Văn 9 Hướng dẫn làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

Nguyễn Thành Trương

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng mười hai 2018
234
134
51
Vĩnh Long
THCS Tân Thành
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

* Mở bài: Có 2 cách:
- Đi từ khái quát đến cụ thể: Giới thiệu đôi nét về tác gải + tác phẩm + nội dung tác phẩm (chủ đề) + yêu cầu đề.
- Nêu trực tiếp suy nghĩ của người viết: nội dung tác phẩm (chủ đề) + yêu cầu đề + tác phẩm + tác giả
* Thân bài:
- Lần lượt trình bày các luận điểm về nội dung:
+ Chuyển ý + Nêu luận điểm 1 + Lần lượt nêu luận cứ và dẫn chứng + Phân tích, đánh giá.
+ Chuyển ý + Nêu luận điểm 2 + Lần lượt nêu luận cứ và dẫn chứng + Phân tích, đánh giá.
.......vv.........
- Lần lượt trình bày các luận điểm về nghệ thuật: (viết thành một đoạn văn)
+ Chuyển ý + Nêu nghệ thuật + Lần lượt nêu luận cứ và dẫn chứng + Phân tích, đánh giá.
* Kết bài:
- Nêu nhận định đánh giá chung của mình về giá trị tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Khẳng định thành công của tác giả.
- Liện hệ, bộc lộ cảm xúc của bản thân
#Nguồn: Tự trình bày. Mong sẽ giúp ích cho các bạn
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chị góp ý 1 chút nhé.
Về căn bản thì cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích này là chuẩn rồi ^^
Nhưng mà chị thấy nó vẫn còn hơi chung chung và sẽ là tốt hơn nếu mà có thêm ví dụ hướng dẫn làm 1 đề bài cụ thể nào đó ^^
Hì hì, khi rảnh, em thử cho ví dụ hướng dẫn nhé. Điều đó sẽ làm topic của em sôi nổi hơn đó :D :)
 

Nguyễn Thành Trương

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng mười hai 2018
234
134
51
Vĩnh Long
THCS Tân Thành
Chị góp ý 1 chút nhé.
Về căn bản thì cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích này là chuẩn rồi ^^
Nhưng mà chị thấy nó vẫn còn hơi chung chung và sẽ là tốt hơn nếu mà có thêm ví dụ hướng dẫn làm 1 đề bài cụ thể nào đó ^^
Hì hì, khi rảnh, em thử cho ví dụ hướng dẫn nhé. Điều đó sẽ làm topic của em sôi nổi hơn đó :D :)
Đăng tại đây luôn hay đăng bài khác ạ. Em cũng vừa tham gia nên chưa rõ ạ.
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương

Nguyenhoa1907

Học sinh
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
85
100
21
25
Thái Bình
Cao đẳng y tế Thái Bình
Mình cũng nghĩ nên có ví dụ sẽ khiến thành viên dễ hiểu hơn. Tìm kiếm nguồn trên mạng hoặc bạn tự nghĩ ra 1 đề bài hoặc trích từ các đề thi đại học những năm trước rồi hướng dẫn dàn ý
 

Nguyễn Thành Trương

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng mười hai 2018
234
134
51
Vĩnh Long
THCS Tân Thành
Đề bài: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
I. Mở bài:

Cách 1: Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Ông có nhiều truyện dân gian viết về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Trong đó nổi bật nhất là "Chuyện người con gái Nam Xương". Câu chuyện viết về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương. Qua đó, tác giả thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
Cách 2: "Chuyện người con gái Nam Xương" là truyện thứ 16 trong 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Dữ "Truyền kì mạn lục". Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam "Vợ chàng Trương". Truyện ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của họ. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm.

II. Thân bài:
* Luận điểm nội dung:
- Luận điểm 1: Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương:

+ Là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình: giữ gìn khuôn phép trước người chồng hay ghen, không để lúc nào vợ chồng phải bất hòa.
+ Đảm đang, tháo vát: ân cần dặn dò chồng, lo lắng cho gia đình thay chồng
+ Là người vợ yêu chồng, hết lòng thủy chung với chồng: thương nhớ chồng theo năm tháng dài,..
+ Là người mẹ hiền, dâu thảo: vừa nuôi con nhỏ, vừa lo cho mẹ chồng: lời trăn trối của mẹ chồng đã ca ngợi và ghi nhận công lao của nàng.
+ Là người phụ nữ giàu lòng bao dung, vị tha nặng lòng với gia đình.
=> Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một lòng một dạ thủy chung với chồng, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Nàng quả là một người phụ nữ hoàn hảo lý tưởng của mọi gia đình, là khuôn vàng thước ngọc của mọi người phụ nữ. Người như nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết oan uổng, đau đớn.

- Luận điểm 2: Số phận oan nghiệt:
+ Bị nghi oan là thất tiết.
+ Khi được giải oan mà vẫn không được đoàn tụ với gia đình.

*Luận điểm nghệ thuật: (viết thành một đoạn văn)
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết cái bóng. Đây là sự khái quát hóa tấm lòng, sự ngộ nhận và sự hiểu lầm của từng nhân vật. Hình ảnh này hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương, đồng thời cũng thể hiện rõ nét hơn số phận bi kịch của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.
- Có nhiều sự sáng tạo so với cốt truyện cổ tích "Vợ chàng Trương" bằng cách sắp xếp thêm bớt chi tiết một cách độc đáo.
- Sử dụng yếu tố truyền kì (kì ảo) làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.

III. Kết bài:
- Đánh giá về giá trị tác phẩm truyện: Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Bên cạnh đó, truyện còn thành công về nghệ thuật xây dựng truyện, miêu tả nhân vật với việc khai thác có sáng tạo văn học dân
- Đánh giá nhân vật: Qua truyện, Nguyễn Dữ thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của họ - Vũ Nương xuất hiện với ba con người tốt đẹp: Nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang, người mẹ hiền.
- Liên hệ, bộc cảm xúc bản thân: Từ bi kịch của Vũ Nương, mỗi người chúng ta hôm nay đang sống trong thời kì mới - một xã hội tiến bộ, người phụ nữ được bình đẳng với nam giới, giỏi việc nước, đảm việc nhà, được ra ngoài xã hội làm việc, giữ những chức vụ cao trong nhà nước,... Như vậy, chế độ phong kiến đã được xóa bỏ hoàn toàn. Do đó, cần phải có thái độ tôn trọng nhân phẩm, giá trị người phụ nữ.

#Nguồn: Tự trình bày. Mình dự định cho thêm vế sau cho đề bài nữa là: "Từ đó, nêu suy nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến". Nhưng do mình chưa nghỉ ra được cho phần trình bày này mong các bạn thông cảm mình sẽ cố gắng hoàn thành thêm phần sau nữa nhé!!
@baochau1112 Xem rồi cho em ý kiến ạ.! Từ 3 giờ sáng đến giờ đấy ạ!
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
I. Mở bài:

Cách 1: Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Ông có nhiều truyện dân gian viết về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Trong đó nổi bật nhất là "Chuyện người con gái Nam Xương". Câu chuyện viết về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương. Qua đó, tác giả thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
Cách 2: "Chuyện người con gái Nam Xương" là truyện thứ 16 trong 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Dữ "Truyền kì mạn lục". Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam "Vợ chàng Trương". Truyện ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của họ. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm.

II. Thân bài:
* Luận điểm nội dung:
- Luận điểm 1: Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương:

+ Là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình: giữ gìn khuôn phép trước người chồng hay ghen, không để lúc nào vợ chồng phải bất hòa.
+ Đảm đang, tháo vát: ân cần dặn dò chồng, lo lắng cho gia đình thay chồng
+ Là người vợ yêu chồng, hết lòng thủy chung với chồng: thương nhớ chồng theo năm tháng dài,..
+ Là người mẹ hiền, dâu thảo: vừa nuôi con nhỏ, vừa lo cho mẹ chồng: lời trăn trối của mẹ chồng đã ca ngợi và ghi nhận công lao của nàng.
+ Là người phụ nữ giàu lòng bao dung, vị tha nặng lòng với gia đình.
=> Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một lòng một dạ thủy chung với chồng, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Nàng quả là một người phụ nữ hoàn hảo lý tưởng của mọi gia đình, là khuôn vàng thước ngọc của mọi người phụ nữ. Người như nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết oan uổng, đau đớn.

- Luận điểm 2: Số phận oan nghiệt:
+ Bị nghi oan là thất tiết.
+ Khi được giải oan mà vẫn không được đoàn tụ với gia đình.

*Luận điểm nghệ thuật: (viết thành một đoạn văn)
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết cái bóng. Đây là sự khái quát hóa tấm lòng, sự ngộ nhận và sự hiểu lầm của từng nhân vật. Hình ảnh này hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương, đồng thời cũng thể hiện rõ nét hơn số phận bi kịch của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.
- Có nhiều sự sáng tạo so với cốt truyện cổ tích "Vợ chàng Trương" bằng cách sắp xếp thêm bớt chi tiết một cách độc đáo.
- Sử dụng yếu tố truyền kì (kì ảo) làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.

III. Kết bài:
- Đánh giá về giá trị tác phẩm truyện: Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Bên cạnh đó, truyện còn thành công về nghệ thuật xây dựng truyện, miêu tả nhân vật với việc khai thác có sáng tạo văn học dân
- Đánh giá nhân vật: Qua truyện, Nguyễn Dữ thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của họ - Vũ Nương xuất hiện với ba con người tốt đẹp: Nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang, người mẹ hiền.
- Liên hệ, bộc cảm xúc bản thân: Từ bi kịch của Vũ Nương, mỗi người chúng ta hôm nay đang sống trong thời kì mới - một xã hội tiến bộ, người phụ nữ được bình đẳng với nam giới, giỏi việc nước, đảm việc nhà, được ra ngoài xã hội làm việc, giữ những chức vụ cao trong nhà nước,... Như vậy, chế độ phong kiến đã được xóa bỏ hoàn toàn. Do đó, cần phải có thái độ tôn trọng nhân phẩm, giá trị người phụ nữ.

#Nguồn: Tự trình bày. Mình dự định cho thêm vế sau cho đề bài nữa là: "Từ đó, nêu suy nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến". Nhưng do mình chưa nghỉ ra được cho phần trình bày này mong các bạn thông cảm mình sẽ cố gắng hoàn thành thêm phần sau nữa nhé!!
@baochau1112 Xem rồi cho em ý kiến ạ.! Từ 3 giờ sáng đến giờ đấy ạ!
Chị thấy nó tuyệt lắm luôn ý ^^
Chị chỉ góp ý một chút về số phận oan nghiệt của Vũ Nương. Mở rộng ra một chút để cân bằng phần thân bài hơn ý ^^
- Về làm dâu nhà họ Trương chưa được bao lâu thì Vũ Nương phải tiễn chồng đi lính
=> Không được hưởng cuộc sống trướng rủ màn che như bao người phụ nữ khác
- Một thời gian sau, mẹ chồng mất thì nàng phải quán xuyến tất cả mọi sự trong gia đình
=> Áp lực đè nặng lên đôi vai người phụ nữ xa chồng
- Khi Trương Sinh đi lính trở về, những tưởng được hưởng cuộc sống êm đềm, xứng đáng với đức hạnh của mình thì lại bị nghi oan là thất tiết
=> Không thể minh oan, nàng đành phải tìm ra bến sông tự vẫn để thủ tiết nhưng Trương Sinh lại tỏ ra thờ ơ, không chút xót xa
- Một thời gian sau, khi nỗi oan được hóa giải bằng lời của bé Đản thì nàng vẫn không thể trở về đoàn tụ cùng gia đình
=> Trương Sinh lập đền thờ để bày tỏ sự ân hận nhưng liệu như thế là đủ?

P/s: Thực ra thì chị cũng viết theo dòng cảm xúc của mình. Nên mới để dấu chấm hỏi để cho mọi người cùng suy ngẫm nội dung chứ không để nó kết như thế :D Hì hì, còn lại là chị thấy rất tuyệt rồi ý ^^ À mà làm gì thì làm nhưng cũng lo giữ sức khỏe em ơi. Thức khuya quá ko tốt cho sức khỏe đâu. Muốn học giỏi, hoạt động năng nổ thì sức khỏe chính là yếu tố then chốt giúp em giữ vững phong độ đấy :) ^^
 

Nguyễn Thành Trương

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng mười hai 2018
234
134
51
Vĩnh Long
THCS Tân Thành
Chị thấy nó tuyệt lắm luôn ý ^^
Chị chỉ góp ý một chút về số phận oan nghiệt của Vũ Nương. Mở rộng ra một chút để cân bằng phần thân bài hơn ý ^^
- Về làm dâu nhà họ Trương chưa được bao lâu thì Vũ Nương phải tiễn chồng đi lính
=> Không được hưởng cuộc sống trướng rủ màn che như bao người phụ nữ khác
- Một thời gian sau, mẹ chồng mất thì nàng phải quán xuyến tất cả mọi sự trong gia đình
=> Áp lực đè nặng lên đôi vai người phụ nữ xa chồng
- Khi Trương Sinh đi lính trở về, những tưởng được hưởng cuộc sống êm đềm, xứng đáng với đức hạnh của mình thì lại bị nghi oan là thất tiết
=> Không thể minh oan, nàng đành phải tìm ra bến sông tự vẫn để thủ tiết nhưng Trương Sinh lại tỏ ra thờ ơ, không chút xót xa
- Một thời gian sau, khi nỗi oan được hóa giải bằng lời của bé Đản thì nàng vẫn không thể trở về đoàn tụ cùng gia đình
=> Trương Sinh lập đền thờ để bày tỏ sự ân hận nhưng liệu như thế là đủ?

P/s: Thực ra thì chị cũng viết theo dòng cảm xúc của mình. Nên mới để dấu chấm hỏi để cho mọi người cùng suy ngẫm nội dung chứ không để nó kết như thế :D Hì hì, còn lại là chị thấy rất tuyệt rồi ý ^^ À mà làm gì thì làm nhưng cũng lo giữ sức khỏe em ơi. Thức khuya quá ko tốt cho sức khỏe đâu. Muốn học giỏi, hoạt động năng nổ thì sức khỏe chính là yếu tố then chốt giúp em giữ vững phong độ đấy :) ^^
Dạ em cảm ơn chị nhé! Box Văn của mình nằm ở chỗ nào vậy chị có hoạt động gì chị cho em tham gia với nhá
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Dạ em cảm ơn chị nhé! Box Văn của mình nằm ở chỗ nào vậy chị có hoạt động gì chị cho em tham gia với nhá
Hì hì, nơi em đang đăng bài hướng dẫn này chính là box văn đấy em.
Box Văn hiện chưa có nhân sự phụ trách em ạ. Khi có người phụ trách thì lúc đó sẽ diễn ra nhiều hoạt động khác nhau. Ví dụ như là cuộc thi viết văn Cây Bút Trẻ, minigame Văn học thông thái, event Chào hè, hay là tổ chức sinh hoạt câu lạc thơ, văn HMF ý ^^
 
  • Like
Reactions: phuongdaitt1

Nguyễn Thành Trương

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng mười hai 2018
234
134
51
Vĩnh Long
THCS Tân Thành
Mình làm tiếp phần suy nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nhé. Theo mình đề cho thêm phần này thì sẽ đặt phần này sau số phận nhé.
Vũ Nương hội tụ những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ lý tưởng trong xã hội phong kiến: đẹp nết, đẹp người có phẩm chất đáng quý, đảm đang, thủy chung son sắc với chồng, hiếu nghĩa với gia đình chồng. Nhưng điều đó lại là số phận bi kịch đáng thương trong chế độ nam quyền trong chiến tranh phong kiến.
Ta thấy số phận của người phụ nữ thật đáng thương, có nhiều phẩm chất đẹp nhưng phải chịu số phận bất hạnh không làm chủ được số phận, bị xã hội phong kiến chà đạp và cướp đi quyền sống. Nghịch cảnh càng éo le thì người phụ nữ lại càng mạnh mẽ, bản lĩnh để khẳng định mình, đôi khi họ phải chọn cái chết nhưng cái chết đó không phải là vô nghĩa mà là chết để được sống mãi mãi.
Liên hệ một số tác phẩm, nhân vật phụ nữ như: Thúy Kiều, Hồ Xuân Hương,...
Mình sử dụng giọng nói nên có chỗ nào sai thông cảm nhé. @baochau1112 chị xem giúp em được không ạ.
 

Nguyễn Thành Trương

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng mười hai 2018
234
134
51
Vĩnh Long
THCS Tân Thành
Hì hì, nơi em đang đăng bài hướng dẫn này chính là box văn đấy em.
Box Văn hiện chưa có nhân sự phụ trách em ạ. Khi có người phụ trách thì lúc đó sẽ diễn ra nhiều hoạt động khác nhau. Ví dụ như là cuộc thi viết văn Cây Bút Trẻ, minigame Văn học thông thái, event Chào hè, hay là tổ chức sinh hoạt câu lạc thơ, văn HMF ý ^^
Dạ vậy em tưởng có chỗ riêng cho Văn ạ
 
  • Like
Reactions: phuongdaitt1

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Dạ vậy em tưởng có chỗ riêng cho Văn ạ
Thì dĩ nhiên đây là chỗ đăng riêng cho văn mà em :D
2018-12-21_111728.png
Đây là nơi hiển thị các box trên diễn đàn mình
Chỗ mà chị khoanh vùng xanh lục chính là box văn và cũng chính là nơi em đang đăng bài ý
P/s: Mà có gì thì vào hội thoại hoặc topic khác để hỏi em nhé. Chúng ta đã bàn hơi xa đề tài chính rồi ^^
 
  • Like
Reactions: phuongdaitt1

Nguyễn Thành Trương

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng mười hai 2018
234
134
51
Vĩnh Long
THCS Tân Thành
Hướng dẫn nhận xét đánh giá các chi tiết trong "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng khi phân tích bé Thu.
1. Việc con bé hất tung trứng cá, xuống xuồng chèo về nhà ngoại...
Nó không coi anh Sáu là ba vì anh chỉ là người xa lạ, đang cám dỗ nó, lừa nó, bắt nó gọi ba, vỗ về nó, làm thân với nó càng làm cho nó hoảng sợ và căm ghét. Chính trong thời khắc này, càng chứng tỏ nó thương ba nó (người trong ảnh). Đây là phản ứng hoàn toàn tự nhiên bởi trong thời gian xa cách lâu ngày do chiến tranh thì làm sao nó hiểu được tình cảm éo le, khắc nghiệt của đời sống.
2. Bé Thu ở với bà ngoại. Trong đêm ấy, bà đã giảng giải cho nó nghe, phân tích cho nó hiểu. Con bé đã biết rằng anh Sáu chính là ba mình. Nó cũng hiểu vết sẹo ghê sợ trên mặt anh là vết thương trong chiến đấu. Sau khi hiểu được nguồn gốc lai lịch vết sẹo trên mặt ba, con bé lăn lộn suốt một đêm không ngủ được. Có lẽ nó hối hận lắm vì đã từng đối xử không tốt với anh. Lúc này, không chỉ yêu bà mà nó còn yêu ba nó nhiều hơn nữa.
3. Lúc chia tay, tác giả khéo léo sử dụng phương thức tự sự kết hợp miêu tả bé Thu trong trạng thái bồn chồn lúc đứng tựa cửa, lúc đứng góc nhà, với một vẻ mặt sầm lại buồn rầu, đôi mắt như to hơn, nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. Dường như tác giả có dụng ý chuẩn bị điều gì sắp xảy ra.
4. Tiếng gọi: "Ba...a...a...ba!" đầu tiên trong cuộc đời của bé Thu như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đây là tiếng ba bé Thu đè nén trong lòng bấy nhiêu năm, tiếng ba như vỡ tung từ đáy lòng. Và đó còn là tiếng gọi mà anh Sáu chờ đợi trong suốt 8 năm ròng. Và có lẽ đây cũng là tiếng gọi cuối cùng của bé Thu khi anh Sáu ra đi mãi mãi trong một trận càn của địch.
5. Nó hôn khắp người anh Sáu, hôn cả vết sẹo dài trên má anh, cái vết sẹo trước kia nó ghê sợ và cảm thấy xấu xí vô cùng. Đến bây giờ, hiểu được vì sao ba có vết ẹo. Thu thương ba nó lắm. Hành động của em như muốn xoa dịu nỗi đau đã gây ra cho ba. Sau khi nghe anh Sáu nói: "Ba đi rồi ba về với con", bé Thu thét lên: "Không!", hai tay ôm chặt lấy cổ ba, 2 chân cấu chặt người ba. Em khóc vì thương ba, vì ân hận đã không phải với ba, vì không biết đên bao giờ mới được gặp lại ba. Lúc này tất cả hành động của Thu đều gấp gáp dồn dập, trái hẳn lúc đầu.
Trong tâm hồn cô bé, tình yêu ba đã có sự thay đổi. Ngoài tình yêu còn có tình thương rồi cao hơn cả là niềm tự hào vô bờ bến, niềm kiêu hãnh vô cùng vì người ba là chiến sĩ, người ba hy sinh tuổi thanh xuân, cống hiến cả cuộc đời cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Giờ đây người ba ấy lại tiếp tục đi theo con đường vinh quang mà cả dân tộc ta đang đi.
CÁC BẠN LẤY ĐÂY LÀM TÀI LIỆU NHÉ. MÌNH VỪA LÀM XONG ❤❤❤
 
  • Like
Reactions: baochau1112
Top Bottom