4 ẩn số “vàng” trong đề thi ĐH năm 2008

A

akai

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

HÓTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT

4 ẩn số “vàng” trong đề thi ĐH năm 2008
Kiến thức vững vàng và tự tin, thí sinh khó mà bị trượt ĐH.

(Dân trí) - Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH năm nay sẽ tăng khoảng 10%, tức là sẽ có thêm gần 100.000 thí sinh có cơ hội vào ĐH. Tuy nhiên, đề thi không vì thế mà dễ đi, nó sẽ vẫn ẩn chứa trong đó những cái “bẫy” để chọn ra người xứng đáng vượt “vũ môn”.

Khó thế nào và dễ thế nào trong đề thi ĐH năm 2008 luôn là băn khoăn của thí sinh. Theo khẳng định của Thứ trường Bộ GD- ĐT Bành Tiến Long, đề thi ĐH năm 2008 sẽ phải tuân thủ 4 nguyên tắc:

1. Kiểm tra được kiến thức cơ bản.

2. Kiếm tra được năng lực vận dụng kiến thức của thí sinh.

3. Phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi.

4. Phân hoá được các đối tượng thí sinh.

Ngoài 4 nguyên tắc trên, thí sinh cần phải giải mã được 4 ẩn số “vàng” quyết định kết quả thi ĐH năm nay để thêm tự tin trước đề thi ĐH:

Làm trọn vẹn phần câu hỏi tự chọn

Đề thi tuyển sinh ĐH năm 2008 được ra trong phạm vi của chương trình, SGK với các yêu cầu kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hành của thí sinh. Đề thi sẽ gồm hai phần: phần câu hỏi bắt buộc đối với tất cả thí sinh và phần câu hỏi tự chọn theo nội dung từng chương trình phân ban và không phân ban.

Trong phần tự chọn dành cho chương trình THPT phân ban, đề thi khối A và B ra theo chương trình ban khoa học tự nhiên, đề thi khối C và D ra theo chương trình ban khoa học xã hội và nhân văn.

Bộ GD- ĐT đặc biệt lưu ý thí sinh khi đã lựa chọn đề thi theo chương trình nào thì phải làm trọn vẹn theo phần đề đó ở từng môn thi.

Trong những năm trước, có không ít thí sinh không quyết đoán khi lựa chọn phần thi tự chọn, ví dụ như làm hoàn chỉnh cả hai phần tự chọn, hoặc làm mỗi phần... một tí! Song dù làm ở mức độ nào, thí sinh cũng chỉ được chấm một phần và phần được chọn chấm sẽ là phần mà thí sinh chọn làm trước trong thứ tự làm bài của mình.

Hạn chế tối đa điểm 10

Đề thi ĐH năm 2008 sẽ dành khoảng 80% nội dung đảm bảo định hướng là bám sát và bao quát được chương trình, nội dung SGK THPT, đúng các quy định về điều chỉnh nội dung môn học, bảo đảm tính khoa học, không có sai sót, không quá khó, quá phức tạp, không có những nội dung lắt léo mang tính đánh đố, có khả năng phân loại thí sinh... Khoảng 20% còn lại của đề thi sẽ ra theo hướng tạo điều kiện cho các trường ĐH tuyển được những thí sinh thực sự xuất sắc theo nhu cầu của mình.

Vì thế, nội dung 20% này được xây dựng theo hướng đảm bảo cho các thí sinh giỏi làm được trọn vẹn đến 100% và cận 100% bài thi. Các thí sinh chăm học sẽ chỉ đạt được mức từ trung bình đến khá.

Như vậy, 20% này cũng thực hiện “sứ mạng” không “đánh đồng” lực học của thí sinh giỏi và thí sinh chỉ chăm học, không bỏ sót thí sinh tài năng trong kỳ thi ĐH. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc sẽ hạn chế đến mức tối đa điểm 10 các môn thi ĐH.

Đừng ham điểm cộng sáng tạo!

Theo Quy chế tuyển sinh ĐH năm 2008, một bài thi có cách làm đúng nhưng rất sáng tạo, độc đáo khi không theo đáp án thì có thể được thưởng điểm cộng sáng tạo. Mức điểm cộng sáng tạo cho mỗi bài thi không quá 1 điểm.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của TS Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT), cách giải sáng tạo của thí sinh chỉ được phép nằm trong chương trình THPT. Thí sinh cần bám sát theo kiến thức của chương trình THPT. Thí sinh có thể dùng bất cứ cách giải nào để ra đáp số, miễn là cách giải đó có được dạy trong chương trình THPT.

Nhưng việc sử dụng kiến thức cao hơn, ví dụ như của bậc ĐH, để làm bài là không được khuyến khích và tất nhiên không được cộng điểm thưởng về cách giải sáng tạo. Thậm chí thí sinh làm bài như vậy có thể bị thiệt thòi nếu người chấm thi không công nhận. Đó là nguyên tắc chung trong chấm thi và thí sinh cũng không thể kêu oan nếu mình bị mất điểm!

Sẽ có nhiều phương án chấm thi

Để tránh tranh cãi trong quá trình chấm thi về việc đáp án nào là chính xác nhất, có thể dẫn đến thiệt thòi cho thí sinh khi làm bài, Bộ GD- ĐT sẽ có Hướng dẫn chấm thi được xây dựng theo hướng có nhiều phương án thể hiện phù hợp với những bộ SGK khác nhau.



Bộ chủ trương năm nay sẽ huy động nhiều hơn giáo viên giỏi ở bậc THPT tham gia biên soạn và phản biện đề thi theo hướng sát với chương trình, SGK phổ thông. Dự kiến sẽ có khoảng trên 70 nhà giáo và các thầy cô giáo đến từ các trường THPT (chiếm hơn 50%), số còn lại sẽ là các giảng viên đến từ các trường ĐH.

Đồng thời, Bộ cũng sẽ có hướng dẫn chi tiết cho các hội đồng chấm; giám sát, giải quyết kịp thời những thắc mắc nảy sinh trong quá trình chấm.

Năm 2008 là năm thứ hai Bộ GD-ĐT đồng loạt áp dụng 4 môn thi trắc nghiệm. Vào tháng 12/2007, Bộ đã công bố công khai cấu trúc đề thi trắc nghiệm của cả 4 môn này để thí sinh tự ôn luyện.

Ngoài việc tự ôn luyện về kỹ năng làm bài các môn trắc nghiệm trong suốt 6 tháng trước khi thi, các thí sinh còn có cơ hội tập dượt lần cuối cùng vào thời điểm diễn ra trong ngày tập trung trước khi bắt đầu làm môn thi đầu tiên đối với 2 đợt thi ĐH (ngày 3/7 đối với đợt 1 và 8/7 đối với đợt 2), giám thị của các Hội đồng thi sẽ hướng dẫn lại một lần nữa cho các thí sinh các thao tác tiến hành giải một bài thi trắc nghiệm sao cho đúng kỹ năng nhất.

Kiến thức đề thi trắc nghiệm sẽ là các kiến thức rải đều trong chương trình đã học của thí sinh. Tuy không có câu nào quá khó nhưng kiến thức sẽ sâu hơn nhiều so với các câu hỏi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
 
Top Bottom