: M là vị trí của mắt, để nhìn thấy chân, tức điểm C, thì mép gương tối thiểu phải tới điểm K.
Nhận thấy, HK là đường trung bình của tam giác vuông M’CM
=> HK = (1/2)MC = (1/2)(DC – DM) = (1/2)(170 – 10) = 160/2 = 80 (cm)
Do đó ta có, chiều cao tối thiểu của gương:
IK = IH + HK = 5 + 80 = 85 (cm)
Gương cách mặt đất khoảng bằng đoạn thằng KJ. Ta có:
KJ = DC – DM – HK = 170 – 10 – 80 = 80 (cm)
Vậy để nhìn thấy toàn bộ ảnh của người đó, chiều cao của gương tối thiểu phải bằng 85cm và gương cách mặt đất 80 cm.
(Nếu bài không sai, xác nhận giúp mình nhé)