H
hnstudent
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
1. Cách học
TT - a) Liệt kê trong mỗi bài học các khái niệm; không nhất thiết phải thuộc lòng, nhưng phải hiểu bản chất của khái niệm, phân biệt được khái niệm đó trong hệ thống các khái niệm đã biết.
b) Tìm trong bài học những kiến thức về quá trình, qui luật sinh học; phân biệt các quá trình, qui luật sinh học đó với những quá trình, qui luật sinh học khác trong hệ thống kiến thức của chương trình; không cần học thuộc từng câu chữ, nhưng phải ghi nhớ những nội dung cơ bản.
c) Tìm trong bài học những kiến thức liên quan đến thực tiễn đời sống; cách vận dụng các kiến thức đó trong thực tiễn; tìm thêm các ví dụ tương tự.
d) Khi ôn tập có thể hệ thống hóa kiến thức bằng cách lập sơ đồ khái niệm, lập bảng so sánh. Ví dụ khi học và ôn tập bài "đột biến gen":
Liệt kê các khái niệm: đột biến, thể đột biến; các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một cặp nuclêôtit (Nu); đột biến giao tử; đột biến xooma; đột biến tiền phôi; thể khảm; đột biến trội; đột biến lặn...
Cơ chế phát sinh đột biến gen: phân biệt với cơ chế nhân đôi ADN, cơ chế đột biến nhiễm sắc thể; các tác nhân gây đột biến có bản chất vật lý, hóa học, sinh học.
Kiến thức thực tiễn: đột biến gen gây chết ở lợn, thể đột biến bạch tạng ở cây lúa, bệnh hồng cầu hình liềm ở người, bệnh máu khó đông ở người...
Và hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ phân loại các dạng đột biến.
e) Một số phương pháp học phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm là thường xuyên tự đặt các câu hỏi về các nội dung từng chủ đề đã học, rồi tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó; vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng sinh học thường gặp trong đời sống hằng ngày, hoặc từ thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng... Khi ôn luyện bài trắc nghiệm, không chỉ đơn thuần chọn phương án đúng mà đồng thời chọn giải thích tại sao các phương án còn lại không đúng. Những cách học này giúp hiểu và nhớ kiến thức lâu dài, sâu sắc.
2. Cách trả lời câu trắc nghiệm
a) Đối với câu hỏi ở mức biết
Loại câu hỏi này thường được dùng để kiểm tra khả năng nhận ra và nắm bắt của thí sinh về một khái niệm, hiện tượng, qui luật hoặc quá trình cơ bản nào đó. Những câu hỏi này thường ngắn, đơn giản và thường thì phần lớn thí sinh ở mức trung bình, khá trở lên chỉ cần 15 giây đến 1 phút để trả lời mỗi câu hỏi.
Ví dụ: Trong tế bào sinh vật nhân thực, bào quan nào sau đây không chứa ADN?
A. Nhân tế bào. B. Ti thể.
C. Lạp thể. D. Mạng lưới nội chất.
Trả lời: D
b) Đối với câu hỏi ở mức hiểu
Loại câu hỏi này thường được dùng để kiểm tra thí sinh về việc hiểu bản chất một khái niệm, hiện tượng, qui luật hoặc quá trình nào đó. Các câu hỏi thuộc nhóm này thường phức tạp hơn, có thể ở dạng so sánh, đối chiếu, suy luận ở dạng đơn giản; các phương án sai có mức độ gây nhiễu cao hơn. Với các câu hỏi thuộc nhóm này, thí sinh trung bình, khá trở lên thường cần 30 giây đến 2 phút để trả lời.
Ví dụ: Các sự kiện diễn ra của nhiễm sắc thể trong giảm phân khác biệt với nguyên nhân là:
A.Sự tạo thành bốn tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giảm đi
một nửa.
B. Chỉ có một lần phân bào và chỉ có một lần nhân đôi của nhiễm sắc thể.
C. Sự phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể không tương đồng.
Trả lời: A
c) Đối với câu hỏi vận dụng
Loại câu hỏi này thường kiểm tra về khả năng tổng hợp, so sánh, suy luận và vận dụng các khái niệm, các quá trình và qui luật sinh học. Các câu hỏi thuộc nhóm này thường ở dạng các bài tập tình huống, hoặc các dạng câu hỏi kiểu so sánh, đối chiếu, cần sự nắm vững kiến thức của thí sinh; phương án sai có mức độ gây nhiễu cao. Sự phân hóa thí sinh ở mức độ khá, giỏi chủ yếu phụ thuộc vào những câu hỏi này. Với những câu hỏi này, thường thì các học sinh khá, giỏi cần 2-5 phút hoặc nhiều hơn để trả lời.
TT - a) Liệt kê trong mỗi bài học các khái niệm; không nhất thiết phải thuộc lòng, nhưng phải hiểu bản chất của khái niệm, phân biệt được khái niệm đó trong hệ thống các khái niệm đã biết.
b) Tìm trong bài học những kiến thức về quá trình, qui luật sinh học; phân biệt các quá trình, qui luật sinh học đó với những quá trình, qui luật sinh học khác trong hệ thống kiến thức của chương trình; không cần học thuộc từng câu chữ, nhưng phải ghi nhớ những nội dung cơ bản.
c) Tìm trong bài học những kiến thức liên quan đến thực tiễn đời sống; cách vận dụng các kiến thức đó trong thực tiễn; tìm thêm các ví dụ tương tự.
d) Khi ôn tập có thể hệ thống hóa kiến thức bằng cách lập sơ đồ khái niệm, lập bảng so sánh. Ví dụ khi học và ôn tập bài "đột biến gen":
Liệt kê các khái niệm: đột biến, thể đột biến; các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một cặp nuclêôtit (Nu); đột biến giao tử; đột biến xooma; đột biến tiền phôi; thể khảm; đột biến trội; đột biến lặn...
Cơ chế phát sinh đột biến gen: phân biệt với cơ chế nhân đôi ADN, cơ chế đột biến nhiễm sắc thể; các tác nhân gây đột biến có bản chất vật lý, hóa học, sinh học.
Kiến thức thực tiễn: đột biến gen gây chết ở lợn, thể đột biến bạch tạng ở cây lúa, bệnh hồng cầu hình liềm ở người, bệnh máu khó đông ở người...
Và hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ phân loại các dạng đột biến.
e) Một số phương pháp học phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm là thường xuyên tự đặt các câu hỏi về các nội dung từng chủ đề đã học, rồi tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó; vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng sinh học thường gặp trong đời sống hằng ngày, hoặc từ thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng... Khi ôn luyện bài trắc nghiệm, không chỉ đơn thuần chọn phương án đúng mà đồng thời chọn giải thích tại sao các phương án còn lại không đúng. Những cách học này giúp hiểu và nhớ kiến thức lâu dài, sâu sắc.
2. Cách trả lời câu trắc nghiệm
a) Đối với câu hỏi ở mức biết
Loại câu hỏi này thường được dùng để kiểm tra khả năng nhận ra và nắm bắt của thí sinh về một khái niệm, hiện tượng, qui luật hoặc quá trình cơ bản nào đó. Những câu hỏi này thường ngắn, đơn giản và thường thì phần lớn thí sinh ở mức trung bình, khá trở lên chỉ cần 15 giây đến 1 phút để trả lời mỗi câu hỏi.
Ví dụ: Trong tế bào sinh vật nhân thực, bào quan nào sau đây không chứa ADN?
A. Nhân tế bào. B. Ti thể.
C. Lạp thể. D. Mạng lưới nội chất.
Trả lời: D
b) Đối với câu hỏi ở mức hiểu
Loại câu hỏi này thường được dùng để kiểm tra thí sinh về việc hiểu bản chất một khái niệm, hiện tượng, qui luật hoặc quá trình nào đó. Các câu hỏi thuộc nhóm này thường phức tạp hơn, có thể ở dạng so sánh, đối chiếu, suy luận ở dạng đơn giản; các phương án sai có mức độ gây nhiễu cao hơn. Với các câu hỏi thuộc nhóm này, thí sinh trung bình, khá trở lên thường cần 30 giây đến 2 phút để trả lời.
Ví dụ: Các sự kiện diễn ra của nhiễm sắc thể trong giảm phân khác biệt với nguyên nhân là:
A.Sự tạo thành bốn tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giảm đi
một nửa.
B. Chỉ có một lần phân bào và chỉ có một lần nhân đôi của nhiễm sắc thể.
C. Sự phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể không tương đồng.
Trả lời: A
c) Đối với câu hỏi vận dụng
Loại câu hỏi này thường kiểm tra về khả năng tổng hợp, so sánh, suy luận và vận dụng các khái niệm, các quá trình và qui luật sinh học. Các câu hỏi thuộc nhóm này thường ở dạng các bài tập tình huống, hoặc các dạng câu hỏi kiểu so sánh, đối chiếu, cần sự nắm vững kiến thức của thí sinh; phương án sai có mức độ gây nhiễu cao. Sự phân hóa thí sinh ở mức độ khá, giỏi chủ yếu phụ thuộc vào những câu hỏi này. Với những câu hỏi này, thường thì các học sinh khá, giỏi cần 2-5 phút hoặc nhiều hơn để trả lời.