" Ai hỏi làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hò reo
Để nghe tơ liểu buông trong gió
và để xem trời đinh nghĩa YÊU "
Im Lặng luôn là một từ ngữ ẩn chứa nhiều mâu thuẫn. Có lúc nó đươc ví như một chuẩn mực của đạo đức, một tiêu chí hay “standard” của khôn ngoan thông thái, ví dụ như “Im lặng là vàng”, “Im lặng là thước đo của sự khôn ngoan”, ví dụ như “ The most wise speech is not as holy as silence” (Bài diễn văn thong thái nhất cũng không bằng sư im lặng) (Thomas Hardy), hay như “ Silence is the best tactic for him who distrust himself” (Im lặng là chiến thuật hay nhất cho kẻ không tin tưởng vào chính mình” (Francois La Roche Foucauld),
Tuy vậy Im lặng cũng hàm chứa không thiếu gì những bad connotations, những ngữ nghĩa không hay, chẵng hạn như Im lặng trong nhiều tình huống thường được gắn kết với thái độ “khinh người”, với tình trạng “thiếu kiến thức”, hay im lặng là “nhát cáy”, là “thỏ đế” hay “mày không có miệng à!”, hay còn tệ hơn nữa “mày câm à!”. Đúng là một “dilemma”, một “paradox”, một mâu thuẫn to tát. Ông bà ta vẫn nói “Ngôn giả bất tri, tri giả bất ngôn” (Người không biết thì “bô bô”, thì “thùng rỗng kêu to”, ngườì biết thì lại im lặng, lại “im như thóc”, lại “câm như hến”). Vậy chúng ta phải hiểu, phải cognize, phải perceive Im Lặng như thế nào cho đúng đắn? Và làm thế nào để thực hành sự Im Lặng ấy?
Martin Heidegger-triết gia người Đức đã phát biểu “Suy nghĩ của con người bị hạn chế bởi ngôn ngữ”. Thật vậy, xin hãy thử hình dung một thời khắc nào đó trong cuộc đời mình bạn suy nghĩ không cần đến ngôn ngữ hay không? Hay ngược lại, tất cả những suy tư, dù nhỏ bé nhất đều được cấu thành từ ngôn ngữ. Bởi vậy có biết bao nhiêu điều ta muốn dùng ngôn từ để dịễn tả nhưng vô vọng, biết bao lần ta muốn nói cho người ta yêu mến hay người yêu mến ta những điếu ta ước ao người ấy thấu hiễu nhưng thất bại.
Biết bao lần anh chi em giân hờn nhau, chồng dỗi hờn vợ, con cái phiền lòng cha mẹ, biết bao lần hàng xóm láng giềng chung vách chung tường có bao điều muốn tâm sự, muốn giãi bày, để hiểu nhau hơn, để làm vừa lòng nhau, hay để nhắc nhớ nhau diều này, điều nọ….. nhưng dường như ngôn từ không đủ ý tứ, hay chưa trọn vẹn lý tình, hay không hoàn hảo sâu sắc đủ, sophisticated or subtle enough ……để diễn tả, để biểu đạt, để tỏ lộ, bộc bạch…. tất cả những ai oán, những uẩn khúc, những lắt léo, những giằng co … trong thẳm sâu đáy lòng ta. Thế nên nhiều khi nói rồi, giãi bày rồi, lăp đi lặp lại nhiều lần rồi nhưng vẫn sợ, vẫn e ngại đối tác không hiễu, ban be` , người thân, láng giềng ,chòm xóm hiểu sai, isinterpreted,misunderstanding, giận dỗi, quở trách , thì thật là phiền muộn lắm …..
Cho nên Heidegger mới khuyên chúng ta thực tập Im Lặng, bớt nói, bớt phát biếu, bớt bàn tán….không phải để ta nên ngu muội,vô tri, nhưng để cho tâm khảm (das Sein), suy nghĩ (das Denken) của chúng ta hoà quỵện với sinh linh vạn vật, và chỉ khi đó chúng ta mới có thể thấu đạt hết mọi ngóc ngách, thông tường mọi thế thái, biến chuyển trong sự bi ểu đạt khôn cùng của nhân sinh, của nhiên giới. Đó cũng là ý nghĩa mà nhà thơ tài danh của Ấn Độ Rabindranath Tagore muốn chuyển tải khi ông viết “Nước trong chậu thì sóng sánh; nước trong biển cả thì thẫm đen.....
Im lặng để thấu đạt được cái vô thường, cái bất biến, cái trường cửu của đất trời. Im lặng để thấu triệt được nội quan cũng như ngoại giới. Im lặng đễ thấy ta là nhỏ bé, là mong manh, là hạn hữu trong trong mênh mông, bao la, vô hạn giới của đất trời, của vũ trụ thường hằng và vô biên. Im lặng để chuyển tải nhiều hơn, Im lặng để nói nhiều hơn, để nghe nhiều hơn, để thấu đạt nhiều hơn, có lẽ cũng đáng giá lắm thay sự Im lặng ấy
Lạy Chúa Giêsu, đứng trước đám đông hung hăng đòi ném đá người đàn bà ngoại tình, Chúa đã Im Lặng. Đứng trước quan Phi la tô va nh à cầmm quyền Do Thái, Chúa cũng đã Im Lặng. Nhưng suốt ca cuộc đời, Chúa không ngừng rao truyền và giảng dạy chân lý cho muôn dân. Xin dạy chúng con biết được ý nghĩa của sư Im Lặng, để biết lúc nào nên lên tiếng và lúc nào nên Lặng im.