Hướng dẫn cách làm dạng bài bar chart

G

gamainuoicon

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong chuyên mục luyện thi ielts online kì này, website tự học tiếng anh sẽ hướng dẫn kỹ thuật viết bar chart trong IELTS Writing Task 1.

Theo quan sát cá nhân thì mình thấy dạng bài bar chart có mật độ xuất hiện trong đề thi IELTS gần đây khá cao. Nếu bạn còn chưa đặt bút viết essay dạng này vì:
Không biết đây có phải bar chart không? (chắc ai cũng biết ^^)
Không biết lập plan cho bar chart
Không biết nhóm và phân tích số liệu thế nào cho hợp lý
Không biết ..v..v.
Chờ đọc xong bài hướng dẫn này
Cách làm dạng bài bar chart trong IELTS Writing Task 1

1. Format chung cho dạng bài bar chart
A, B, C, D, E & F là các categories, ví dụ như các hoạt động khác nhau; các mặt hàng khác nhau
X và Y là nhóm đối tượng so sánh, ví dụ như: nam và nữ, hai nhóm tuổi hoặc hai quốc gia
Trong bài biểu đồ thực tế cho dạng bài này, số lượng categories có thể lên tới 10 và các nhân tố trong nhóm đối tượng so sánh có thể lên tới 4.
format-chung-cho-dang-bai-bar-chartFormat chung cho dạng bài bar chart trong IELTS Writing Task 1
Nhận xét chung: Các bạn có thể thấy rằng, trong dạng bài này của kỳ thi viết IELTS, chúng ta không có “changes over time” và do đó việc áp dụng phần lý thuyết cũng như cách đọc “Line graph” mà chúng ta vốn khá quen thuộc vào dạng bài này là hoàn toàn không thể. Vậy chúng ta sẽ cần có một cách nhìn nhận tổng quát hơn về mục đích chính của “Bar chart” để hiểu rõ ta cần phân tích gì. Chúng ta sẽ cùng đọc phần tiếp theo để trả lời câu hỏi này nhé!
2. Nhận biết dạng bài và chiến lược tiếp cận dạng bài BAR CHART
Đây là dạng biểu đồ cột không có thay đổi qua thời gian, do đó mục tiêu chính của dạng bài này sẽ là so sánh – comparison & contrast
Trong một bài biểu đồ dạng này sẽ có 2 trục so sánh: so sánh giữa các categories như A, B, C… và so sánh giữa các nhóm đối tượng như X & Y…
Người viết cần lưu ý rằng mỗi trục so sánh sẽ đóng vai trò khác nhau trong bài viết:
So sánh giữa X & Y luôn là trục so sánh chính (phần so sánh này được sử dụng làm căn cứ để nhóm thông tin trong bài, ví dụ như việc chia khổ thân bài ra làm 3 đoạn với các categories có X lớn hơn Y, X nhỏ hơn Y và X bằng Y). Khi người viết đưa ra số liệu của X làm ví dụ, thường đi kèm sẽ là số liệu của Y hoặc một phép so sánh tương ứng giá trị của X và giá trị của Y.
Nguồn bài viết: http://tuhoctienganh.org/luyen-thi-ielts/ki-thuat-viet-bar-chart-trong-ielts-writing-task-1.html
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom