- 22 Tháng sáu 2017
- 2,357
- 4,161
- 589
- 20
- TP Hồ Chí Minh
- THPT Gia Định
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Cách 1: Xâu chuỗi các sự kiện với nhau
Môn Lịch Sử có rất nhiều sự kiện, nhiều mốc thời gian, vì vậy đã có không ít sĩ tử “rối rem” vì phải phân biệt và nhớ rõ từng sự kiện. Khi học Lịch Sử, trước tiên bạn nên đọc kĩ các kiến thức cơ bản như mốc thời gian, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của sự kiện, của mốc thời gian đó. Bạn nên vẽ sơ đồ tia của giai đoạn, sự kiện và các diễn biến cụ thể, như vậy sẽ dễ nhớ hơn. Sau khi học xong một giai đoạn nào đó thì kẻ bảng và tổng kết lại, vừa ngắn gọn lại vừa bao quát được tất cả các mốc thời gian, sự kiện diễn ra.
Ngoài ra, bạn cũng nên ghi các sự kiện, mốc thời gian vào giấy ghi chú và dán nó lên một góc nào đó, mỗi ngày bạn sẽ lấy đi một tờ và đọc thuộc các ý chính của sự kiện ghi trên giấy, học đi học lại nhiều lần sẽ giúp bạn nhớ dai hơn.
Cách 2: Lựa chọn thời gian học bài
Bất kì môn học nào cũng cần phải lựa chọn thời gian học, nhất là đối với những môn học thuộc. Bạn nên chọn thời gian là buổi sáng, buổi trưa và tối (trước 22h). Khi nào thấy tâm trạng thoải mái thì học, tuyệt đối không nên học bài khi đang stress, bực tức, học vào thời gian này sẽ làm bạn căng thẳng thêm, hãy thư giãn đi nhé! Ngoài ra, khi học thì bạn nên đọc to hoặc đọc nhẩm, kết hợp với ghi chép trên giấy nháp.
Cách 3: Chọn lọc thông tin để học.
Không phải đi thi là học dồn tất cả những kiến thức đã học đâu nhé! Bất kì đề thi nào cũng đánh trúng những kiến thức trọng yếu, mấu chốt của bài học, những kiến thức ngoài lề là những kiến thức ít khi dùng đến. Bạn hãy lọc ra những sự kiện nổi bật, những kiến thức quan trọng mà thầy cô đã nhắc nhở, khi đi thi sẽ dễ dàng “trúng tủ” hơn. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với những bạn thuộc ban Tự Nhiên, đối với những bạn học ban Xã Hội hay những bạn mong muốn đạt điểm tuyệt đối thì không nên sử sụng cách này.
Cách 4: Liên hệ thực tế để dễ nhớ: các sự kiện, ngày tháng năm
Nên nhớ phải liên tưởng sự kiện lịch sử gắn với những sự kiện mà chính bạn đã đucợ thuộc, thêm vào đó những liên hệ thực tế cho bạn các ví dụ minh họa sinh động và sắc nét trong quá trình vận dụng để nhớ bài sâu sắc hơn. Việc liên tưởng thực tế trong quá trình học là một cách để nhớ bài rất sâu.
Cách 5: Học và ghi chép: cách này sẽ giúp bạn nhớ bài sâu và lâu hơn so với cách học thường
Với các đoạn dài bạn vừa nhẩm bài vừa ghi ra nháp mang ý chính của bài đó. Bạn có thể vẽ ra các sự kiện chính và nhìn vào hình vẽ để kể lại sự kiện đó để dễ nhớ hơn.
Thi cử là chuyện rất quan trọng, thi cử giúp ta đánh giá được khả năng của mình, tổng hợp và ôn lại những kiến thức đã học. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng biết sắp xếp thời gian để ôn thi và học thuộc lòng tất cả những kiến thức đã học, vì vậy trong quá trình học nên thường xuyên xem lại bài và khi ôn thi thì nên chắt lọc kiến thức để học.
Cách 6: Học bằng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một phương pháp học hiểu rất hiệu quả, giúp nhớ dễ hơn và không bị bỏ sót kiến thức. Đối với môn lịch sử thì bạn hãy ghi lại những mốc thời gian quan trọng, những sự kiện chính và tóm tắc các diễn biến. Sau đó xâu chuỗi lại thành một sơ đồ mà bạn thấy dễ hiểu nhất.
Cách 7: Học từng phần và theo các ý chính
Lịch sử là một môn học rất khó để học thuộc lòng, vì kiến thức rất nhiều và dễ nhầm lẫn. Chính vì vậy mà việc phân ra các ý chính và học từng phần là rất cần thiết. Bạn hãy học từng phần một và học đến đâu chắc đến đấy, điều đó sẽ giúp bạn nhanh thuộc và không bỏ sót kiến thức. Bạn có thể chia làm Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam,..rồi phân theo các mốc thời gian cụ thể, học phần nào nắm chắc kiến thức phần đó.
Trong mỗi phần sẽ có những bài khác nhau, hãy chọn ra những ý chính để học. Cách này sẽ giúp bạn học môn sử đơn giản hơn mà không mất quá nhiều thời gian.
Cách 8: Ghi âm
Cách này khá hữu hiệu để giúp bạn học bài lịch sử nhanh thuộc hơn. Bạn chỉ việc lấy chiếc điện thoai của mình mở chức năng ghi âm và đọc to rõ những kiến thức lịch sử mà bạn muốn học thuộc lòng để ghi âm lại. Sau đó mở lên và nghe thường xuyên để kiến thức lập đi lập lại trong đầu của mình, như vậy sẽ giúp bạn nhanh thuộc bài. Ngoài ra với cách học này sẽ giúp bạn học mọi lúc mọi nơi, dù đang nấu cơm, đi tắm,…
Cách 9: Viết ra giấy
Thay vì cầm sách và đọc vanh vách thì tại sao bạn không viết ra giấy để dễ nhớ hơn nhỉ? Nếu bạn cầm sách đọc thì cũng dễ thuộc mà cũng dễ quên và thường gặp tình trạng quên một chữ đầu hoặc một câu đầu tiên là quên luôn cả bài. Khi bạn viết ra giấy với các ý chính gạch đầu dòng, thì sẽ giúp bạn chắc lọc được kiến thức, đủ ý chính và không lo bị quên hay bị nhầm.
Cách 10: Trao đổi với các bạn khác
Việc lập thành một nhóm khoảng 3-4 người với nhau để tiến hành hỏi đáp những phần đã học sẽ giúp củng cố kiến thức cho nhau. Chẳng hạn như các bạn hẹn với nhau tuần này sẽ học thuộc phần lịch sử thế giới, hôm sau tới lớp các bạn sẽ cùng nhau trao đổi và hỏi đáp với nhau về các sự kiện xung quanh bài học. Nếu như bạn lỡ trả lời sai một kiến thức hoặc thiếu thì các bạn còn lại trong nhóm sẽ giúp bạn sửa lại và bổ sung kiến thức về các phần còn thiếu. Từ đó sẽ giúp bạn nhớ kiến thức đó sâu và lâu hơn.
Môn Lịch Sử có rất nhiều sự kiện, nhiều mốc thời gian, vì vậy đã có không ít sĩ tử “rối rem” vì phải phân biệt và nhớ rõ từng sự kiện. Khi học Lịch Sử, trước tiên bạn nên đọc kĩ các kiến thức cơ bản như mốc thời gian, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của sự kiện, của mốc thời gian đó. Bạn nên vẽ sơ đồ tia của giai đoạn, sự kiện và các diễn biến cụ thể, như vậy sẽ dễ nhớ hơn. Sau khi học xong một giai đoạn nào đó thì kẻ bảng và tổng kết lại, vừa ngắn gọn lại vừa bao quát được tất cả các mốc thời gian, sự kiện diễn ra.
Ngoài ra, bạn cũng nên ghi các sự kiện, mốc thời gian vào giấy ghi chú và dán nó lên một góc nào đó, mỗi ngày bạn sẽ lấy đi một tờ và đọc thuộc các ý chính của sự kiện ghi trên giấy, học đi học lại nhiều lần sẽ giúp bạn nhớ dai hơn.
Cách 2: Lựa chọn thời gian học bài
Bất kì môn học nào cũng cần phải lựa chọn thời gian học, nhất là đối với những môn học thuộc. Bạn nên chọn thời gian là buổi sáng, buổi trưa và tối (trước 22h). Khi nào thấy tâm trạng thoải mái thì học, tuyệt đối không nên học bài khi đang stress, bực tức, học vào thời gian này sẽ làm bạn căng thẳng thêm, hãy thư giãn đi nhé! Ngoài ra, khi học thì bạn nên đọc to hoặc đọc nhẩm, kết hợp với ghi chép trên giấy nháp.
Cách 3: Chọn lọc thông tin để học.
Không phải đi thi là học dồn tất cả những kiến thức đã học đâu nhé! Bất kì đề thi nào cũng đánh trúng những kiến thức trọng yếu, mấu chốt của bài học, những kiến thức ngoài lề là những kiến thức ít khi dùng đến. Bạn hãy lọc ra những sự kiện nổi bật, những kiến thức quan trọng mà thầy cô đã nhắc nhở, khi đi thi sẽ dễ dàng “trúng tủ” hơn. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với những bạn thuộc ban Tự Nhiên, đối với những bạn học ban Xã Hội hay những bạn mong muốn đạt điểm tuyệt đối thì không nên sử sụng cách này.
Cách 4: Liên hệ thực tế để dễ nhớ: các sự kiện, ngày tháng năm
Nên nhớ phải liên tưởng sự kiện lịch sử gắn với những sự kiện mà chính bạn đã đucợ thuộc, thêm vào đó những liên hệ thực tế cho bạn các ví dụ minh họa sinh động và sắc nét trong quá trình vận dụng để nhớ bài sâu sắc hơn. Việc liên tưởng thực tế trong quá trình học là một cách để nhớ bài rất sâu.
Cách 5: Học và ghi chép: cách này sẽ giúp bạn nhớ bài sâu và lâu hơn so với cách học thường
Với các đoạn dài bạn vừa nhẩm bài vừa ghi ra nháp mang ý chính của bài đó. Bạn có thể vẽ ra các sự kiện chính và nhìn vào hình vẽ để kể lại sự kiện đó để dễ nhớ hơn.
Thi cử là chuyện rất quan trọng, thi cử giúp ta đánh giá được khả năng của mình, tổng hợp và ôn lại những kiến thức đã học. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng biết sắp xếp thời gian để ôn thi và học thuộc lòng tất cả những kiến thức đã học, vì vậy trong quá trình học nên thường xuyên xem lại bài và khi ôn thi thì nên chắt lọc kiến thức để học.
Cách 6: Học bằng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một phương pháp học hiểu rất hiệu quả, giúp nhớ dễ hơn và không bị bỏ sót kiến thức. Đối với môn lịch sử thì bạn hãy ghi lại những mốc thời gian quan trọng, những sự kiện chính và tóm tắc các diễn biến. Sau đó xâu chuỗi lại thành một sơ đồ mà bạn thấy dễ hiểu nhất.
Cách 7: Học từng phần và theo các ý chính
Lịch sử là một môn học rất khó để học thuộc lòng, vì kiến thức rất nhiều và dễ nhầm lẫn. Chính vì vậy mà việc phân ra các ý chính và học từng phần là rất cần thiết. Bạn hãy học từng phần một và học đến đâu chắc đến đấy, điều đó sẽ giúp bạn nhanh thuộc và không bỏ sót kiến thức. Bạn có thể chia làm Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam,..rồi phân theo các mốc thời gian cụ thể, học phần nào nắm chắc kiến thức phần đó.
Trong mỗi phần sẽ có những bài khác nhau, hãy chọn ra những ý chính để học. Cách này sẽ giúp bạn học môn sử đơn giản hơn mà không mất quá nhiều thời gian.
Cách 8: Ghi âm
Cách này khá hữu hiệu để giúp bạn học bài lịch sử nhanh thuộc hơn. Bạn chỉ việc lấy chiếc điện thoai của mình mở chức năng ghi âm và đọc to rõ những kiến thức lịch sử mà bạn muốn học thuộc lòng để ghi âm lại. Sau đó mở lên và nghe thường xuyên để kiến thức lập đi lập lại trong đầu của mình, như vậy sẽ giúp bạn nhanh thuộc bài. Ngoài ra với cách học này sẽ giúp bạn học mọi lúc mọi nơi, dù đang nấu cơm, đi tắm,…
Cách 9: Viết ra giấy
Thay vì cầm sách và đọc vanh vách thì tại sao bạn không viết ra giấy để dễ nhớ hơn nhỉ? Nếu bạn cầm sách đọc thì cũng dễ thuộc mà cũng dễ quên và thường gặp tình trạng quên một chữ đầu hoặc một câu đầu tiên là quên luôn cả bài. Khi bạn viết ra giấy với các ý chính gạch đầu dòng, thì sẽ giúp bạn chắc lọc được kiến thức, đủ ý chính và không lo bị quên hay bị nhầm.
Cách 10: Trao đổi với các bạn khác
Việc lập thành một nhóm khoảng 3-4 người với nhau để tiến hành hỏi đáp những phần đã học sẽ giúp củng cố kiến thức cho nhau. Chẳng hạn như các bạn hẹn với nhau tuần này sẽ học thuộc phần lịch sử thế giới, hôm sau tới lớp các bạn sẽ cùng nhau trao đổi và hỏi đáp với nhau về các sự kiện xung quanh bài học. Nếu như bạn lỡ trả lời sai một kiến thức hoặc thiếu thì các bạn còn lại trong nhóm sẽ giúp bạn sửa lại và bổ sung kiến thức về các phần còn thiếu. Từ đó sẽ giúp bạn nhớ kiến thức đó sâu và lâu hơn.