T
thao_won
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
KO biết các bạn đã đọc chưa :">
Còn ta thì mới bjt và mới nghiền =P~
Học viện Ma Cà Rồng :x
Từ đầu thế kỷ XXI, ấn tượng về ma cà rồng trong người đọc không đơn thuần là khát máu, cuồng dại hay tàn bạo nữa, mà còn là sành điệu, gợi cảm, mạnh mẽ và lãng mạn. Góp công không nhỏ vào sự thay đổi hình tượng ngoạn mục này phải kể đến Anne Rice với Biên niên sử Ma cà rồng, Stephanie Meyer với Chạng vạng, Charlaine Harris với Bí ẩn phương Nam… và gần đây nhất là Richelle Mead với HỌC VIỆN MA CÀ RỒNG.
Sinh sau đẻ muộn, phải nhọc nhằn cày cuốc trên cánh đồng đề tài đã quá cằn cỗi, nhưng
Học viện Ma cà rồng lại trở thành vụ mùa bội thu của Mead cũng như của văn học đương
đại, bởi biết khai phá những luống đất màu bị người đi trước hờ hững bỏ qua. Đánh bóng
lại kho truyền thuyết nằm sâu dưới bụi dày thời gian ở Ban-căng và Rumani, đưa chúng
vượt biển sang Bắc Mỹ, cho tái sinh tại một trong những tiểu bang sôi động nhất Hoa Kỳ –
đó là cách Richelle Mead tạo nên khung cảnh và hệ thống nhân vật cho tác phẩm của
mình. Tuy bối cảnh cũng đặt trên trái đất thời hiện đại, ở cách một thành phố sầm uất của
nước Mỹ chỉ vài dặm đường, cũng có những nhân vật trẻ trung đẹp đẽ, nhưng Học viện Ma
cà rồng là một không gian riêng biệt chỉ dành cho ma cà rồng và ma cà rồng mà thôi. Con
người, tuy tồn tại đấy nhưng hầu như không hay biết, không xuất hiện và nhất là không
can thiệp vào sự hiện hữu của các thiên thần bóng đêm tưởng đâu chỉ sống trong truyện
dân gian này. Nghĩa là, Mead đặt nhân vật vào giữa đồng loại của họ, ấn vào tay họ
những năng lực và sức mạnh tương đương để họ tự sinh diệt, tự phấn đấu với nhau. Nói
cách khác, tác phẩm nhìn nhận lại chính con người chúng ta qua một bề ngoài mới, một
bề ngoài siêu nhiên với những điều kiện sống khắc nghiệt mà cũng lý thú hơn. Ma cà rồng
trong tác phẩm này gồm ba loại: Moroi (ma cà rồng sống), Strigoi (ma cà rồng chết) và
Dhampir (ma cà rồng lai). Hai loại đầu sinh ra từ dân gian Rumani, loại thứ ba từ dân gian
vùng Ban-căng. Đây cũng là chi tiết chưa hề được chú ý khai thác ở bất cứ tác phẩm văn
học đương đại nào về ma cà rồng.
Xây dựng trên kết cấu series gồm 6 cuốn, Học viện Ma cà rồng là một sa bàn chi tiết ghi
lại những dốc cao và vực thẳm trong quãng thời gian rèn luyện trưởng thành của các
Moroi và Dhampir trẻ tuổi tại một trường trung học bí mật. Các Moroi tuy có năng lượng
phi phàm, nhưng lại được dạy dỗ một cách rất bảo thủ rằng không nên sử dụng chúng
vào vũ lực. An nguy của họ hoàn toàn dựa vào các Dhampir, tức các ma cà rồng lai, vốn
được trui rèn thể lực để đủ sức mạnh bảo vệ Moroi. Phần lớn sự kiện diễn ra tại học viện
Thánh Vladimir thuộc tiểu bang Montana. Ngôi trường theo phong cách Gôtic này nằm lọt
thỏm giữa những cánh rừng và núi đồi, thức dậy vào ban đêm, ngủ yên vào ban ngày.
Quanh trường đặt các bùa chú bảo vệ, an ninh được bổ sung thêm nhờ sự tuần tra canh
gác của các Giám hộ gốc Dhampir.
Tháng Mười năm 2010, công ty Xuất bản và Truyền thông IPM cùng Nxb Hội Nhà văn trân
trọng giới thiệu tới độc giả Việt Nam hai tập đầu tiên trong series là Màn đêm và Sương
giá. Màn đêm mở ra bằng cảnh Rose và Lissa bị các Giám hộ áp tải về học viện sau hai
năm lẩn trốn trong thế giới loài người. Trở lại học viện, theo chân hai cô trong quá trình tái
hòa nhập xã hội ma cà rồng thu nhỏ đầy rẫy sự phân hóa dòng máu và giàu nghèo, người
đọc sẽ tiếp xúc với một thế giới mới lạ. Các nhân vật đều tuyệt mỹ, nhưng ai cũng xanh
xao vì phải sống trong bóng đêm. Trên những giảng đường cổ kính, họ luyện tập khả năng
điều khiển các sức mạnh tự nhiên như lửa, gió, đất hay nước. Sau những tấm rèm ký túc,
họ quay cuồng trong các dạ tiệc, háo hức tìm hiểu những thu hút giữa nữ và nam. Vừa trẻ
trung cuồng nhiệt, họ vừa tỉnh táo và thực dụng đến đáng sợ. Ai cũng biết trường học là
bước đệm để tiến vào xã hội người lớn mai sau, vì thế tất cả sẵn lòng đắm say nhưng
không ràng buộc, vui cười nhưng không thân thiết, bè phái phe nhóm nhưng không bao
giờ tin tưởng. Giữa một môi trường như thế, chân thành như Dimitri và Rose, hi sinh như
Rose và Lissa, yêu thương như Lissa và Chris, bỗng trở nên xa xỉ. Nhìn chung, nội dung
bao trùm của Màn đêm là sự cám dỗ và bản lĩnh nhân vật trước cám dỗ. Đối với Rose
Hathaway, sự cám dỗ đến từ thế giới bao la nằm bên ngoài các bùa chú và giám hộ, đến
từ người hướng dẫn quyến rũ và nam tính của cô. Đối với Lissa bạn thân của Rose, sự
cám dỗ đến từ quyền tự do sử dụng năng lượng Linh hồn, đến từ chàng Christian tối tăm
và bí ẩn. Đối với Natalie, sự cám dỗ đến từ việc chứng minh giá trị bản thân, đến từ hi
vọng một cách vô vọng giành lấy mối lưu tâm của người cha ruột. Trước cám dỗ, hầu hết
bọn họ đều không cưỡng được, và đều bị dằn vặt hoặc trả giá ở các mức độ khác nhau.
Đây là một yếu tố nữa khẳng định chất “người” trong cái vỏ ma cà rồng của tác phẩm
Sau những nhấn nhá dạo đầu ở Màn đêm, Sương giá dần dà đẩy câu chuyện lên một cao
trào mới, dữ dội và bi thảm hơn. Các học sinh đang dợm những bước chuẩn bị để ra với
xã hội người lớn, cũng là lúc các biến động của đời thực va vào họ. Tình yêu, hận thù, dục
vọng… lớp lớp tràn tới, đòi hỏi mỗi người phải biết ứng xử thích hợp và kịp thời. Sương giá
còn giới thiệu một sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của Mead về Strigoi. Theo truyền thuyết,
ai đó sắp cưới mà chết, hoặc chết rồi mà còn hiện về làm tình với người mình sắp cưới thì
sẽ biến thành Strigoi. Nhưng theo Mead, có rất nhiều cách để tạo ra Strigoi: chẳng hạn
một Moroi giết chết người mình vừa hút máu, một Moroi hoặc một Dhampir bị Strigoi
cắn… đều chắc chắn biến thành Strigoi, nói cách khác là cái ác rình rập khắp nơi, chỉ bất
cẩn hoặc lỡ tay làm điều xấu thì sẽ mãi mãi trở thành kẻ xấu, không còn đường quay đầu
trở lại. Đây cũng chính là xương sống tạo nên các mâu thuẫn và xung đột trong tác phẩm,
từ đó dẫn đến thông điệp của Sương giá là hai chữ: lựa chọn. Rose buộc phải lựa chọn
giữa niềm say mê dành cho Dimitri và lòng trung thành với Lissa. Mason buộc phải lựa
chọn giữa mạng sống và lý tưởng công bằng. Mia phải lựa chọn giữa làm hòa với kẻ thù
và khả năng trả hận.
Bên cạnh các yếu tố sẵn có về dòng giống và sức mạnh thượng đẳng của ma cà rồng,
Mead còn cấu tứ thêm rất nhiều yếu tố phi thực hấp dẫn. Đó là điếm máu, là hôn bóng, là
thần giao cách cảm giữa hai linh hồn, là khả năng chuyện trò với người khác nhờ đi vào
giấc mơ của họ, là khả năng biến nguyên tố tự nhiên thành phép thuật. Ngoài tất cả
những chi tiết cần đến trí tưởng tượng phong phú ấy, Học viện Ma cà rồng còn hấp dẫn
nhờ kỹ năng viết đầy rung cảm của Richelle Mead khi đặc tả những khoảnh khắc xao động
khôn cưỡng giữa Rose và Dimitri – nhất là trong cái đêm họ gần như thất thân với nhau,
khi chạy máy quay theo những cú nhay cắn tàn bạo của Strigoi trên cần cổ bấy nát của
Eddie, khi chậm rãi níu giữ những giây phút nặng nề cuối cùng của Mason… tóm lại là một
kỹ năng đem đến cho người đọc những phút phiêu linh vì đắm say, xót xa vì mất mát, uất
nghẹn vì bất lực.
Không chỉ là một tác phẩm tâm tình cho tuổi trẻ, Học viện Ma cà rồng còn tỏ ra là kết quả
của sự tương tác đầy thấu hiểu với truyện dân gian, truyền thuyết cũng như khoa học
quanh hình tượng nhân vật lâu đời và nổi tiếng ma cà rồng. Xem qua tiểu sử của Richelle
Mead, điểm mặt các bằng Cử nhân Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thạc sĩ Tôn giáo So
sánh, Thạc sĩ Sư phạm, và kỷ luật khắt khe là cứ ba tháng phải hoàn thành bản thảo cho
một cuốn sách mới, độc giả chắc chắn có thể trông chờ các tập tiếp theo còn giá trị và
cuốn hút hơn cả Sương giá và Màn đêm.
Còn ta thì mới bjt và mới nghiền =P~
Học viện Ma Cà Rồng :x
Từ đầu thế kỷ XXI, ấn tượng về ma cà rồng trong người đọc không đơn thuần là khát máu, cuồng dại hay tàn bạo nữa, mà còn là sành điệu, gợi cảm, mạnh mẽ và lãng mạn. Góp công không nhỏ vào sự thay đổi hình tượng ngoạn mục này phải kể đến Anne Rice với Biên niên sử Ma cà rồng, Stephanie Meyer với Chạng vạng, Charlaine Harris với Bí ẩn phương Nam… và gần đây nhất là Richelle Mead với HỌC VIỆN MA CÀ RỒNG.
Sinh sau đẻ muộn, phải nhọc nhằn cày cuốc trên cánh đồng đề tài đã quá cằn cỗi, nhưng
Học viện Ma cà rồng lại trở thành vụ mùa bội thu của Mead cũng như của văn học đương
đại, bởi biết khai phá những luống đất màu bị người đi trước hờ hững bỏ qua. Đánh bóng
lại kho truyền thuyết nằm sâu dưới bụi dày thời gian ở Ban-căng và Rumani, đưa chúng
vượt biển sang Bắc Mỹ, cho tái sinh tại một trong những tiểu bang sôi động nhất Hoa Kỳ –
đó là cách Richelle Mead tạo nên khung cảnh và hệ thống nhân vật cho tác phẩm của
mình. Tuy bối cảnh cũng đặt trên trái đất thời hiện đại, ở cách một thành phố sầm uất của
nước Mỹ chỉ vài dặm đường, cũng có những nhân vật trẻ trung đẹp đẽ, nhưng Học viện Ma
cà rồng là một không gian riêng biệt chỉ dành cho ma cà rồng và ma cà rồng mà thôi. Con
người, tuy tồn tại đấy nhưng hầu như không hay biết, không xuất hiện và nhất là không
can thiệp vào sự hiện hữu của các thiên thần bóng đêm tưởng đâu chỉ sống trong truyện
dân gian này. Nghĩa là, Mead đặt nhân vật vào giữa đồng loại của họ, ấn vào tay họ
những năng lực và sức mạnh tương đương để họ tự sinh diệt, tự phấn đấu với nhau. Nói
cách khác, tác phẩm nhìn nhận lại chính con người chúng ta qua một bề ngoài mới, một
bề ngoài siêu nhiên với những điều kiện sống khắc nghiệt mà cũng lý thú hơn. Ma cà rồng
trong tác phẩm này gồm ba loại: Moroi (ma cà rồng sống), Strigoi (ma cà rồng chết) và
Dhampir (ma cà rồng lai). Hai loại đầu sinh ra từ dân gian Rumani, loại thứ ba từ dân gian
vùng Ban-căng. Đây cũng là chi tiết chưa hề được chú ý khai thác ở bất cứ tác phẩm văn
học đương đại nào về ma cà rồng.
Xây dựng trên kết cấu series gồm 6 cuốn, Học viện Ma cà rồng là một sa bàn chi tiết ghi
lại những dốc cao và vực thẳm trong quãng thời gian rèn luyện trưởng thành của các
Moroi và Dhampir trẻ tuổi tại một trường trung học bí mật. Các Moroi tuy có năng lượng
phi phàm, nhưng lại được dạy dỗ một cách rất bảo thủ rằng không nên sử dụng chúng
vào vũ lực. An nguy của họ hoàn toàn dựa vào các Dhampir, tức các ma cà rồng lai, vốn
được trui rèn thể lực để đủ sức mạnh bảo vệ Moroi. Phần lớn sự kiện diễn ra tại học viện
Thánh Vladimir thuộc tiểu bang Montana. Ngôi trường theo phong cách Gôtic này nằm lọt
thỏm giữa những cánh rừng và núi đồi, thức dậy vào ban đêm, ngủ yên vào ban ngày.
Quanh trường đặt các bùa chú bảo vệ, an ninh được bổ sung thêm nhờ sự tuần tra canh
gác của các Giám hộ gốc Dhampir.
Tháng Mười năm 2010, công ty Xuất bản và Truyền thông IPM cùng Nxb Hội Nhà văn trân
trọng giới thiệu tới độc giả Việt Nam hai tập đầu tiên trong series là Màn đêm và Sương
giá. Màn đêm mở ra bằng cảnh Rose và Lissa bị các Giám hộ áp tải về học viện sau hai
năm lẩn trốn trong thế giới loài người. Trở lại học viện, theo chân hai cô trong quá trình tái
hòa nhập xã hội ma cà rồng thu nhỏ đầy rẫy sự phân hóa dòng máu và giàu nghèo, người
đọc sẽ tiếp xúc với một thế giới mới lạ. Các nhân vật đều tuyệt mỹ, nhưng ai cũng xanh
xao vì phải sống trong bóng đêm. Trên những giảng đường cổ kính, họ luyện tập khả năng
điều khiển các sức mạnh tự nhiên như lửa, gió, đất hay nước. Sau những tấm rèm ký túc,
họ quay cuồng trong các dạ tiệc, háo hức tìm hiểu những thu hút giữa nữ và nam. Vừa trẻ
trung cuồng nhiệt, họ vừa tỉnh táo và thực dụng đến đáng sợ. Ai cũng biết trường học là
bước đệm để tiến vào xã hội người lớn mai sau, vì thế tất cả sẵn lòng đắm say nhưng
không ràng buộc, vui cười nhưng không thân thiết, bè phái phe nhóm nhưng không bao
giờ tin tưởng. Giữa một môi trường như thế, chân thành như Dimitri và Rose, hi sinh như
Rose và Lissa, yêu thương như Lissa và Chris, bỗng trở nên xa xỉ. Nhìn chung, nội dung
bao trùm của Màn đêm là sự cám dỗ và bản lĩnh nhân vật trước cám dỗ. Đối với Rose
Hathaway, sự cám dỗ đến từ thế giới bao la nằm bên ngoài các bùa chú và giám hộ, đến
từ người hướng dẫn quyến rũ và nam tính của cô. Đối với Lissa bạn thân của Rose, sự
cám dỗ đến từ quyền tự do sử dụng năng lượng Linh hồn, đến từ chàng Christian tối tăm
và bí ẩn. Đối với Natalie, sự cám dỗ đến từ việc chứng minh giá trị bản thân, đến từ hi
vọng một cách vô vọng giành lấy mối lưu tâm của người cha ruột. Trước cám dỗ, hầu hết
bọn họ đều không cưỡng được, và đều bị dằn vặt hoặc trả giá ở các mức độ khác nhau.
Đây là một yếu tố nữa khẳng định chất “người” trong cái vỏ ma cà rồng của tác phẩm
Sau những nhấn nhá dạo đầu ở Màn đêm, Sương giá dần dà đẩy câu chuyện lên một cao
trào mới, dữ dội và bi thảm hơn. Các học sinh đang dợm những bước chuẩn bị để ra với
xã hội người lớn, cũng là lúc các biến động của đời thực va vào họ. Tình yêu, hận thù, dục
vọng… lớp lớp tràn tới, đòi hỏi mỗi người phải biết ứng xử thích hợp và kịp thời. Sương giá
còn giới thiệu một sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của Mead về Strigoi. Theo truyền thuyết,
ai đó sắp cưới mà chết, hoặc chết rồi mà còn hiện về làm tình với người mình sắp cưới thì
sẽ biến thành Strigoi. Nhưng theo Mead, có rất nhiều cách để tạo ra Strigoi: chẳng hạn
một Moroi giết chết người mình vừa hút máu, một Moroi hoặc một Dhampir bị Strigoi
cắn… đều chắc chắn biến thành Strigoi, nói cách khác là cái ác rình rập khắp nơi, chỉ bất
cẩn hoặc lỡ tay làm điều xấu thì sẽ mãi mãi trở thành kẻ xấu, không còn đường quay đầu
trở lại. Đây cũng chính là xương sống tạo nên các mâu thuẫn và xung đột trong tác phẩm,
từ đó dẫn đến thông điệp của Sương giá là hai chữ: lựa chọn. Rose buộc phải lựa chọn
giữa niềm say mê dành cho Dimitri và lòng trung thành với Lissa. Mason buộc phải lựa
chọn giữa mạng sống và lý tưởng công bằng. Mia phải lựa chọn giữa làm hòa với kẻ thù
và khả năng trả hận.
Bên cạnh các yếu tố sẵn có về dòng giống và sức mạnh thượng đẳng của ma cà rồng,
Mead còn cấu tứ thêm rất nhiều yếu tố phi thực hấp dẫn. Đó là điếm máu, là hôn bóng, là
thần giao cách cảm giữa hai linh hồn, là khả năng chuyện trò với người khác nhờ đi vào
giấc mơ của họ, là khả năng biến nguyên tố tự nhiên thành phép thuật. Ngoài tất cả
những chi tiết cần đến trí tưởng tượng phong phú ấy, Học viện Ma cà rồng còn hấp dẫn
nhờ kỹ năng viết đầy rung cảm của Richelle Mead khi đặc tả những khoảnh khắc xao động
khôn cưỡng giữa Rose và Dimitri – nhất là trong cái đêm họ gần như thất thân với nhau,
khi chạy máy quay theo những cú nhay cắn tàn bạo của Strigoi trên cần cổ bấy nát của
Eddie, khi chậm rãi níu giữ những giây phút nặng nề cuối cùng của Mason… tóm lại là một
kỹ năng đem đến cho người đọc những phút phiêu linh vì đắm say, xót xa vì mất mát, uất
nghẹn vì bất lực.
Không chỉ là một tác phẩm tâm tình cho tuổi trẻ, Học viện Ma cà rồng còn tỏ ra là kết quả
của sự tương tác đầy thấu hiểu với truyện dân gian, truyền thuyết cũng như khoa học
quanh hình tượng nhân vật lâu đời và nổi tiếng ma cà rồng. Xem qua tiểu sử của Richelle
Mead, điểm mặt các bằng Cử nhân Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thạc sĩ Tôn giáo So
sánh, Thạc sĩ Sư phạm, và kỷ luật khắt khe là cứ ba tháng phải hoàn thành bản thảo cho
một cuốn sách mới, độc giả chắc chắn có thể trông chờ các tập tiếp theo còn giá trị và
cuốn hút hơn cả Sương giá và Màn đêm.