Học môn Văn có thực sự khó?

H

hocmai.vanhoc1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có rất nhiều học sinh kêu ca, phàn nàn về việc học môn Văn. Nào thì bài văn, bài thơ quá dài, ko thể nào mà học thuộc được, nội dung của tác phẩm đó nói cái gì, tất cả đều không hiểu. Nếu các em chịu khó tìm tòi, suy ngẫm thì sẽ thấy đó là một môn cực kì hay và thú vị. Với mỗi tác phẩm chúng ta lại được khám phá một thế giới mới, những khía cạnh của cuộc sống thấm đẫm trên những trang văn. Có lẽ trong nhà trường không có một môn khoa học nào thay thế được môn Văn. Môn học vừa hình thành nhân cách, vừa hình thành tâm hồn, tiếp cận vẻ đẹp một tác phẩm văn chương phải là tâm hồn, là tình cảm, là trái tim. Trong thời đại hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh, môn Văn sẽ giữ lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác nhân văn để con người tìm đến với con người. Khi em đã thực sự yêu mến bộ môn Văn, thì cách học của các em sẽ trở nên rất dễ dàng. Với những ai yêu thích môn Văn, hãy chia sẽ những kinh nghiệm cho nhau để học hỏi nhé!
 
C

conu

Quả thật vậy, ta muốn học văn cần phải đến với văn bằng trái tim. Khi mình đã thấy thích, thấy ngấm văn rồi, ko phải nhồi nhét tự khắc nó cũng vào. Học văn là để hình thành nhân cách, tâm hồn, nhưng học văn cũng để rèn tư duy đấy, bạn tin ko? Khi bạn trình bày bố cục 1 bài văn trước những dạng đề khác nhau, tức là bạn đã rèn cho mình sự logic, sự rành mạch, sự khát quát, tính hệ thống trong tư duy; khi bạn trình bày, viết những dòng văn nghị luận ra tức là bạn đã rèn cho mình khả năng ngôn ngữ (ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy), khả năng diễn đạt, khả năng lập luận, sự sắc sảo trong ngôn từ và suy nghĩ... Và hơn hết, học văn là để biết cảm thụ cái đẹp, cảm thú cách đúng đắn, có lý tính mà vẫn dựa trên rung động cảm tính. Bạn hãy yêu và học tốt hơn môn học rất hay này nhé, bởi nó có cái đặc thù cực kì rõ nét ko hề bị lẫn so với những môn khoa học khác.
 
A

arxenlupin

tớ học văn thấy khó chết đi được
nhất là cái phần làm văn, làm toàn bị bó buộc thời gian cứ phải chọn lọc ý làm ko nghĩ ra đựoc cái gì hay cả
làm sao đây
 
C

conu

arxenlupin said:
tớ học văn thấy khó chết đi được
nhất là cái phần làm văn, làm toàn bị bó buộc thời gian cứ phải chọn lọc ý làm ko nghĩ ra đựoc cái gì hay cả
làm sao đây
Muốn vậy, bạn phải làm khâu này từ ở nhà, đây gọi là: công tác chuẩn bị sơ bộ.
Bạn lập ra dàn ý có tính khoa học nhất, ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, đầy đủ nhất của bài học dựa trên sườn của thầy cô, đây là dàn ý sơ lược. Lập dàn ý xong, bạn học và nhớ, ko cần phải thuộc từng tí, nhưng phải đảm bảo nội dung củae những ý đó và vị trí của nó trong dàn bài. Khi đã nắm vững tất cả các ý rồi, bạn nghĩ đến hướng triển khai.
Trong 1 bài văn bao giờ cũng có những phần riêng trong 1 hệ thống chung, mỗi phần riêng đó bạn hãy nghĩ cách nên phát triển, đắp thêm cho nó những lời lẽ thế nào, chỉ cần có lời lẽ, ko cần phải văn vẻ, dài dòng, cốt là làm phong phú thêm dàn ý sơ lược để mỗi ý thành 1 đoạn văn nhỏ và kết nối các đoạn văn đó lại với nhau, đây là dàn ý chi tiết.
Sau đó, bạn bạn đi tìm tư liệu, chép tất cả những dẫn chứng có trong tư liệu mà bạn thấy hay, phổ biến và phù hợp để làm sáng tỏ ý bạn định viết trong bài. Học thuộc những dẫn chứng đó để khi cần trong khi làm bài kiểm tra chỉ cần tung vào theo sự chọn lọc là xong.
Bạn nên viết trước ý tưởng cho mở bài để tiết kiệm thời gian khi vào phòng thi vì phần này là phần mất nhiều thời gian nghĩ nhất.
Với công tác chuẩn bị công phu và có khoa học như vậy, chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm tối đa thời gian. bạn cũng nên cảm thụ tác phẩm để cảm xúc được kích hoạt và nó sẽ giúp bạn viết nhanh hơn, tuôn chảy hơn, nhiều hơn, dào dạt hơn. Vừa phải diễn đạt cho hay, vừa phải đủ ý, chọn lọc ý, sắp xếp ý, làm ság tỏ vấn đề...và nhiều kí năng khác là ko dễ, nhưng chuẩn bị trước chu đáo, luyện tập viết và kĩ năng viết văn nghị luận thường xuyên, khó khăn đó sẽ dần dần bị loại bỏ và chinh phục. mỗi ngày hãy luyện đều như vậy, bạn sẽ dần nâng được tốc độ, rút ngắn thời gian và đạt hiệu quả bất ngờ đấy.
Chúc bạn thành công! ;)
 
A

arxenlupin

nhưng mà có biết đề trứoc đâu mà chuẩn bị hả bạn
làm văn đáng ra 2 tiết mà lớp tớ chỉ đựoc làm có trong 1 tiết ngắn ngủi :(
 
C

conu

arxenlupin said:
nhưng mà có biết đề trứoc đâu mà chuẩn bị hả bạn
làm văn đáng ra 2 tiết mà lớp tớ chỉ đựoc làm có trong 1 tiết ngắn ngủi :(
Đề ko biết trước mà vẫn đáp ứng được thì kiến thức mới chứng tỏ được là vững.
Tức là khi ta lập những dàn ý ra, đó là dàn ý có tính tổng hợp nhất với toàn bộ nội dung bài, mà 1 bài thì có nhiều phần, khi đi thi, đề sẽ hỏi vào 1 phần bất kỳ nào đó trong bài, và dựa trên cái khung tổng hợp sẵn có, ta "gắp" đúng phần đó ra để đáp ứng đựoc yêu cầu của đề. Muốn làm được cái đó, bạn phải vững và hiểu sâu kiến thức, đồng thời phải hiểu được đề và có kĩ năng phân tích đề, có hiểu và phân tích đề mới đáp ứng được đề và biết phải viết những gì để đúng trọng tâm, ko lan man. Mặt khác, luôn đặt những nội dung kiến thức đó trong tổng thể của toàn bài để so sánh, để khắc họa, để mổ sẻ. Với kĩ thuật ấy sẽ giúp bạn biết ứng dụng những thuận lợi của dàn bài vào thi cư. Châm ngôn có câu: "Quan trọng ko phải là tri thức mà biết áp dung tri thức đó như thế nào".
Tôi lấy ví dụ:
Bài Vi hành của Nguyễn Ái Quốc, bài này có rất nhiều nội dung kiến thức: từ cái tên truyện, đến nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, thể loại... Trong nghệ thuật lại có nhiều nhánh nhỏ: tạo dựng tình huống nhầm lẫn độc đáo và bất ngờ khi Khải Định đi vi hành, hình thức viết như 1 bức thư, nghê thuật châm biếm đả kích hết sức sâu cay, khéo léo sử dụng lối trữ tình ngoại đề để nâng cao biểu đạt...
Nhưng đề yêu cầu: Vi hành của Nguyễn Ái quốc là 1 truyện ngắn có tình huống rất độc đáo có tác dụng làm nổi bật nhân vật và chủ đề.
Ta lại phải phân tích đề:
Đề chỉ yêu cầu tình huống truyện, ta chỉ tập trung xoáy sâu vào tình huống: đó là tình huống như thế nào: nhầm lẫn, nhầm lẫn về ai: vua Khải Định, ai nhầm lẫn: đôi trai gái Páp, dân chúng Pháp và ngay cả chính phủ , nhầm lẫn như thế nào: đó là 3 tình huống nhầm lẫn và cứ tình huống sau lại tăng tiến so với tình huống trước, ở đó Khải Định hiện lên ra sao?... Đi sâu vào tình huống truyện ta lại phải đặt vào tổng thể chung: nội dung, tình huống đó góp phàn như thế nào nói lên thái đô tác giả, thể hiện tư tưởng tác giả... Ta lại phải xem tình huống đó làm nổi bật chủ đề, nhân vật như thế nào, lúc đó ta lại phải xác đinh: chủ đề tp này là gì? nhân vật trong đó là những ai?
Từ phân tích đề đi đến phân tích bài, khi đã xác định được hướng làm như thế rồi, ta mới đi sâu vào phân tích, lập luận và áp dụng các thao tác viết văn khác để làm nổi bật cho luận đề ta đã xác định ngay từ đầu ấy. Mà muốn làm được như trên, rõ ràng là phải có khung trong đầu hết rồi, chỉ việc gắp ra là xong, muốn có khung phải có dàn ý tổng quát. Đến khi đáp ứng đề là thuộc vào khả năng phân tích đề của ta thôi.
Bài văn mà làm có 1 tiết ko thể nào đầy đủ, mình nghĩ đó chỉ là những đề có tính ở hoặc chỉ đơn thuần là nêu cảm nhận thôi.
 
A

arxenlupin

conu said:
arxenlupin said:
nhưng mà có biết đề trứoc đâu mà chuẩn bị hả bạn
làm văn đáng ra 2 tiết mà lớp tớ chỉ đựoc làm có trong 1 tiết ngắn ngủi :(
Đề ko biết trước mà vẫn đáp ứng được thì kiến thức mới chứng tỏ được là vững.
Tức là khi ta lập những dàn ý ra, đó là dàn ý có tính tổng hợp nhất với toàn bộ nội dung bài, mà 1 bài thì có nhiều phần, khi đi thi, đề sẽ hỏi vào 1 phần bất kỳ nào đó trong bài, và dựa trên cái khung tổng hợp sẵn có, ta "gắp" đúng phần đó ra để đáp ứng đựoc yêu cầu của đề. Muốn làm được cái đó, bạn phải vững và hiểu sâu kiến thức, đồng thời phải hiểu được đề và có kĩ năng phân tích đề, có hiểu và phân tích đề mới đáp ứng được đề và biết phải viết những gì để đúng trọng tâm, ko lan man. Mặt khác, luôn đặt những nội dung kiến thức đó trong tổng thể của toàn bài để so sánh, để khắc họa, để mổ sẻ. Với kĩ thuật ấy sẽ giúp bạn biết ứng dụng những thuận lợi của dàn bài vào thi cư. Châm ngôn có câu: "Quan trọng ko phải là tri thức mà biết áp dung tri thức đó như thế nào".
Tôi lấy ví dụ:
Bài Vi hành của Nguyễn Ái Quốc, bài này có rất nhiều nội dung kiến thức: từ cái tên truyện, đến nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, thể loại... Trong nghệ thuật lại có nhiều nhánh nhỏ: tạo dựng tình huống nhầm lẫn độc đáo và bất ngờ khi Khải Định đi vi hành, hình thức viết như 1 bức thư, nghê thuật châm biếm đả kích hết sức sâu cay, khéo léo sử dụng lối trữ tình ngoại đề để nâng cao biểu đạt...
thanks bạn, mình sẽ thử
 
M

matnai_thienthan

*_*

uhm!
zậy mọi người có cáhc nào học văn hiệu quả để thi chuyên cấp hok?
help mình với :(
 
L

lindsay

học văn không khó chủ yếu là cảm thụ văn học ! tức là học văn là phải biết viết văn
 
S

sunflower0610

Nếu bạn nghĩ nó khó thì chắc chắn nó khó
Nếu bạn nghĩ cũng thừơng thui thì sao ko bắt tay vào học đi ^^!
 
P

phuongkoyeu

tớ ấy à , nói thích văn thì ko đúng tí nào , phải nói là đam mê mới đúng
đôi khi cũng tự hào khi bạn bè mượn bài để tham khảo , hỏi bí quyết
nhưng theo tớ , học văn là cần có đam mê
chỉ cần như thế thôi thì bạn sẽ thấy môn văn thật dễ dàng
chúc thành công !!!
 
T

thanhha12a4

trời theo mình thì học văn không chỉ cần có sự đam mê, kiến thức mà còn phải có kĩ năng nữa, đó là điều wan trọng nhất, có những người cứ tưởng là văn là bịa nhưng thực ko phải vậy, hơn nữa khi viết văn cần có cảm xúc thật ko nên wa sáo và phải có nét chữ thật đẹp cùng lời văn mạch lạc, lưu loát.
tất cả như vậy mới thuyết phục đc người chấm!!!!
 
A

anh_son_lover

Nhà văn MacximGoocki có câu:
" Văn học là trái tim của vũ trụ " Đúng vậy phỉa không tuy Văn học khó thật nhưng nếu chúng ta siêng một chút chắc là sẽ tôt hơn đo. Nói vậy thui chứ mình học văn cũng kém lắm
 
S

sunflower0610

minh` có vấn đề với phân` mở bai`, thương` thì 15-20' mới nghĩ đc 1 cái tam` tạm :(
ai có cách ` ko, thank nhìu ♥♥♥
 
H

huongtomboy

tớ thấy nutac nói cũng đúng đấy!

Ý tớ học văn không phải dùng từ "bình thường"theo nghĩa không nhìn nhận môn V đúng vị trí của nó, mà là học để tiếp thu vấn đề một cách cơ bản nhất, chủ động nhất thực sự không quá khó. Vấn đề là bạn có muốn hay không thôi.
Còn để trở thành người giỏi văn thực sự cần tôi luyên tư duy và khả năng cảm thụ tinh tế,vô cùng thấm thía, không phải trong 1 thời gian ngắn mà được.
Văn dễ nhưng không dễ mà :D
 
Top Bottom