Những đêm xuân của người Mèo Đỏ không chỉ có áo hoa rực rỡ, không chỉ nam thanh nữ tú, không chỉ hát hò, đánh Pao chọn người tình... Mà còn có tiếng sáo đêm gọi bạn tình của bao đôi tình nhân trẻ... Mị cũng từng sống một thời xuân trẻ, Mị cũng từng được cảm nhận hạnh phúc và niềm vui như bao người con gái khác... Hơn thế nữa, Mị là một cô gái xinh đẹp, nết na, thùy mị, tiếng sáo của nàng mê mẩn bao trai làng vùng núi...Tiếng sáo đêm... đã từng là một vùng kí ức hạnh phúc trong Mị, khiến Mị không thể nào quên, là niềm khát khao mà giờ đây Mị vẫn đang ấp ủ...
Và khi bị đưa về nhà thống lí Pá Tra, sống trong bao nhiêu tủi hờn, cực nhọc, Mị sống như một người không hồn, Mị không nói không rằng, Mị lẳng lặng làm việc mà không màng đến ai... Với người khác, Mị như cái xác không còn, còn với riêng Mị, Mị xem mình như đã chết... sự sống với nàng chỉ còn là ảo tưởng xa vời...
Đêm tình mùa xuân nơi bản làng vùng cao của người Mèo Đỏ rộn ràng và náo nhiệt... Không khí ấy ùa vào cả nhà thống lí Pá Tra, ai nấy đều hạnh phúc cười vui bên tiệc rượu và Mị cũng uống rượu, nàng uống ừng ực, uống chỉ một mình, người khác uống để vui, nàng uống để giải sầu... và dường như bao nhiêu uất ức, bao nhiêu khổ cực và cay đắng... nàng đang nuốt, đang uống, đang dồn nén vào lòng mình, nàng uống để cho thoả đi nỗi đau tủi chứ không hòng tìm niềm vui như bao người khác...
Và rồi... thoang thoảng trong đêm, từ đâu vọng lại tiếng sáo đêm quen thuộc khiến lòng Mị bồi hồi xúc cảm... Vô tình hay cố ý? Sự đời đang thương hay đang đùa người thiếu nữ? Tiếng tiêu kia, nghe sao mà vui quá, hạnh phúc quá, náo nức quá... nó đưa Mị trở về cả một vùng trời kí ức xa xăm chỉ còn là quá khứ... nó khiến Mị hồi tưởng... Mị có cảm giác như mình đang được về lại những tháng ngày xưa, Mị đang được sống như ngày ấy, đang còn là một cô gái trẻ xinh đẹp và vui tươi... bao muộn phiền, đau khổ, dằn vặt dường như đang bị tiếng tiêu kia xoá nhoà, khoả lấp, trong tâm khảm lòng Mị giờ đây chỉ còn tiếng sáo hiện hữu, xâm chiếm tâm can và đưa Mị về những giấc mơ xa...
Tô Hoài nói, ông đặt tên nhân vật Mị vì theo nghĩa của ngôn ngữ người mèo có nghĩa là "đẹp", Mị đẹp, đẹp từ thể xác đến tâm hồn, nhưng lúc Mị đẹp nhất không phải là lúc Mị hãy còn xuân và được ấp ủ trong vòng tay ba, mà là khi Mị đang bị bóng tối của xã hội phong kiến bất công chèn ép, đè nặng, vùi dập... Sức sống tiềm tàng trong con người Mị không bao giờ tắt, nó cứ âm ỉ, đôi lúc lại loé sáng lên như những vì sao đêm lạc bóng, dẫu chỉ thế thôi cũng đã quá đủ để thấy rằng, trong Mị có một nghị lực phi thường mạnh mẽ, sức mạnh như cỏ dại không bao giờ gục ngã... Và phải chăng chính tiếng sáo đêm xuân đã phần nào tiếp tục nhen nhóm, ấp ủ, nuôi dưỡng phần lửa tàn còn lại trong tâm hồn Mị... để Mị chờ, Mị đợi, đợi một ngày được giải thoát và vùng dậy... Ví như rằng, nếu Tô Hoài không xây dựng tình tiết tiếng sáo đêm, thì biết đâu rằng nhân vật Mị đã chết tự bao giờ, sau lần ăn lá ngón không thành ấy, nàng sẽ lại nghĩ quẩn vì rằng nàng không tìm được đâu là chút lửa ấm, dù chỉ là tàn dư của hạnh phúc... để tiếp tục hi vọng và chờ mong...
Như tiếng nấc tâm hồn thổn thức... Tiếng sáo đêm như lời nói tâm tình tự đáy lòng Mị dấu kín bao lâu nay, nó thay nàng nói rằng, nàng đang cần được hạnh phúc, nàng khát khao hạnh phúc đến cháy bỏng. Dẫu cho rằng, sống trong gia đình thống lí Pá Tra, nàng không cười không nói, nàng lẳng lặng như chiếc bóng vô hồn... Nhưng sâu thẳm tự tâm khảm... nàng vẫn còn hi vọng, dù mong manh đến mức khó có thể nhận ra... Chỉ khi tiếng sáo kia cất lên, trong đêm trường xuân đẹp... Tấm lòng và tâm sự ấy mới thực sự bị đánh thức, khơi gợi và sống dậy mãnh liệt... Ai biết đâu tấm lòng người con gái còn tuổi xuân thì đang chờ đợi, mong ước và khao khát... dù chỉ là đôi chút hạnh phúc đến bên mình như bao người khác....
Sáo đêm... tiếng sáo vui nhưng khi vang đến lòng Mị, nó lại mang âm hưởng buồn, buồn như chính cuộc đời Mị và nó là sự tái hiện, là tiết tấu của cuộc đời Mị, nhạc đêm hay nhưng buồn lắng trong lòng... và buồn như chính đời người gái đẹp tên Mị... Phải chăng như ta vẫn thường nói: "hồng nhan bạc mệnh"... "Bạc" của Hồ Xuân Hương ngày xưa là chịu kiếp chồng chung, "Bạc" của Thúy Kiều là bị người đời xem rẻ, bị dòng đời xô đẩy vào chốn bùn nhơ của xã hội... Còn với Mị, cái "Bạc" của nàng cũng cay đắng và đau xót không kém... Một người gái đẹp bị vùi dập giữa đêm đen của phong kiến... bao nhiêu bất công đè nặng lên đôi vai của Mị. Tiếng sáo buồn đêm xuân thổi gì mà buồn... khiến lòng ta thấy cảm, thấy thương cho đời cô Mị... buồn như đêm...
Nhưng ta cũng thấy cảm, thấy thương, thấy phục cho sự mạnh mẽ trong chính Mị... Tiếng sáo đêm kia buồn như đời nàng, tiếng sáo gợi lại một vùng kí ức, tiếng sáo khơi gợi hạnh phúc, gợi nét đẹp tâm hồn và còn gợi lên cả sức mạnh tinh thần mãnh liệt nơi người gái đẹp... Chìm đắm trong bất công và đau đớn, trong tủi cực và lạnh nhạt, nàng vẫn sống, vẫn cố vượt qua, vẫn có thể chịu đựng... và điều quan trọng, nàng không để phần người của mình bị chết đi, bởi thế mà khi thấy A Phủ bị trói trên chiếc cọc tử thần, nàng đã không ngại ngùng, khôg sợ sệt cắt đứt nút dây mây cho A Phủ chạy đi... Đó là bản năng? Có thê có, nhưng điều quan trọng nhất, nàng vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp thanh cao, không bị vết bùn nhơ làm vấy bẩn... Như tiếng sáo đêm kia, trong trẻo thanh âm, không vấy bẩn như chính xã hội phong kiến tàn tệ...
(Tạm thời nghĩ đến đấy).