ĐỀ SỐ 1: TRƯỜNG NGUYỄN GIA THIỀU, ĐỀ A
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Viết và chú thích công thức tính vận tốc. Hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?
Câu 2:
a) Độ lớn của vận tốc đo bằng dụng cụ nào? Đơn vị vận tốc hợp pháp là gì?
b) Hãy nêu cách biểu diễn lực.
Câu 3:
a) Vận tốc của một ô tô là 54 km/h có nghĩa là gì?
b) Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của lực ở hình vẽ sau:
Câu 4: Một vận động viên điền kinh chạy từ chân lên đỉnh một quả đồi dài 300 m hết 1 phút. Sau đó tiếp tục chạy xuống chân đồi bên kia dài 280 m với vận tốc 7 m/s. Tính:
a) Vận tốc trung bình của người đó khi lên đồi.
b) Thời gian để người đó chạy từ đỉnh xuống chân đồi.
c) Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường.
Câu 5: Một vật có khối lượng 10 kg đặt nằm yên trên sàn nhà.
a) Vật chịu tác dụng của những lực nào? Hãy biểu diễn các lực đó bằng hình vẽ.
b) Để vật đó chuyển động thẳng đều trên nền nhà, phải kéo vật với một lực theo phương ngang, chiều từ trái sang phải có độ lớn 200 N. Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên vật. (tỉ xích 1 cm ứng với 50 N).
c) Có các giá trị vận tốc sau: v1 = 72 km/h; v2 = 25 m/s; v3 = 54 km/h; v4 = 10 m/s. Hãy đổi đơn vị và sắp xếp độ lớn của các vận tốc đó theo thứ tự tăng dần.
ĐỀ SỐ 2: TRƯỜNG NGUYỄN GIA THIỀU, ĐỀ B
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Viết và chú thích công thức tính vận tốc. Đơn vị vận tốc hợp pháp là gì?
Câu 2:
a) Độ lớn của vận tốc đo bằng công cụ nào? Đơn vị vận tốc phụ thuộc đơn vị của đại lượng nào?
b) Hãy nêu cách biểu diễn lực.
Câu 3:
a) Vận tốc của một ô tô là 72 km/h có nghĩa là gì?
b) Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của lực ở hình vẽ sau:
Câu 4: Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB dài 2,5 km hết 30 phút. Sau đó tiếp tục chạy xuống dốc BC dài 1 km với vận tốc 4/3 km/h. Tính:
a) Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn AB.
b) Thời gian để người đó đi hết BC.
c) Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 đoạn đường.
Câu 5: Một vật có khối lượng 20 kg đặt nằm yên trên sàn nhà.
a) Vật chịu tác dụng của những lực nào? Hãy biểu diễn các lực đó bằng hình vẽ.
b) Để vật đó chuyển động thẳng đều trên nền nhà, phải kéo vật với một lực theo phương ngang, chiều từ phải sang trái có độ lớn 300 N. Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên vật. (tỉ xích 1 cm ứng với 100 N).
c) Có các giá trị vận tốc sau: v1 = 61,2 km/h; v2 = 10 m/s; v3 = 90 km/h; v4 = 20 m/s. Hãy đổi đơn vị và sắp xếp độ lớn của các vận tốc đó theo thứ tự giảm dần.
ĐỀ SỐ 3: TRƯỜNG HOÀNG HOA THÁM, ĐỀ A
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối?
Câu 2: Chuyển động đều là gì?
Câu 3: Một quãng đường dài 800 m xe đi với vận tốc 4 m/s. Trên 200 m đầu xe đi với vận tốc 2,5 m/s. Tính vận tốc đi trên đoạn đường sau.
Câu 4: Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực có trong hình sau:
Câu 5: Xe có trọng lượng 20000 N đang chuyển động đều. Biết lực ma sát bằng 0,25 lần trọng lượng của xe.
a) Kể tên các lực tác dụng lên xe.
b) Tính lực kéo của động cơ.
Câu 6: Cho biết khi lau nhà ta đi hay bị té. Trong trường hợp này lực ma sát có lợi hay có hại?