Hóa Hợp chất gây ngộ độc trong sắn: liệu có phải HCN?

Trung Ngo

Cựu TMod Hóa
Thành viên
27 Tháng tư 2020
1,424
2,819
346
19
Bắc Giang
THPT Lạng Giang 1
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

HỢP CHẤT GÂY NGỘ ĐỘC TRONG SẮN: LIỆU CÓ PHẢI HCN?
Sắn (Khoai mì) trước giờ là một loại củ đã quá quen thuộc với con người Việt Nam. Trong số các bạn, có lẽ nhiều người vẫn nghĩ rằng hợp chất gây ngộ độc trong sắn là HCN nhỉ?
Câu trả lời không phải vậy.
Thực chất, trong tất cả bộ phận của cây sắn có tích tụ Linamarin - một loại glycoside cyanogenic (Glycoside có gốc CN-). Linamarin tập trung rất nhiều ở rễ và lá.
Ở nhiệt độ thường và áp suất tiêu chuẩn, Linamarin rất khó bị đứt gãy, nhưng khi vào cơ thể người, gặp enzyme Beta-glucosidase được tạo ra từ các vi khuẩn đường ruột và Linamarase - một loại enzyme nội sinh trong vỏ sắn (Đây là lí do chúng ta phải gọt sạch vỏ sắn nếu không muốn ngộ độc) sẽ tạo thành môi trường cho Linamarin thủy phân, giải phóng HCN.
(Liều gây tử vong của HCN là 1mg/kg)
Chúng ta đọc báo đều có thể thấy đã ghi nhận nhiều ca ngộ độc và tử vong vì ăn sắn sai cách, nên nhớ hãy sơ chế sắn kỹ càng trước khi luộc ăn nhé.
1f609.png

Theo:Chemistriad - Tạp chí hóa học
 
Top Bottom