huhu!!!!!!giúp mình viết một bài văn .m đang vần gấp

D

donghxh

Nhắc đến con trâu người ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ . Trên những cánh đồng người ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày . Giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói trâu là 1 người bạn chuyên giúp đỡ nông dân trong nhưng công việc nặng nhọc . Ngoài ra trâu còn có thể kéo xe trong những ngày gặt hái vì nó có tải trọng rất mạnh từ 350 ~~< 750 kg nên là 1 công cụ ko thể thíu của những nhà nông gia
Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người VN . Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Chính vì vậy nó là 1 phần ko thể thíu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non , xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách , thổi sáo ..Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu
ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lẽ hội chọi trâu ở HP là nổi tiếng nhất .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.

Chưa rõ lai lịch, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:

"Dù ai buôn đâu, bán đâu

Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai bận rộn trăm bề

Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"

Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.

Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".

Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.

Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những "kháp đấu" giữa các "ông trâu". Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các "kháp đấu" giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.
~~~> trâu có vai trò rất to lớn trong đời sống nhân dân
 
C

connhagiau_ht

"Trâu ơi!Ta bảo trâu trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công"
Vâng! Đi qua bất kì làng quê nào của Việt nam ta cũng đều bắt gặp những chú trâu cần mẫn đang chăm chỉ cày ruộng, hay thong thả gặm cỏ. Con ttrâu như những người bạn thân thiết đã gắn bó rất lâu đời với người nông dân Việt nam cũng như tuổi thơ cũa người Việt.
Trâu là một loài động vật thuộc họ bò, phân bộ nhai lại , có 4 túi dạ dày.Sừng trâu rỗng, bộ
guốc chẵn. Trâu VN có nguốn gốc từ trâu rừng thuần hoá, rất yêu đầm lầy, có bộ lông màu xám, thân hình vạm vỡ, sừng trâu hình lưỡi liềm có hai đai màu trắng. Trâu là loài động vật thuộc lớp có vú.
Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày , trâu loại tốt nhất có thể cày từ 3 đến 4 sào. Ngoài ra còn có thể kéo xe với trọng tải lớn, trâu còn có thể thồ hàng chở người, được dùng như một xe ngựa.
không những thế, trâu còn có mặt ở các lễ hội đâm trâu, chọi trâu . Ví dụ như: lễ hội chọi trâu nỗi tiếng ở Đồ sơn, lễ hội đâm trâu ở Tây nguyên. Trâu ...
 
C

connhagiau_ht

Trâu là một loài động vật thuộc họ móng guốc (trâu bò). Chúng sống hoang dã ở Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Thái Lan và Việt Nam, ngoài ra trâu cũng sống hoang dã ở phía bắc Úc. Trâu rừng vẫn còn tồn tại trong thiên nhiên ở Đông Nam Á, nhưng số lượng trâu hoang dã không còn nhiều, và người ta lo ngại rằng trâu rừng hoang dã thuần chủng không còn tồn tại nữa. Tại Việt Nam vẫn có trâu rừng, nhưng số lượng còn rất ít, chúng phân bố dọc dãy Trường Sơn, trong đó có khu vực miền tây Thanh Hóa giáp với Lào. Nhiều đàn trâu đã được thuần dưỡng và lai. Trâu có 2 loại: loại màu da xanh đen (trâu đen) và loại màu da sáng hồng (trâu trắng).

Trâu lúc trưởng thành nặng khoảng từ 250 đến 500 kg. Loài trâu rừng hoang dã lớn hơn thế rất nhiều, con cái có thể nặng 800 kg, con đực lên tới 1,2 tấn, và cao tới khoảng 1,8 m. Trâu rừng châu Á có cặp sừng dài nhất trong số các loài thú có sừng trên thế giới. Mới đây, tại Việt Nam, một bộ sừng trâu rừng lớn chưa từng thấy đã được phát hiện, ước đoán to hơn trâu rừng hiện nay rất nhiều

Trâu được thuần dưỡng là một gia súc rất quan trọng trong đời sống người dân một số vùng ở châu Á. Chúng cho sức kéo, thịt và sữa. Ấn Độ là nước nuôi nhiều trâu nhất trên thế giới. Ở nước này người ta sử dụng sữa và thịt của trâu thay cho bò.

Con trâu trong văn hóa Việt
Vai trò của con trâu
* Tục ngữ ca dao Việt Nam có câu:
Con trâu là đầu cơ nghiệp
Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy ắt là khó thay
Để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông thì có câu:
Ruộng sâu, trâu nái
Con trâu còn gắn liền với tuổi thơ của trẻ em nông thôn: chăn trâu thì gần gũi, vui đùa với trâu, tắm trâu, phơi áo trên lưng trâu, thả diều ...
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
* Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên.
* Trong văn học cổ Việt Nam có truyện thơ Lục súc tranh công'
------------
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”, câu tục ngữ gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam đã có từ xa xưa nhưng bây giờ hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau được xem là hình ảnh biểu hiện của một nền nông nghiệp lạc hậu của Việt Nam.

Dù nói gì thì nói, con trâu vẫn là người bạn thân thương của nông dân Việt Nam tự bao đời nay với những câu ca “trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ăn no cỏ trâu cày với ta”. Vậy mà giờ đây, có nơi người ta đang tìm cách bảo tồn con trâu, sợ rồi một ngày nào đó, trẻ em, học sinh Việt Nam chỉ còn biết con trâu trong sách giáo khoa.

Đọc trên báo, thấy tỉnh Đồng Tháp trước đây có hàng chục ngàn con trâu, nay chỉ còn vài trăm con, thậm chí ngành chăn nuôi thú y của tỉnh đang kêu gọi tìm cách bảo tồn đàn trâu. Ở An Giang cạnh đó và nhiều tỉnh lúa khác của vựa lúa miền Tây, rồi hàng loạt tỉnh ở miền Trung, miền Bắc cũng tương tự.

Đàn trâu giảm nhanh cũng đúng thôi. Hai chục năm trước, nền nông nghiệp trong nước với sức kéo cày trên đồng ruộng chủ yếu là trâu, bò. Nay nông nghiệp phát triển, nông dân có tiền mua sắm máy cày kéo thay trâu, rồi đồng cỏ chăn thả mênh mông ở nông thôn nay được trồng luá, trồng bắp thì lấy đâu có chỗ cho trâu bò gặm cỏ. Với nhiều người dân ở nông thôn, bây giờ nuôi trâu, lấy sức kéo là phụ, mà nuôi bán thịt là chính, ngược lại hoàn toàn với trước kia.

Những ai đã từng chăn trâu, chăn bò, thế nào cũng hiểu được sự khác biệt giữa hai loài vật nhai lại này. Bò, có ưu điểm ngoài cày kéo, cung cấp thịt còn có thể nuôi nhốt mà không cần chăn thả nhưng điểm yếu lại là sức kéo không mạnh, không dẻo dai như trâu.

Trâu, có ưu điểm là dẻo dai, có thể cày bừa ở ruộng sâu (nên mới có câu: “ruộng sâu trâu nái”), ruộng nhiều bùn, lún mà bò không thể cày được nhưng nhược điểm thì trâu khó nuôi nhốt như bò, cần phải chăn thả. Ngoài ra, thịt bò được người tiêu dùng khoái hơn thịt trâu và đây cũng là lý do khiến đàn trâu giảm nhanh, trong khi nuôi bò giết thịt trong nước phát triển mạnh.

Ngành nông nghiệp bây giờ cũng đang lúng túng trước việc đàn trâu giảm quá nhanh, vừa biểu hiện cuả cơ giới hóa đồng ruộng đang ngày một tăng nhưng cũng lo lắng bởi ở Việt Nam, còn lâu máy móc có thể hoàn toàn thay thế con trâu.

Trước kia, vì sức kéo trên đồng dựa vào trâu bò, ngành nông nghiệp đã chi không ít tiền cho việc nhập khẩu trâu giống to, khỏe từ nước ngoài để nâng cấp đàn trâu trong nước. Thậm chí có người chăn trâu giỏi được phong tặng Anh hùng Lao động. Hơn chục năm qua, các trung tâm nghiên cứu trâu, các dự án lai tạo, phát triển đàn trâu biến mất trong các báo cáo hàng năm cuả ngành nông nghiệp.

Đất nông nghiệp của ta vốn phân tán, manh mún, địa hình lại không bằng phẳng. Như ở miền Tây, đất đai cò bay thẳng cánh thì việc cày bừa bằng máy có vẻ dễ dàng nhưng ở miền Trung, miền Bắc thì khác, thửa đất 2.000-3.000 mét vuông rất hiếm cho máy móc dụng võ. Máy móc chắc chắn sẽ chẳng có hiệu quả cày kéo bằng con trâu nếu thửa ruộng chỉ có vài trăm mét vuông, hay ruộng trũng, luôn ngập nước. Máy móc cũng chẳng thể phát huy tác dụng bằng con trâu nếu đó là đầt đồi địa hình không bằng phẳng.

Cơ giới hóa, hiện đại hóa với ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ đơn giản là loại bỏ con trâu ra khỏi đời sống người nông dân, nơi nó từng gắn bó nhưng cũng là hình ảnh để báo chí bảo rằng nông nghiệp lạc hậu.

Với đà suy giảm đàn trâu như hiện nay, cũng không có gì lạ nếu một ngày nào đó, Chính phủ hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải chi tiền để triển khai các dự án phát triển đàn trâu. Nó cũng tương tự như cây lúa, cũng chẳng có gì khó hiểu nếu một ngày nào đó, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu gạo nếu cứ mỗi năm, gần 100.000 héc ta đất nông nghiệp được chuyển thành đất ở, thành khu công nghiệp.

Không phải cái gì được xem là lạc hậu thì phải từ bỏ nó trong quá trình phát triển. Con trâu là hình ảnh sinh động nhất để nói lên điều này
 
C

connhagiau_ht

Nghé ọ ! Nghé...ọ.ọ..ọ..ọ ! Tôi đây ! có cần cả bài luận không mail đi . Dài lắm !
Có chuyện buồn về con trâu thế này : Có con trâu mộng nọ gặp con chim chích . Trâu khinh thường chim chích bé nhỏ . Chích bèn nói :
Anh Trâu ạ . Anh được tiếng hiền lành chất phác chăm chỉ làm việc giúp ích cho đời thật là đáng quý . Đi đâu anh cũng nghênh nghênh cặp sừng ra điều đắc ý lắm . Anh hãy nhìn lại mình với cái u trên vai vì ách cày , những lằn roi vọt . Làm việc quần quật cả ngày đêm về nhai lại mớ rơm mớ cỏ . Khi nắng rát lưng , khi lạnh tới long móng lở mồm anh cũng không được nghỉ ngơi . Tới lúc già yếu , họ cho anh lên đĩa . Miếng tái , miếng hầm . Xương không nhai được người ta ninh nhừ lấy cao đóng mác '' bạch mã cao'' để bịp người đời. Chết đến ba năm vẫn còn ăn đòn dùi trống .Trớ trêu thay da của kẻ đã chết lại khích lệ cho hai kẻ đồng giống đang ra sức chọi nhau làm trò vui cho thiên hạ . Anh không nhớ vụ ''móng trâu '' triệt hạ dòng họ nhà anh sao ? Anh quên chuyện ''trong mo ngoài đất '' với nốt hương vẫn còn dưới hàm đấy thôi .
Còn tôi, tuy bé nhỏ mà cũng giúp ích nhà nông khi bắt sâu bắt bọ . Chúng tôi luân có đôi có lứa , trong rừng sâu hay nơi đồng nội đất lành tôi đậu . Chắc anh đã nghe '' chim ***g cá chậu '' vậy anh đã thấy họ nhà Chích chịu sống trong ***g bao giờ chưa ? Thôi luận cái sự đời nó dài lắm . Chào anh tôi về .(
 
C

connhagiau_ht

Tôi, một loaì động vật mà không một người nông dân nào chưa gắn bó với tôi và ngay cả các cô nhóc , cậu nhóc bé tỉ ở làng quê cũng đã từng bít tới tôi như một người bạn thân. Vậy các bạn biết tôi là ai không ? Tôi chính là "con trâu"
Chúng tôi thuộc họ nhà Bò (Bovidae), phân bộ nhai lại (Ruminantia), nhóm sừng rỗng(Cavicornes), bộ Guốc chẵn(Actiodactyla), lớp thú có vú(Mammalia). Và tiền thân của chúng tôi là trâu rừng thuần hóa ,với cặp lông mày xám đen, thân hình chắc khỏe vạm vỡ, thấp , ngắn, bụng to, bầu vú nhỏ,nặng từ 350-700kg, sừng hình lưỡi liềm của chúng tôi. Dần, hình ảnh chăm chỉ làm việc trên những cánh đồng cò bay thẳng cánh đã trở nên quen thuộc với mọi người dân Việt Nam . Chính vì có ích cho mọi nhà nông, chúng tôi đã duy trì nòi giống bằng cách đẻ ra các chú nghé con, từ 5-6 con trong 1 lứa , 1 chú nghé bình thường nặng từ 22-25kg. Chúng lớn lên và tiếp tục phục vụ đời sống cho nhà nông.
Chúng tôi gắn bó với người nông dân suốt quãng đời của mình. Từ lúc sinh ra cho tới lúc trưởng thành, hắng ngày chúng tôi được người nông dẫn ra ruộng để kéo cày, làm đất tơi xốp để gieo giống. Và rồi, không bíêt tự bao giờ hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã thành hình ảnh gần gũi với đời sống nông dân.
Không chỉ có một vị trí to lớn trong nông nghiệp mà chúng tôi cón là vật cổ vũ tinh thần cho nhà nông . Như trong lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng ,mỗi một làng sẽ đem một con trâu ra thi đấu để chọn lọc được con trâu mạnh khỏe nhất, thuần túy nhất nhờ vào kết quả của cuộc thi người thắng cuôc là ai . Khi đã được chọn lọc kĩ lưỡng, họ sẽ đem người thắng cuộc ấy làm vật tế dâng lên thần linh để thần linh ban phúc cho mùa màng thu được nhiều lợi nhuận. Và lễ họi chọi trâu này đã rất được hoan nghênh nên nhân gian đã lưu truyền một câu ca dao cổ :
" Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mùng chín tháng tám thì về chọi trâu"
Và ngoài ra, còn có một lễ hội đó là lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên .Lể hội này sẽ được dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5 m. Chủ trì đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong thì các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật...Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cũng liên hoan. Nhắm mục đích cho dân làng được ăn mừng sau 1 vụ mùa thành công vất vả.
Không chỉ gắn bó với những người nông dân, chúng tôi còn là người bạn thân của các cô nhóc cậu nhóc.Trời bắt đầu đổi màu , thì hình ảnh chú bé ngồi trên lưng trâu đọc sách, thả diều, hay dẫn trâu đi ăn cỏ đã quá quen thuộc với mọi người. Hay trong không khí yên lặng của buổi hoàng hôn, lại có tiếng sáo du dương của chú mục đổng ngồi trên lưng trâu đã tạo nên một cảnh đẹp nên thơ của làng quê Việt Nam.
Là một con vật, nhưng chúng tôi có thể tạo nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống con người thì còn gì bắng nữa phải không . Và vì điều đó, chúng tôi rất tự hào về bản thân. Và nếu chúng tôi có thể tạo nhiều điều tốt đẹp thì các bạn cũng có thể, hãy làm cho cuôc sống có thêm vô số điều tốt đep.
 
C

connhagiau_ht

DAN Y THUYET MINH CON TRAU
1/MO BAI:
_Cac ban co the gioi thieu ve hinh anh con trau da gan lien voi doi song cua con nguoi Viet Nam. Su dung mot so thanh ngu nhu:
"Trau oi ta bao trau nay
Trau ra ngoai ruong, trau cay voi ta
Cai cay von nghiep nong gia
Ta day trau day ai ma quan cong
Bao gio cay lua con xanh
Thi con ngon co ngoai dong trau an."
Hoac:
"Tren dong can duoi dong sau
Chong cay vo cay, con trau di bua"
2/THAN BAI:
_ Cac ban hay lay phan gioi thieu trong sach giao khoa de lam gian y cho phan cau tao.
_Con trau da theo nhung nguoi nong dan ra dong caycay.
_Su dung hinh anh "Con trau di truoc, cai cay theo sau"
_Con trau con gan lien voi le hoi choi trau truyen thong duoc to chuc hang nam o mien Bac.
_Co the mieu ta them hinh anh con trau trong cac dip le hoi....
3/KET BAI:
_Neu cam nghi
_Con trau that co ich voi doi song cua con nguoi.
_bieu tuong cua suc lao dong, su can cu, cham chi.
 
C

connhagiau_ht

Con trâu vàng được chọn làm linh vật của SEA Games 22 tổ chức tại Việt Nam năm 2003. Ban tổ chức đã thuyết minh về linh vật như sau: "Biểu tượng vui của SEA Games 22 được đặt tên là Trâu Vàng. Với bản chất hiền lành, hoà đồng và chăm chỉ, hình ảnh con trâu gần gũi, thân mật với người dân trong nền văn minh lúa nước của Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Trâu Vàng (còn gọi là Kim Ngưu) gắn với sự tích Hồ Tây của Thủ đô Hà Nội. Trâu Vàng tượng trưng cho ước vọng về mùa màng tốt đẹp, ấm no, hạnh phúc, sức mạnh và tinh thần thượng võ của người Việt".

Các nhà nghiên cứu văn hóa, triết học thường nhắc đến chi tiết Lão Tử cưỡi con trâu rời khỏi Trung Hoa. Còn Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung, anh ruột Trần Hưng Đạo thì coi con trâu đất chính là Phật. Các bậc cao nhân ấy chắc chắn đã tìm thấy ở con trâu những đặc trưng phù hợp với đạo lý sâu xa của mình.

Những câu tục ngữ, thành ngữ "Con trâu là đầu cơ nghiệp", "tậu trâu cưới vợ, làm nhà…", "ruộng sâu, trâu nái", "chín đụn mười trâu"…đã nói lên vị trí, vai trò quan trọng của con trâu đối với sản nghiệp người nông dân. Con trâu gắn bó mật thiết với người nông dân. Từ lúc bé xíu, các cậu bé, cô bé đã biết chăn trâu, cắt cỏ giúp bố mẹ, vừa kết hợp mò cua bắt ốc hay đánh bài tam cúc, đánh thẻ…lớn lên chàng trai, cô gái biết điều khiển trâu cày bừa, kéo xe, khi về già, sức khỏe suy giảm các cụ ông, cụ bà lại vẫn tiếp tục dắt trâu, chăn nghé giúp con cháu. Và khi qua đời, trên nấm mồ người nông dân cỏ mọc để trâu bò ăn.

Có lẽ không người Việt nào không biết đến những câu ca chan chứa tình cảm này: "Trâu ơi ta bảo trâu này-Trâu ra ngoài ruộng cấy cày với ta-Cấy cày vốn nghiệp nông gia-Ta đây trâu đấy ai mà quản công-Bao giờ cây lúa còn bông-Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn". Có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về mối quan hệ giữa con người với loài vật hiền lành này được lưu truyền trong dân gian.
Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn


Sự gần gũi đã tạo nên quan hệ gắn bó của người với trâu. Nhưng có lẽ chính quá trình lao động bên nhau cùng những nét tương đồng về số phận, tính cách giữa người nông dân và con trâu mới là yếu tố quan trọng khiến cho trâu và người trở thành đôi bạn thân thiết, thủy trung. Con trâu hiền lành chăm chỉ, vất vả một nắng hai sương "làm không kịp thở, ăn chẳng kịp nhai" như người, trâu cũng thật thà, chất phác, chịu thiệt thòi do "trâu chậm uống nước đục", trâu cũng vững chãi, mạnh mẽ như người, chỉ người có sức khỏe, người ta thường nói "khỏe như trâu". Ai đó nói trâu ngu *** "ngu như bò" (như trâu) hay vô cảm "đàn gẩy tai trâu" là chưa đúng, trâu cũng thông minh, "tinh quái" ra phết, biết "sáng tai họ, điếc tai cày", biết được thái độ của chủ mà xử trí.

Trâu cũng là con vật tình nghĩa, thủy chung, xa cách nhiều năm vẫn nhớ chủ, đi xa vẫn nhớ đường về, trả công cho người chăm sóc hậu hĩ, xứng đáng, đến chết lại xả thân vì con người.

Bản tính hiền lành, nhiều khi quá thật thà nên phải chịu thiệt thòi, song trâu cũng là một loài vật dũng mãnh, thiện chiến, không dễ bắt nạt. Với sức khỏe phi thường "ốm trâu hơn khỏe bò" và cặp sừng lợi hại, trâu là một chiến binh xuất sắc. Câu chuyện "Trâu đoàn kết giết hổ" là một bài học về tinh thần đoàn kết, hiệp đồng sức mạnh để chống lại kẻ thù. Người nông dân Việt Nam tìm thấy trong con trâu sức mạnh quật cường của một dân tộc yêu hòa bình nhưng thượng võ, bất khuất, kiên cường. Giai thoại dân gian cũng kể rằng cậu bé Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ chăn trâu đã lấy cờ lau tập trận, sau thành Vạn Thắng Vương lẫy lừng.

Có lẽ chỉ ở một vùng có nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời mới có những phong tục, lễ hội như chọi trâu, thi trâu, đâm trâu, tạ ơn trâu…ở nước ta. Và như một lẽ tự nhiên con trâu đã đi vào nghệ thuật, trở thành đề tài, nguồn cảm hứng phong phú của văn học, hội họa, điêu khắc, âm nhạc…Thật khó lòng thống kê hết các tác phẩm nghệ thuật có liên quan đến hình tượng con trâu. Trong kí ức của mọi người vẫn có một hình ảnh chú bé chăn trâu thổi sáo của bức tranh làng Hồ nổi tiếng, bài đồng dao "Ai bảo chăn trâu là khổ?" rồi con trâu trong các bài thơ của các danh nhân như Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh. Giữa cảnh "Gió sắc tựa gươm mài đá núi. Rét như dùi nhọn chích cành cây", người tù vĩ đại Hồ Chí Minh vẫn tìm thấy sự thanh thản, ung dung trong hình ảnh "Trẻ dẫn trâu về, tiếng sáo bay" (Hoàng hôn).
 
C

connhagiau_ht

Trâu là một loài động vật thuộc họ móng guốc (trâu bò). Chúng sống hoang dã ở Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Thái Lan và Việt Nam, ngoài ra trâu cũng sống hoang dã ở phía bắc Úc. Trâu rừng vẫn còn tồn tại trong thiên nhiên ở Đông Nam Á, nhưng số lượng trâu hoang dã không còn nhiều, và người ta lo ngại rằng trâu rừng hoang dã thuần chủng không còn tồn tại nữa. Tại Việt Nam vẫn có trâu rừng, nhưng số lượng còn rất ít, chúng phân bố dọc dãy Trường Sơn, trong đó có khu vực miền tây Thanh Hóa giáp với Lào. Nhiều đàn trâu đã được thuần dưỡng và lai. Trâu có 2 loại: loại màu da xanh đen (trâu đen) và loại màu da sáng hồng (trâu trắng).

Trâu lúc trưởng thành nặng khoảng từ 250 đến 500 kg. Loài trâu rừng hoang dã lớn hơn thế rất nhiều, con cái có thể nặng 800 kg, con đực lên tới 1,2 tấn, và cao tới khoảng 1,8 m. Trâu rừng châu Á có cặp sừng dài nhất trong số các loài thú có sừng trên thế giới. Mới đây, tại Việt Nam, một bộ sừng trâu rừng lớn chưa từng thấy đã được phát hiện, ước đoán to hơn trâu rừng hiện nay rất nhiều

Trâu được thuần dưỡng là một gia súc rất quan trọng trong đời sống người dân một số vùng ở châu Á. Chúng cho sức kéo, thịt và sữa. Ấn Độ là nước nuôi nhiều trâu nhất trên thế giới. Ở nước này người ta sử dụng sữa và thịt của trâu thay cho bò.

Con trâu trong văn hóa Việt
Vai trò của con trâu
* Tục ngữ ca dao Việt Nam có câu:
Con trâu là đầu cơ nghiệp
Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy ắt là khó thay
Để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông thì có câu:
Ruộng sâu, trâu nái
Con trâu còn gắn liền với tuổi thơ của trẻ em nông thôn: chăn trâu thì gần gũi, vui đùa với trâu, tắm trâu, phơi áo trên lưng trâu, thả diều ...
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
* Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên.
* Trong văn học cổ Việt Nam có truyện thơ Lục súc tranh công'
 
Top Bottom