C
candyxbaby
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đối tượng nghiện game online thường là những người từ 16 - 20 tuổi, chiếm 42,1%. Theo số liệu của Bộ Giáo dục Đào tạo khảo sát tại 5 thành phố lớn năm 2010 thì có 2/3 học sinh tiểu học nghiện game online, chơi từ 1 - 8 lần/tuần, 3/4 học sinh THPT chơi game, trong đó có 77% là game bạo lực, 9% game cờ bạc, 14% game giải trí bóng đá và các loại khác.
Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghiện game online thường do những xung đột tâm lý trong tuổi dậy thì ở thanh thiếu niên. Do sự phát triển của tâm sinh lý, các em muốn trở thành người lớn, muốn người lớn phải tôn trọng mình. Tuy nhiên, nhiều người trong gia đình không quan tâm đến điều đó, cách giáo dục bằng roi vọt hoặc tình yêu thương thể hiện bằng cách áp đặt khiến các em cảm thấy cô đơn, bất mãn và tham gia trò chơi như một cách thể hiện bản thân, chia sẻ cảm xúc. Các em nghĩ chỉ có trong game online mình mới được tôn trọng... Bên cạnh đó cũng bởi sự yếu kém của cá nhân. Trong một số trường hợp cho thấy họ chơi game online quá mức vì có những thất bại trong cuộc sống hiện tại như trong học tập, công việc, tình yêu... Một số trường hợp thì bị mất tự tin trong cuộc sống... và họ sử dụng trò chơi trực tuyến như một cách khẳng định bản thân. Những biến cố trong cuộc sống cũng tạo cho người chơi dễ bị lôi cuốn bởi trò chơi.
Một nguyên nhân nữa cũng cần phải nhắc tới đó là do thiếu các địa điểm vui chơi cho trẻ em. Nhu cầu hoạt động, vui chơi của các em rất lớn. Trong khi hiện nay các hình thức và địa điểm vui chơi cho các em còn thiếu. Vì thế nhiều em không biết làm gì vào thời gian rảnh nên lên mạng ngày càng nhiều... Nhiều gia đình mải lo làm ăn kinh tế, có nhiều mâu thuẫn, bỏ quên con mình không quan tâm đến việc học tập và quản lý thời gian của con khiến trẻ dễ bị lôi kéo vào các trò chơi.
Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghiện game online thường do những xung đột tâm lý trong tuổi dậy thì ở thanh thiếu niên. Do sự phát triển của tâm sinh lý, các em muốn trở thành người lớn, muốn người lớn phải tôn trọng mình. Tuy nhiên, nhiều người trong gia đình không quan tâm đến điều đó, cách giáo dục bằng roi vọt hoặc tình yêu thương thể hiện bằng cách áp đặt khiến các em cảm thấy cô đơn, bất mãn và tham gia trò chơi như một cách thể hiện bản thân, chia sẻ cảm xúc. Các em nghĩ chỉ có trong game online mình mới được tôn trọng... Bên cạnh đó cũng bởi sự yếu kém của cá nhân. Trong một số trường hợp cho thấy họ chơi game online quá mức vì có những thất bại trong cuộc sống hiện tại như trong học tập, công việc, tình yêu... Một số trường hợp thì bị mất tự tin trong cuộc sống... và họ sử dụng trò chơi trực tuyến như một cách khẳng định bản thân. Những biến cố trong cuộc sống cũng tạo cho người chơi dễ bị lôi cuốn bởi trò chơi.
Một nguyên nhân nữa cũng cần phải nhắc tới đó là do thiếu các địa điểm vui chơi cho trẻ em. Nhu cầu hoạt động, vui chơi của các em rất lớn. Trong khi hiện nay các hình thức và địa điểm vui chơi cho các em còn thiếu. Vì thế nhiều em không biết làm gì vào thời gian rảnh nên lên mạng ngày càng nhiều... Nhiều gia đình mải lo làm ăn kinh tế, có nhiều mâu thuẫn, bỏ quên con mình không quan tâm đến việc học tập và quản lý thời gian của con khiến trẻ dễ bị lôi kéo vào các trò chơi.
Những hệ lụy khôn lường
Chứng nghiện game online hay việc ngồi quá lâu trước máy vi tính hằng ngày thường để lại những dị chứng về thể xác, dùng bàn phím lâu dẫn tới những chấn thương các ngón tay, các bệnh về cột sống, tình trạng khô mắt và các phản ứng cơ thể như: mệt mỏi, căng thẳng, kém tập trung chú ý, gây ra những tác động xấu đến sự phát triển hình thể và trí não của trẻ, thậm chí có triệu chứng của rối loạn về giấc ngủ, các bệnh về thần kinh như suy nhược và cả động kinh. Ở những trường hợp nặng có thể gây ra sự rối loạn tâm lý và tình trạng trầm cảm. Nghiện game online về lâu dài sẽ để lại những khó khăn về mặt tâm thần. Nhiều trẻ em có biểu hiện về rối loạn hành vi như ăn cắp, nói dối, bỏ nhà ra đi...Nhiều em rơi vào trạng thái trầm cảm và các bệnh lý tâm can bởi stress do chứng nghiện game online mang lại. Đã có những em có hành vi hủy hoại bản thân như tự tử… Nghiện game online ảnh hưởng rất nhiều đến học tập, sức khỏe, tinh thần của bản thân.
Người nghiện game online thường hạn chế trong quan hệ xã hội, họ dành nhiều thời gian cho chơi game mà quên mất họ đang sống giữa cuộc sống thực tại, chìm trong thế giới ảo, dùng ngôn ngữ và hành động của thế giới ảo, làm cho tệ nạn xã hội ngày càng tăng như giết người, đánh nhau, trộm cướp... Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của nước ta cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi vì hầu hết đối tượng nghiện game online là giới trẻ. Họ thường bỏ bê không chăm lo cho việc học, giáo dục, các mặt quan hệ xã hội không chặt chẽ làm hạn chế trong việc trẻ tham gia các hoạt động xã hội, tăng mối quan tâm, bức xúc xã hội về hiện tượng nghiện game online.
Chính vì thế, cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm tới con cái, quy định giờ học, giờ chơi, kiểm soát các trò chơi của con liên quan đến máy tính, hướng con đến các hoạt động vui chơi lành mạnh, tâm sự với con cái để kịp thời động viên khuyến khích trong rèn luyện, an ủi, chia sẻ khi trẻ gặp khó khăn, không nên đánh đập trách mắng trẻ, khi trẻ không hoàn thành công việc, cha mẹ phải làm gương cho con cái noi theo. Để giải quyết tình trạng nghiện game online cần sự chung sức của cả gia đình và xã hội.
Những bạn ở đây ai đã từng bị nghiện game mà đã vượt qua được thì cùng chia sẻ kinh nghiệm cho những bạn cần sự giúp đỡ nhé!
Chứng nghiện game online hay việc ngồi quá lâu trước máy vi tính hằng ngày thường để lại những dị chứng về thể xác, dùng bàn phím lâu dẫn tới những chấn thương các ngón tay, các bệnh về cột sống, tình trạng khô mắt và các phản ứng cơ thể như: mệt mỏi, căng thẳng, kém tập trung chú ý, gây ra những tác động xấu đến sự phát triển hình thể và trí não của trẻ, thậm chí có triệu chứng của rối loạn về giấc ngủ, các bệnh về thần kinh như suy nhược và cả động kinh. Ở những trường hợp nặng có thể gây ra sự rối loạn tâm lý và tình trạng trầm cảm. Nghiện game online về lâu dài sẽ để lại những khó khăn về mặt tâm thần. Nhiều trẻ em có biểu hiện về rối loạn hành vi như ăn cắp, nói dối, bỏ nhà ra đi...Nhiều em rơi vào trạng thái trầm cảm và các bệnh lý tâm can bởi stress do chứng nghiện game online mang lại. Đã có những em có hành vi hủy hoại bản thân như tự tử… Nghiện game online ảnh hưởng rất nhiều đến học tập, sức khỏe, tinh thần của bản thân.
Người nghiện game online thường hạn chế trong quan hệ xã hội, họ dành nhiều thời gian cho chơi game mà quên mất họ đang sống giữa cuộc sống thực tại, chìm trong thế giới ảo, dùng ngôn ngữ và hành động của thế giới ảo, làm cho tệ nạn xã hội ngày càng tăng như giết người, đánh nhau, trộm cướp... Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của nước ta cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi vì hầu hết đối tượng nghiện game online là giới trẻ. Họ thường bỏ bê không chăm lo cho việc học, giáo dục, các mặt quan hệ xã hội không chặt chẽ làm hạn chế trong việc trẻ tham gia các hoạt động xã hội, tăng mối quan tâm, bức xúc xã hội về hiện tượng nghiện game online.
Chính vì thế, cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm tới con cái, quy định giờ học, giờ chơi, kiểm soát các trò chơi của con liên quan đến máy tính, hướng con đến các hoạt động vui chơi lành mạnh, tâm sự với con cái để kịp thời động viên khuyến khích trong rèn luyện, an ủi, chia sẻ khi trẻ gặp khó khăn, không nên đánh đập trách mắng trẻ, khi trẻ không hoàn thành công việc, cha mẹ phải làm gương cho con cái noi theo. Để giải quyết tình trạng nghiện game online cần sự chung sức của cả gia đình và xã hội.
Những bạn ở đây ai đã từng bị nghiện game mà đã vượt qua được thì cùng chia sẻ kinh nghiệm cho những bạn cần sự giúp đỡ nhé!