Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Dân trí “Học sinh bây giờ hư lắm. Nhưng nói thật, đụng vào các em chẳng khác gì đụng vào ổ kiến lửa. Chúng tôi chẳng dám đánh các em, chẳng dám la mắng nặng lời... " - lời tâm sự thật lòng của một cô giáo chủ nhiệm.
“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” là quan niệm dạy dỗ dường như đã không còn chỗ đứng trong xã hội ngày nay, đặc biệt là trong giáo dục. Nhưng dùng tình yêu thương để cảm hóa, dùng lời nói để thuyết phục, dùng nhân cách để làm tấm gương giáo dục liệu có hiệu quả trong mọi trường hợp?
Ngày nay, chúng ta nghe rất nhiều lời than thở của xã hội về thực trạng học sinh sa sút đạo đức, nhân cách. Những vụ bạo lực học đường, thậm chí là thanh toán tàn nhẫn giữa học sinh diễn ra nhan nhản. Điều đáng nói là hành động đánh đấm, chửi bới, xúc phạm nhân phẩm người khác đối với các em là chuyện bình thường, có khi còn là niềm hãnh diện bởi các em sẵn sàng chụp ảnh, quay clip công khai khắp nơi. Nhà trường không hề dạy như thế, mầm bạo lực đó từ đâu nếu không phải nó được ươm lên từ gia đình và xã hội?
Chữ “lễ” trong đạo nghĩa thầy trò chẳng còn được như xưa. Thế hệ chúng tôi ngày trước “sợ” thầy cô lắm. “Sợ” ở đây có nghĩa là chúng tôi nơm nớp lo mỗi khi đến lớp quên học bài, làm sai bị nhắc nhở và cả phạt roi, vi phạm nội qui bị mời phụ huynh. Nhưng chúng tôi thật sự kính trọng thầy cô. Thấy thầy cô từ xa đã vội cúi chào, nhường đường, nhường bước, một dạ hai vâng. Thế mà giờ đây mỗi khi đến cổng trường đón con, tôi chứng kiến hàng ngày những hành động vô lễ của các em và buồn quá đỗi.
Một giáo viên đi ngang qua, học sinh vẫn chuyện trò bình thường, tiếng xầm xì chỉ trỏ, có chăng chỉ là một vài lời thưa gửi của một vài học sinh nữ hiền ngoan. Thậm chí có em còn dám rà rà chiếc xe đạp trước bánh xe máy của cô giáo trẻ. Những người đang trực tiếp dạy dỗ các em không nhận được lòng kính trọng, sự biết ơn của các em thì chúng ta chờ đợi điều gì ở tương lai những học sinh ấy?
Nói tục chửi thề dường như là căn bệnh nan y của học sinh. Chỉ cần lắng nghe mẩu đối thoại của một nhóm học sinh trước cổng trường, ta bắt gặp quá nhiều từ “đệm”, tiếng “lóng” tục tĩu văng ra không chút ngượng miệng của mấy cô cậu đang khoác áo trắng ấy. Thế mà, khi bố mẹ đậu xe vào lại lập tức ngoan ngoãn lên xe. Có lẽ không ít ông bố bà mẹ chẳng bao giờ biết được “thói quen” ăn nói của con em mình đáng sợ đến thế nào đâu.
Vẫn biết “Nhất quỉ nhì ma, thứ ba học trò”, vẫn biết các em còn nông nổi, chưa nhận thức đầy đủ về thái độ, hành vi. Nhưng chúng ta không vin vào lí do đó để biện hộ cho những hành động vô phép, lời ăn tiếng nói mất lịch sự của học sinh. Bởi đơn giản, các em hoàn toàn biết mình sai khi cố tình chặn xe cô giáo, hoàn toàn biết mình sai khi nói tục chửi thề. Nhưng các em vẫn “hồn nhiên” nói và làm. Bởi dường như mọi sự ràng buộc các em đều được nới lỏng hết rồi.
Thực trạng học sinh hư hơn, quậy hơn trước rất nhiều là điều hiển nhiên. Nhưng các hình thức xử phạt, uốn nắn, giáo dục các em còn lại là gì? Chỉ là bị ghi tên, nhắc nhở, mời phụ huynh, và đủ kiểu dọa: Dọa đuổi học, dọa hạ hạnh kiểm, dọa cho ở lại lớp. Thử hỏi những “liều thuốc” ấy làm sao đủ sức đặc trị những căn bệnh của tuổi học trò tinh nghịch và cả tinh ranh ấy.
Đứng trên cương vị một phụ huynh, trong các cuộc họp, tôi cũng như rất nhiều phụ huynh khác sẵn sàng kiến nghị, xin thầy cô giáo mạnh tay dạy dỗ con em mình. Một vài roi vào mông, vào tay hay bất kì các hình thức phạt lao động, vệ sinh nào đều được chúng tôi chấp nhận hết, chỉ mong con em mình nên người. Bởi chúng tôi quá biết một điều: Có những lúc lời nói trở nên bất lực, lời khuyên răn hoàn toàn vô ích khi đối diện với những học sinh cá biệt đến mức phụ huynh cũng “bó tay”.
Và lời tâm sự thật lòng của cô giáo chủ nhiệm lớp khiến tất cả phụ huynh chúng tôi đều nặng lòng: “Học sinh bây giờ hư lắm. Nhưng nói thật, đụng vào các em chẳng khác gì đụng vào ổ kiến lửa. Chúng tôi chẳng dám đánh các em, chẳng dám la mắng nặng lời. Bởi chỉ cần một hình ảnh, một đoạn ghi âm, một clip nào đó vô tình ghi lại là lập tức đối diện với búa rìu dư luận vì tình ngay lí gian. Lương tâm một người giáo viên luôn cắn rứt khi không toàn tâm giáo dục, uốn nắn nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên, nhiều lúc phải bất lực vì sức ép từ cấp trên, sức ép từ phụ huynh và xã hội. Bây giờ thậm chí muốn phạt các em đứng hơi lâu trong giờ học vì không thuộc bài, nói chuyện riêng hay vô lễ thì chúng tôi cũng đã phải e dè rất nhiều…”.
Lời tâm sự ấy có khiến những người làm cha làm mẹ chúng ta trăn trở không? Và cả lo âu cho tương lai con trẻ nữa…
“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” là quan niệm dạy dỗ dường như đã không còn chỗ đứng trong xã hội ngày nay, đặc biệt là trong giáo dục. Nhưng dùng tình yêu thương để cảm hóa, dùng lời nói để thuyết phục, dùng nhân cách để làm tấm gương giáo dục liệu có hiệu quả trong mọi trường hợp?
Ngày nay, chúng ta nghe rất nhiều lời than thở của xã hội về thực trạng học sinh sa sút đạo đức, nhân cách. Những vụ bạo lực học đường, thậm chí là thanh toán tàn nhẫn giữa học sinh diễn ra nhan nhản. Điều đáng nói là hành động đánh đấm, chửi bới, xúc phạm nhân phẩm người khác đối với các em là chuyện bình thường, có khi còn là niềm hãnh diện bởi các em sẵn sàng chụp ảnh, quay clip công khai khắp nơi. Nhà trường không hề dạy như thế, mầm bạo lực đó từ đâu nếu không phải nó được ươm lên từ gia đình và xã hội?
Chữ “lễ” trong đạo nghĩa thầy trò chẳng còn được như xưa. Thế hệ chúng tôi ngày trước “sợ” thầy cô lắm. “Sợ” ở đây có nghĩa là chúng tôi nơm nớp lo mỗi khi đến lớp quên học bài, làm sai bị nhắc nhở và cả phạt roi, vi phạm nội qui bị mời phụ huynh. Nhưng chúng tôi thật sự kính trọng thầy cô. Thấy thầy cô từ xa đã vội cúi chào, nhường đường, nhường bước, một dạ hai vâng. Thế mà giờ đây mỗi khi đến cổng trường đón con, tôi chứng kiến hàng ngày những hành động vô lễ của các em và buồn quá đỗi.
Một giáo viên đi ngang qua, học sinh vẫn chuyện trò bình thường, tiếng xầm xì chỉ trỏ, có chăng chỉ là một vài lời thưa gửi của một vài học sinh nữ hiền ngoan. Thậm chí có em còn dám rà rà chiếc xe đạp trước bánh xe máy của cô giáo trẻ. Những người đang trực tiếp dạy dỗ các em không nhận được lòng kính trọng, sự biết ơn của các em thì chúng ta chờ đợi điều gì ở tương lai những học sinh ấy?
Nói tục chửi thề dường như là căn bệnh nan y của học sinh. Chỉ cần lắng nghe mẩu đối thoại của một nhóm học sinh trước cổng trường, ta bắt gặp quá nhiều từ “đệm”, tiếng “lóng” tục tĩu văng ra không chút ngượng miệng của mấy cô cậu đang khoác áo trắng ấy. Thế mà, khi bố mẹ đậu xe vào lại lập tức ngoan ngoãn lên xe. Có lẽ không ít ông bố bà mẹ chẳng bao giờ biết được “thói quen” ăn nói của con em mình đáng sợ đến thế nào đâu.
Vẫn biết “Nhất quỉ nhì ma, thứ ba học trò”, vẫn biết các em còn nông nổi, chưa nhận thức đầy đủ về thái độ, hành vi. Nhưng chúng ta không vin vào lí do đó để biện hộ cho những hành động vô phép, lời ăn tiếng nói mất lịch sự của học sinh. Bởi đơn giản, các em hoàn toàn biết mình sai khi cố tình chặn xe cô giáo, hoàn toàn biết mình sai khi nói tục chửi thề. Nhưng các em vẫn “hồn nhiên” nói và làm. Bởi dường như mọi sự ràng buộc các em đều được nới lỏng hết rồi.
Thực trạng học sinh hư hơn, quậy hơn trước rất nhiều là điều hiển nhiên. Nhưng các hình thức xử phạt, uốn nắn, giáo dục các em còn lại là gì? Chỉ là bị ghi tên, nhắc nhở, mời phụ huynh, và đủ kiểu dọa: Dọa đuổi học, dọa hạ hạnh kiểm, dọa cho ở lại lớp. Thử hỏi những “liều thuốc” ấy làm sao đủ sức đặc trị những căn bệnh của tuổi học trò tinh nghịch và cả tinh ranh ấy.
Đứng trên cương vị một phụ huynh, trong các cuộc họp, tôi cũng như rất nhiều phụ huynh khác sẵn sàng kiến nghị, xin thầy cô giáo mạnh tay dạy dỗ con em mình. Một vài roi vào mông, vào tay hay bất kì các hình thức phạt lao động, vệ sinh nào đều được chúng tôi chấp nhận hết, chỉ mong con em mình nên người. Bởi chúng tôi quá biết một điều: Có những lúc lời nói trở nên bất lực, lời khuyên răn hoàn toàn vô ích khi đối diện với những học sinh cá biệt đến mức phụ huynh cũng “bó tay”.
Và lời tâm sự thật lòng của cô giáo chủ nhiệm lớp khiến tất cả phụ huynh chúng tôi đều nặng lòng: “Học sinh bây giờ hư lắm. Nhưng nói thật, đụng vào các em chẳng khác gì đụng vào ổ kiến lửa. Chúng tôi chẳng dám đánh các em, chẳng dám la mắng nặng lời. Bởi chỉ cần một hình ảnh, một đoạn ghi âm, một clip nào đó vô tình ghi lại là lập tức đối diện với búa rìu dư luận vì tình ngay lí gian. Lương tâm một người giáo viên luôn cắn rứt khi không toàn tâm giáo dục, uốn nắn nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên, nhiều lúc phải bất lực vì sức ép từ cấp trên, sức ép từ phụ huynh và xã hội. Bây giờ thậm chí muốn phạt các em đứng hơi lâu trong giờ học vì không thuộc bài, nói chuyện riêng hay vô lễ thì chúng tôi cũng đã phải e dè rất nhiều…”.
Lời tâm sự ấy có khiến những người làm cha làm mẹ chúng ta trăn trở không? Và cả lo âu cho tương lai con trẻ nữa…