Vật lí Hướng dẫn giải bài tập

H

hocmai.cskh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Một vật khối lượng 1kg được kéo trên sàn ngang bởi một lực hướng lên, có phương hợp với phương ngang một góc 450 và có độ lớn là 2.căn2 ( N). Hệ số ma sát giữa sàn và vật là 0,2.
a. Tính quãng đường đi được của vật sau 10s nếu vật có vận tốc đều là 2m/s.
b. Với lực kéo trên thì hệ số ma sát giữa vật và sàn là bao nhiêu thì vật chuyển động thẳng đều.
Bài 2:Tác dụng lực có độ lớn 15N vào m1 của hệ ba vật nối với nhau bằng các sợi dây theo thứ tự : m1 = 3kg; m2 = 2kg; m3 = 1kg và hệ số ma sát giữa ba vật và mặt phẳng ngang như nhau là k = 0,2. Tính gia tốc của hệ và lực căng của các dây nối.
Xem dây nối có khối lượng và độ dã không đáng kể. lấy g = 10m/s2
 
G

galaxy98adt

Bài 1: Một vật khối lượng 1kg được kéo trên sàn ngang bởi một lực hướng lên, có phương hợp với phương ngang một góc $45^o$ và có độ lớn là 2.căn2 ( N). Hệ số ma sát giữa sàn và vật là 0,2.
a. Tính quãng đường đi được của vật sau 10s nếu vật có vận tốc đều là 2m/s.
b. Với lực kéo trên thì hệ số ma sát giữa vật và sàn là bao nhiêu thì vật chuyển động thẳng đều.
picture.php

a)
Mình không hiểu đề bài cho lắm, bạn có thể nói rõ được không? :)
b)
Ta có: $\left\{ \begin{array}{l} F_x = F.cos 45^o = 2 (N) \\ F_y = F.sin 45^o = 2 (N) \end{array} \right.$
Ta có: $N + F_y = P$ \Rightarrow $N = P - F_y = 8 (N)$
Để vật chuyển động thẳng đều thì $F_{ms} = F_x = 2 (N)$
\Rightarrow $\mu.N = 2$ \Leftrightarrow $\mu = 0,25$
Vậy để vật chuyển động thẳng đều thì hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,25.


Bài 2:Tác dụng lực có độ lớn 15N vào m1 của hệ ba vật nối với nhau bằng các sợi dây theo thứ tự : m1 = 3kg; m2 = 2kg; m3 = 1kg và hệ số ma sát giữa ba vật và mặt phẳng ngang như nhau là $\mu$ = 0,2. Tính gia tốc của hệ và lực căng của các dây nối.
Xem dây nối có khối lượng và độ dãn không đáng kể. lấy g = 10m/s2
Ta có: $F_{ms} = \mu.N = \mu.(m_1 + m_2 + m_3).g = 12 (N)$
\Rightarrow Gia tốc của hệ là: $a = \frac{F_k - F_{ms}}{m_1 + m_2 + m_3} = 0,5 (m.s^2)$
Lực căng của dây chính là lực kéo tác dụng lên vật đó.
Theo giả thiết, ta có: Lực căng của dây kéo vật 1 là: $F_1 = 15 (N)$
+ Lực tác dụng lên vật 2 là: $F = m_2.a = 1 (N)$
\Rightarrow Lực căng của dây giữa vật 1 và vật 2 là: $F_2 = F + F_{ms2} = 1 + m_2.g.\mu = 5 (N)$
+ Lực tác dụng lên vật 3 là: $F = m_3.a = 0,5 (N)$
\Rightarrow Lực căng của dây giữa vật 2 và vật 3 là: $F_3 = F + F_{ms3} = 0,5 + m_3.g.\mu = 2,5 (N)$
 
Top Bottom