- 28 Tháng hai 2017
- 2,166
- 3,199
- 689
- 21
- Thanh Hóa
- HV Thánh Huy
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đây là tựa đề bức thư của ông bố triệu phú gửi đến con trai của mình.
Vợ chồng tôi vừa chào đón một bé trai chào đời. Mối quan tâm duy nhất của bé ở thời điểm hiện tại là bắt chúng tôi thức 24/7. Nhưng tôi biết chắc rằng, một ngày cháu sẽ lớn và cần biết những bài học về tài chính khi trưởng thành. Và tôi quyết định viết những điều này.
1. Con trai yêu quý, trong cuộc sống sẽ có lúc nào đó con muốn mua một chiếc xe đắt tiền, một chiếc đồng hồ hạng sang hoặc một ngôi nhà rộng lớn. Nhưng con đừng mua chúng.
Điều con cần hơn cả là sự kính trọng và ngưỡng mộ từ những người xung quanh và con đừng nghĩ rằng những thứ vật chất đắt tiền có thể mang lại điều đó cho con. Chúng chẳng có ý nghĩa gì – đặc biệt là với những người mà con cần sự tôn trọng và ngưỡng mộ.
2. Con đường dẫn đến sự hối tiếc về tài chính luôn ngập tràn nợ nần. Một số khoản nợ, chẳng hạn như thế chấp thì có thể chấp nhận được. Nhưng những khoản chi tiêu dẫn đến nợ nần cũng giống như thuốc phiện, chúng chỉ mang lại niềm vui sướng nhất thời và sẽ kéo tụt con xuống nhiều năm sau đó. Chúng sẽ khiến con mất đi nhiều lựa chọn và con luôn bị kìm chân bởi quá khứ.
3. Cha hy vọng sẽ có một thời điểm nào đó trong cuộc sống con lâm vào cảnh nghèo nàn. Tất nhiên, con đừng cảm thấy vật vã hay bất hạnh. Không có cách nào để con học được về giá trị của đồng tiền tốt hơn cảm giác thiếu thốn chúng.
Nghèo đói sẽ dạy con sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Nó sẽ giúp con hưởng thụ những gì mình đang có, sửa chữa những sai lầm và lựa chọn hợp lý. Đó mới là những kỹ năng sống còn cho cuộc sống của con.
4. Nếu con giống hầu hết mọi người, con sẽ dành phần lớn thời gian trong cuộc đời của mình để suy nghĩ. “Nếu mình kiếm thêm được 1 triệu thì mọi thứ thật tuyệt vời biết bao” – Sẽ có lúc con có suy nghĩ này. Nhưng khi kiếm được 1 triệu rồi, con lại ước “Giá mà mình kiếm được 2 triệu thì tốt hơn” và rồi con lao vào theo đuổi giấc mơ đó.
Đây là một vòng luẩn quẩn đau khổ. Mục tiêu của con có thể là bất cứ thứ gì ngoài tiền bạc, con trai ạ!
5. Đừng duy trì công việc mà con ghét chỉ vì con phải lựa chọn nghề nghiệp từ năm 18 tuổi. Không ai biết chắc mình sẽ phải làm gì ở tuổi đó đâu con. Thậm chí, nhiều người lớn còn không biết họ muốn gì khi gấp đôi tuổi đó.
6. Thứ tốt nhất mà tiền bạc có thể mua chính là sự kiểm soát về thời gian. Nó mang lại cho con những lựa chọn và giúp con không phải sống phụ thuộc vào người khác. Một ngày nào đó, con sẽ nhận ra rằng tự do là thứ duy nhất giúp cuộc sống của con thực sự hạnh phúc.
7. Hãy thay đổi thái độ khi cần thiết. Cha biết có rất nhiều người nghĩ rằng họ sẽ quản lý việc đầu tư tốt hơn khi còn trẻ. Họ bắt đầu đầu tư từ năm 18 tuổi và nghĩ rằng mình sẽ có tất cả ở tuổi 19. Tuy nhiên, họ chưa bao giờ bắt đầu cả.
8. Một số người được sinh ra trong gia đình khuyến khích về giáo dục; một số khác lại sinh ra trong những gia đình phản đối giáo dục. Một số sinh ra trong nền kinh tế thịnh vượng; số khác lại sinh ra trong chiến tranh và đói nghèo.
Cha muốn con trở nên thành công và đạt được sự tự do. Nhưng con cũng cần biết rằng không phải thành công nào cũng xuất phát từ chăm chỉ; và không phải sự nghèo đói nào cũng xuất phát từ lười biếng. Hãy giữ vững quan điểm này khi con đánh giá người khác, và đánh giá chính bản thân con nữa.
9. Tỷ lệ lãi suất sẽ chẳng mấy liên quan đến số tiền con kiếm được nhưng chúng sẽ liên quan mật thiết đến số tiền con chi tiêu. Cha biết có một nha sĩ sống dựa vào lương và ông ấy luôn trên bờ vực phá sản. Cha cũng biết một người không bao giờ kiếm được quá 50.000 đô la nhưng lại tiết kiệm được cả một gia tài. Sự khác biệt nằm ở cách chi tiêu. Sống dưới mức nhu cầu là chìa khóa để con kiểm soát vấn đề tài chính của mình.
10. Con có thể không nghe lời cha nếu như con không đồng ý với những gì mà cha đã viết. Thế giới con lớn lên sẽ có những giá trị và cơ hội khác với thế giới của cha. Điều quan trọng là khi con bất đồng với ai đó, con càng phải học hỏi nhiều từ họ, sau đó buộc bản thân phải tự học. Và điều cuối cùng cha muốn nói với con: Hãy luôn luôn nghe lời mẹ con!
--------------
Nguồn/ Tác giả: Sưu tầm
Vợ chồng tôi vừa chào đón một bé trai chào đời. Mối quan tâm duy nhất của bé ở thời điểm hiện tại là bắt chúng tôi thức 24/7. Nhưng tôi biết chắc rằng, một ngày cháu sẽ lớn và cần biết những bài học về tài chính khi trưởng thành. Và tôi quyết định viết những điều này.
1. Con trai yêu quý, trong cuộc sống sẽ có lúc nào đó con muốn mua một chiếc xe đắt tiền, một chiếc đồng hồ hạng sang hoặc một ngôi nhà rộng lớn. Nhưng con đừng mua chúng.
Điều con cần hơn cả là sự kính trọng và ngưỡng mộ từ những người xung quanh và con đừng nghĩ rằng những thứ vật chất đắt tiền có thể mang lại điều đó cho con. Chúng chẳng có ý nghĩa gì – đặc biệt là với những người mà con cần sự tôn trọng và ngưỡng mộ.
2. Con đường dẫn đến sự hối tiếc về tài chính luôn ngập tràn nợ nần. Một số khoản nợ, chẳng hạn như thế chấp thì có thể chấp nhận được. Nhưng những khoản chi tiêu dẫn đến nợ nần cũng giống như thuốc phiện, chúng chỉ mang lại niềm vui sướng nhất thời và sẽ kéo tụt con xuống nhiều năm sau đó. Chúng sẽ khiến con mất đi nhiều lựa chọn và con luôn bị kìm chân bởi quá khứ.
3. Cha hy vọng sẽ có một thời điểm nào đó trong cuộc sống con lâm vào cảnh nghèo nàn. Tất nhiên, con đừng cảm thấy vật vã hay bất hạnh. Không có cách nào để con học được về giá trị của đồng tiền tốt hơn cảm giác thiếu thốn chúng.
Nghèo đói sẽ dạy con sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Nó sẽ giúp con hưởng thụ những gì mình đang có, sửa chữa những sai lầm và lựa chọn hợp lý. Đó mới là những kỹ năng sống còn cho cuộc sống của con.
4. Nếu con giống hầu hết mọi người, con sẽ dành phần lớn thời gian trong cuộc đời của mình để suy nghĩ. “Nếu mình kiếm thêm được 1 triệu thì mọi thứ thật tuyệt vời biết bao” – Sẽ có lúc con có suy nghĩ này. Nhưng khi kiếm được 1 triệu rồi, con lại ước “Giá mà mình kiếm được 2 triệu thì tốt hơn” và rồi con lao vào theo đuổi giấc mơ đó.
Đây là một vòng luẩn quẩn đau khổ. Mục tiêu của con có thể là bất cứ thứ gì ngoài tiền bạc, con trai ạ!
5. Đừng duy trì công việc mà con ghét chỉ vì con phải lựa chọn nghề nghiệp từ năm 18 tuổi. Không ai biết chắc mình sẽ phải làm gì ở tuổi đó đâu con. Thậm chí, nhiều người lớn còn không biết họ muốn gì khi gấp đôi tuổi đó.
6. Thứ tốt nhất mà tiền bạc có thể mua chính là sự kiểm soát về thời gian. Nó mang lại cho con những lựa chọn và giúp con không phải sống phụ thuộc vào người khác. Một ngày nào đó, con sẽ nhận ra rằng tự do là thứ duy nhất giúp cuộc sống của con thực sự hạnh phúc.
7. Hãy thay đổi thái độ khi cần thiết. Cha biết có rất nhiều người nghĩ rằng họ sẽ quản lý việc đầu tư tốt hơn khi còn trẻ. Họ bắt đầu đầu tư từ năm 18 tuổi và nghĩ rằng mình sẽ có tất cả ở tuổi 19. Tuy nhiên, họ chưa bao giờ bắt đầu cả.
8. Một số người được sinh ra trong gia đình khuyến khích về giáo dục; một số khác lại sinh ra trong những gia đình phản đối giáo dục. Một số sinh ra trong nền kinh tế thịnh vượng; số khác lại sinh ra trong chiến tranh và đói nghèo.
Cha muốn con trở nên thành công và đạt được sự tự do. Nhưng con cũng cần biết rằng không phải thành công nào cũng xuất phát từ chăm chỉ; và không phải sự nghèo đói nào cũng xuất phát từ lười biếng. Hãy giữ vững quan điểm này khi con đánh giá người khác, và đánh giá chính bản thân con nữa.
9. Tỷ lệ lãi suất sẽ chẳng mấy liên quan đến số tiền con kiếm được nhưng chúng sẽ liên quan mật thiết đến số tiền con chi tiêu. Cha biết có một nha sĩ sống dựa vào lương và ông ấy luôn trên bờ vực phá sản. Cha cũng biết một người không bao giờ kiếm được quá 50.000 đô la nhưng lại tiết kiệm được cả một gia tài. Sự khác biệt nằm ở cách chi tiêu. Sống dưới mức nhu cầu là chìa khóa để con kiểm soát vấn đề tài chính của mình.
10. Con có thể không nghe lời cha nếu như con không đồng ý với những gì mà cha đã viết. Thế giới con lớn lên sẽ có những giá trị và cơ hội khác với thế giới của cha. Điều quan trọng là khi con bất đồng với ai đó, con càng phải học hỏi nhiều từ họ, sau đó buộc bản thân phải tự học. Và điều cuối cùng cha muốn nói với con: Hãy luôn luôn nghe lời mẹ con!
--------------
Nguồn/ Tác giả: Sưu tầm