Hỏi về phương pháp làm nghị luận văn học

S

snkhuong

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sắp thi lớp 10 rồi mà em vẫn chưa biết phân tích tác phẩm văn học như thế nào
Chằng hạn như bài tiệu đội xe của Phạm Tiến Duật có người nói là cứ phân tích theo thứ tự từ trên xuống dưới,có người nói thì phân tích theo các phẩm chất của anh lính ,rồi có thể lấy bất kì câu thơ nào để dẫn ra
Em thật sự ko biết phải làm thế nào cho đúng :((
 
1

123konica

Thì em cứ làm thế nào cho đúng và logic là được thôi mà, Văn mà lại có công thức nữa thì đâu còn gọi là Văn, đúng ko? :)
 
H

hoangmicr

theo mình thì phân tích từ từ , phân tích từng đoạn thơ :D rùi sẽ ra các phẩm chất của anh lính mà :d
 
P

phuongkoyeu

cứ phân tích từ đầu đến cuối là chắc nhất
kinh nghiện đầy mình mà ^^!
 
9

9thien

0c
học thuộc cho mà chết cả lũ ah
pạn cứ phân tích từng đoạn văn riêng lẻ theo bố cục từ trên xuống dưới.Sau đó tổng hợp lại,chú ý là phân tích kĩ những hình ảnh hay,ko cần dài nhưng đủ ý là được.
 
M

muonhocqua

tui phân tích văn cực chán
chẳng bao h học cả
Khi kiểm tra thì toàn bịa,viết thật dài,thật nhìu càm xúc của mình vào thay vì cảm xc cảu tác giả khi sáng tác bài đấy
 
H

hoasakura

>:) >:) ha ha noi đùa vậy thôi đối với nhưng bài thơ dài dằng dặc thì ta nên chọn nhưng câu tiêu biểu hình ảnh tiêu biểu để phân tích còn nhưng bài ngắn gọn thì nên phâ tích từng phần theo bố cục ,chăng han như thơ thất ngôn bát cua đường luật thi phân tích theo bố cục là đề, thực , luận kết, dù là phân tích hình ảnh nhân vật nhưng cuối bài nêu nêu thêm về nghệ thuật nhưng it thôi để tránh lạc đề. cuối mỗi đoạn phân tích cần phải chốt lại ý mình đã nêu nên nêu thêm nhận xét, cảm xúc của bản thân với nhân vật và mở rông về hình ảnh nhân vật. phần kết bài tông hợp lai nhưng gì đã nêu có thể liên hệ bản thân nếu đựoc :x :x
CHÚC THI TỐT
 
F

faustvn01

snkhuong said:
Sắp thi lớp 10 rồi mà em vẫn chưa biết phân tích tác phẩm văn học như thế nào
Chằng hạn như bài tiệu đội xe của Phạm Tiến Duật có người nói là cứ phân tích theo thứ tự từ trên xuống dưới,có người nói thì phân tích theo các phẩm chất của anh lính ,rồi có thể lấy bất kì câu thơ nào để dẫn ra
Em thật sự ko biết phải làm thế nào cho đúng :((

Anh rất chia sẻ những băn khoăn của snkhuong.
Hãy lấy Bài thơ về tiểu đội xe không kính của PTD mà em đang gặp khúc măc làm ví dụ. Quả thật, khi phân tích một bài thơ, có rất nhiều cách khác nhau, như em đã nói. Nhưng vấn đề đầu tiên không phải là nhìn vào cách phân tích, triển khai ý của người viết mà em cần phải đọc kĩ yêu cầu của đề bài. Nếu đề yêu cầu: Phân tích bài thơ (hoặc một đoạn thơ) thì thông thường, chúng ta phải tiến hành phân tích lần lượt theo đúng trình tự tác phẩm. Còn nếu đề yêu cầu: Phân tích hình tượng người lính lái xe Trường Sơn, hay Hình tượng những chiếc xe không kính trên những cung đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ thì người viết được tự do chọn lựa cách triển khai, phân tích, miễn sao làm sáng tỏ và thỏa mãn các yêu cầu của đề bài đặt ra.
Thực ra mỗi cách phân tích đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, em phải tùy thuộc vào yêu cầu, tính chất của đề bài và khả năng của mình để tiến hành chọn lựa cách thức phân tích.

Cách phân tích lần lượt từ trên xuống có lợi thế là dễ dàng với đa số các bạn vì không phải tổ chức, chọn lựa, sắp xếp trình tự phân tích mà cứ tuân theo thứ tự câu thơ. Hơn nữa, việc phân tích theo thứ tự các câu thơ, khổ thơ cũng góp phần làm sáng tỏ nội dung tư tưởng của nhà thơ (thông thường, mỗi khổ thơ, đoạn thơ hàm chứa một nội dung tương đối trọn vẹn). Nhưng cách phân tích này có nhược điểm lớn nếu áp dụng không đúng đối tượng và không phù hợp với yêu cầu của đề vì nó dễ làm các em bị lạc đề, lan man, phân tích sa đà, không đúng trọng tâm. Đúng như có bạn đã nói, cách phân tích theo trình tự bài thơ thường chỉ nên áp dụng với các bài thơ ngắn, nội dung phản ánh tập trung hoặc những bài thơ dài nhưng mỗi khổ thơ, đoạn thơ lại thể hiện một đơn vị ý trọn vẹn (ví như khổ 1 của bài thơ về tiểu đội... có nội dung là giới thiệu hình ảnh, tư thế của người lính lái xe, khổ cuối thể hiện quyết tâm chiến đấu, lí tưởng cao đẹp của người chiến sĩ...).

Cách phân tích theo hệ thống ý là cách phân tích tốt nhất nhưng đòi hỏi khả năng của người viết phải xác lập được một hệ thống ý và tìm được những dẫn chứng tiêu biểu phục vụ cho việc làm rõ các ý đó. Ví như, khi phân tích nhân vật chiến sĩ lái xe trong bài thơ của PTD, em có thể triển khai trên các ý: Tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn, tính cách sôi nổi, ngang tàng, tếu táo, yêu đời của người lính trẻ, tinh thần chiến đấu, lí tưởng cao đẹp của họ... Sau đó, em tìm những câu thơ phù hợp với các ý trên từ khắp cả bài thơ và dùng làm dẫn chứng phân tích để làm sáng rõ cho ý đó. Cách phân tích này có ưu điểm là thể hiện rõ hệ thống ý (điều này rất quan trọng vì khi đi thi, hệ thống ý đầy đủ là yếu tố đầu tiên quyết định điểm số của bài viết), thể hiện người viết thực sự hiểu vấn đề, nắm được văn bản và có kĩ năng tổ chức, sắp xếp, bố cục bài viết.

Dù phân tích bằng cách nào, bài viết của chúng ta cũng cần phải nêu rõ được hệ thống ý, phù hợp với yêu cầu của đề đồng thời thể hiện kĩ năng phân tích, hành văn, diễn đạt (và ở mức độ nào đó là năng lực cảm thụ tác phẩm).
Chúc em ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
 
Q

quinhmei

Neu_em_khong_phai_giac_mo nói rất đúng đó.
Nếu muốn rõ hơn, mình post cho bạn bài phân tích một đoạn trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính " của PTD để tham khảo nhé:

Phân tích đoạn thơ:
“……. Những chiếc xe từ trong bom rơi
…………….
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”




Cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước đầy cam go và oanh liệt cúa nhân dân đã kết thúc thắng lợi. Trong “mưa bom bão đạn” trên tuyến đường Trường Sơn trước đây có bao kỳ tích xảy ra. Một trong những thần thoại của thế kỷ XX là hình ảnh nhửng đoàn xe không có kính vẫn băng ra trận tuyến, nối đuôi nhau đi lên phía trước, góp phần làm nên những kỳ tích của dân tộc. Xúc động trước hiện thực lớn lao đó cũa đồng đội. Phạm Tiến Duật đã sáng tác “bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Trong bài ca người lính độc đáo này, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về những chiến sĩ lái xe, về dân tộc và đất nước :

“……. Những chiếc xe từ trong bom rơi
…………….
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

Tìm hiểu bài thơ và đặc biệt ba đoạn thơ trên ta sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp kỳ diệu của thơ ca Việt Nam thời chống mỹ cứu nước.
Mở đầu bài thơ tác giả viết :

“ Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

Nhịp đập ở đây hơi lắng lại. Người chiến sĩ đang nói về đồng đội và cũng đang tự nói về mình. “Từ trong bom rơi” có nghĩa là từ trong ác liệt, từ trong cái chết trở về. Vượt qua tuyến lửa, bom rơi, những chiếc xe bỗng tụ nhau thành tiểu đội thật kỳ khôi, thú vị. Tiểu đội những chiếc xe không kính. Những con người đã qua thử thách trên con đường đi tới bỗng trở thành bạn bè và cái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi “ mới thật tự hào, sảng khoái biết bao! Hình như, chính ô cửa vỡ ấy khiến họ gần nhau thêm, khiến cái bắt tay của họ thêm chặt hơn và tình đồng đội lại càng thêm thắm thiết. Cái bắt tay qua ô cửa kính vỡ như là sự chia sẽ, cảm thông lẫn nhau của người lính Trường Sơn. Đó là sự mừng vui, là chúc mừng nhau hoàn thành nhiệm vụ,cũng là niềm tin, niềm tự hào của người chiến thắng.
Đoàn xe không kính ngày càng ra đi xa. Càng đi sâu vào chiến trường. Khổ thơ tiếp theo nói tới sinh hoạt trên đường của họ :

“ Bếp hoàng cầm ta dựng giữa trời
…………
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm “
Sinh hoạt của người lái xe, cái ăn cái ngủ bình thường của con người, được tóm lược vào trong hai hình ảnh “Bếp Hoàng Cầm” và “võng mắc chông chênh[”. Cái gì cũng tạm bợ, cơ động, gian khổ nhưng cách nhìn, cách nghĩ của người chiến sĩ vế chúng thật tươi tắn và cảm động : là gia đình đấy. Chất thơ nghịch ngợm đầy ý vị đã mở ra từ những hình ảnh chân chất đời lính đã ấm lên tình đồng ngũ, nghĩa anh em. Sức sống thơ cững chính là ở đây và câu thơ đó đã cất cánh bay cao :” Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”. Hai chữ “lại đi” được lặp lại biểu hiện đoàn xe không ngừng tiến tới, không một sức mạnh bạo tàn nào của giặc Mỹ có thể ngăn nổi. “Trời xanh thêm” là một hình ảnh đầy chất thơ và giàu ý nghĩa. Trời xanh là trời đẹp, bầu trời yên tĩnh, không gian cao xa …
Câu thơ đã gợi mở biết bao tâm hồn vẫn sôi nổi lên đường, rộng mở những ngày mai, những ngày vẫn “xanh thêm” niềm tin chiến thắng …
` Khổ thơ cuối cùng, vẫn một giọng thơ mộc mạc, gần với lời nói bình thường. Vậy mà nhạc điệu, hình ảnh, ngôn ngữ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng, vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của người chiến sĩ vận tải Trường Sơn:

“ Không có kính rồi xe không có đèn
………..
Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Bốn câu thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ, thú vị. Hai câu đầu dồn dập, những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống : không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước. Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những thử thách khốc liệt. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam.” Vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước. đặc biệt, tỏa sáng chói ngời cả đoạn thơ là hình ảnh “trong xe có một trái tim.” Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rể phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường,giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Phải chăng chính trái tim co người đã cầm lái ? Tình yêu tổ quốc, tình thương đồng bào, đồng chí ở miền Nam đau khổ đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vững tay lái xe về tới đích ? Và ẩn sau ý nghĩa “trái tim cầm lái”, câu thơ còn muốn hướng ngưới đọcvề một chân lý của thời đại chúng ta :sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ… mà là co người, con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường, dũng cảm, niền lạc quan và mọi niền tin vững chắc. Có thể nói, cả bài thơ, hay nhất là câu thơ cuối cùng. Nó là “con mắt của thơ” bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp của hìng tường nhân vật trong thơ. Bài thơ được khép lài mà âm hưởng của nó như vẫn vang xa chính là nhờ câu thơ ấy.
Tóm lại, những khổ thơ trên đã phác họa những hình tượng đẹp về người lính lái xe trên tuyền đường Trường Sơn trong những năm cứu nước. những câu thơ giản dị, hình ảnh sinh động cụ thể, sự đối lập ở từng khổ thơ, tác giả đõa để lại những ấn tượng đẹp về tiểu đội xe không kính. Cám ơn nhà thơ đã cho thế hệ trẻ ngày nay hiểu thêm về cha anh trước đây trong thời đất nước có chiến tranh. Hiểu được điều đó, có lẽ ,chúng ta, những học sinh sẽ sống tốt hơn.


Rõ ràng, bài văn này (mình sưu tầm) chỉ PT theo trình tự nhưng vẫn đảm bảo được độ sâu của bài.
Đó chính là cái đích cần hướng tới của mọi bài văn, dù PT theo kiểu nào đi nữa.
 
Last edited by a moderator:
S

sweetdream_1308

theo mình thì để học văn tốt (nhất là làm văn), chúng ta nên nắm vững kiến thức trước ( các văn bản đã học), sau đó có thể đọc thêm văn mẩu, bình giảng , phân tích về bài đó để có thêm kiến thức, sau đó áp dụng các phương pháp làm văn nghị luận vào chủ đề đó. làm một bài văn hoàn chỉnh rùi nhờ thầy cô hay bạn bè( giỏi văn) chỉnh sửa rùi làm lại bài hoàn chỉnh hơn, cứ như thế cho từng bài thì đến cuối năm chỉ cần lấy ra ôn là oli, khỏe re....
Đó ;là ý kiến của mình thui , có ji2 hok đúng các bạn bỏ wa cho nha......
Năm cuối cấp rùi, chắc hok có nhìu thời gian để làm cách mà mình nói ( đến cả mình còn hem làm được) :D, thế nên bn nào biết cách nào hay hơn nhớ share nhe, thanks các bn nhìu^^
 
S

sakura9076

nói chug mỳk cũg dốt văn lém zô đây đọc ké thui hà....nhưg mà theo mỳk kậu kứ phân tích từg phần 1 rầu xen lẫn hỳk ảnh người lích trg từg phần lun...:|...
 
Top Bottom