Câu 1: Đặc điểm của tiểu thuyết cổ Minh Thanh
Câu 2: tóm tắt tiểu thuyết tam quốc diễn nghĩa
Câu 3: Tóm tắt trích đoạn ''hồi trống cổ thành'' và '' Tào Tháo uống riệu luận anh hùng''
Câu 4: Phân tích nhân vật Trương Phi, Quan Công (qua trích đoạn hồi trống cổ thành), nhân vật Tào Tháo, Lưu Bị (qua trích đoạn Tào Tháo uống riệu luận anh hùng)
Câu 1:
Một số đặc điểm tiêu biểu: Tiểu thuyết Minh Thanh là dạng trung gian giữa truyện kể sử thi và tiểu thuyết (hiện đại) Kết cấu: Theo trình tự tự nhiên (trình tự thời gian), cái gì xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau. Không đảo ngược thứ tự như tiểu thuyết hiện đại dựa theo diễn biễn tâm lý nhân vật. Tính cách nhân vật: Ðược thể hiện dần dần qua ngôn ngữ và hành động, không cần sự thuyết minh phân tích của nhà văn Thủ pháp ước lệ và công thức: được dùng trong miêu tả, lý giải, là thủ pháp miêu tả điển hình của văn cổ – trung đại. Thực ra, tiểu thuyết Minh và Thanh có sự khác nhau. Tiểu thuyết Minh phần lớn là sáng tác dân gian được nhà văn bác học viết lại có căn cứ theo sử sách. Tiểu thuyết Thanh phần lớn là sáng tác cá nhân, không chịu ràng buộc bởi sử sách, gần với tiểu thuyết hiện đại hơn. Tiểu thuyết Thanh có bước tiến rõ rệt về nghệ thuật. Ta có thể gọi tiểu thuyết Minh là tiểu thuyết anh hùng, còn tiểu thuyết Thanh là tiểu thuyết sinh hoạt (tâm lý xã hội).
Nguồn: ereka.vn
Câu 2 và 3 có trong sách rồi mà bạn
Câu 4:
Bạn tham khảo dàn ý nhé
MB: Giới thiệu khái quát về tác giả La Quán Trung và đoạn trích "Hồi trống cổ thành" trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa".
TB:
*) Phân tích nhân vật Trương Phi
- Tính cách của Trương Phi qua hành động, lời nói
+ Trương Phi là người "thẳng như làn tên bắn, sáng như...", không chịu sự lắt léo, quanh co, với địch: nói chuyện bằng gươm đao.
+ Khi Tôn Càn báo tin: Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn quân ra cửa Bắc. -> Tính cách nóng nảy
+ Khi Quan Công đến: Trương Phi "mắt trợn tròn xoe.... đâm Quan Công", gạt phắt lời thanh minh của hai chị dâu và Tôn Càn, xưng hô "mày- tao", ra điều kiện cho Quan Công => Coi trọng tình nghĩa, trung thành, cẩn trọng nhưng hơi thô lỗ.
+ Buộc tội Quan Công: sử dụng những lí lẽ, lập luận sắc bén, hợp tình hợp lý => Là người ngay thẳng, yêu ghét rõ ràng, trắng đen rạch ròi.
+ Khi Sái Dương xuất hiện: thách thức Quan Công chém chết Sái Dương vì sự nghi ngờ lại có thêm chứng cứ => Tính cách bộc trực, ngay thẳng, mạnh mẽ, quyết liệt, đàng hoàng, giàu tình cảm, trọng nghĩa khí -> Là một võ tướng, một đấng trượng phu.
- Tác giả đã tạo ra sự đối lập trong con người Trương Phi: Tuy nóng nảy, bộc trực (đòi chém Quan Công) nhưng lại là người hồn hậu, giàu tình cảm (sau khi làm rõ mối nghi ngờ: khóc, lạy Quan Công)
=> Thẳng thắn, nói là làm nhưng cũng dễ gần -> đơn giản, thô bạo, lỗ mãng.
*) Phân tích nhân vật Quan Công
- Quan Công là một người trung nghĩa
+ Trong tình thế bị mắc lại ở trên núi, phải chăm sóc vợ con Lưu Bị cũng thà chết chứ không chịu hàng -> tấm lòng trung nghĩa.
+ Quá trình giải mối nghi ngờ của Trương Phi:
- Khi Quan Công mừng rỡ, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón Trương Phi nhưng Trương Phi lại hăm hở vác xà mâu đâm Quan Công, Quan Công hỏi lí do nhưng không thể thanh minh được nên cầu cứu hai chị dâu thanh minh cho mình: “Chuyện này em không biết, ta cũng khó nói, may có hai chị ở đây, em đến mà hỏi”.
- Từ tốn thuyết phục với cách xưng hô đầy yêu thương "anh-em" => tình nghĩa huynh đệ sâu nặng được đem ra để Trương Phi có thể lắng mình lại.
- Tự ra điều kiện để lấy lại lòng tin của Trương Phi: chém đầu Sái Dương, chấp nhận thêm điều kiện về thời gian trong ba hồi trống.
- Sau đó, bắt một tên lính Tào, kể lại đầu đuôi cho Trương Phi hiểu.
=> Quan Công khác Trương Phi. Nếu Trương Phi bộc trực, ngay thẳng, rạch ròi trắng đen. Quan Công là người trung nghĩa, tài năng, khôn khéo, bình tĩnh, gỡ được tình thế khó khăn. (Góp phần làm nổi bật tính cách Trương Phi)
- Là người độ lượng, từ tốn: không nóng nảy khi bị nghi oan, sau khi giải được sự nghi ngờ, Quan Công đã tha thứ cho Trương Phi.
*) Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Khắc hoạ nhân vật qua hành động, lời nói
- Xây dựng tình tiết, diễn biến kịch tính
- Miêu tả nhân vật bằng bút pháp cổ điển (phóng đại, khoa trương, tuyệt đối hoá)
KB: Khái quát giá trị của tác phẩm, suy nghĩ về nhân vật.