Vật lí 10 học kỳ 1

Nguyễn Đặng Lan Anh

Học sinh
Thành viên
28 Tháng sáu 2017
98
51
36
19
Bình Phước
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)một vật có khối lượng 10kg bắt đầu từ A trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F=30N Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,1 N
a. tìm quãng đường sau 4s để vật dến B
b.giả sử sau 4s vật đến B thì lực F ngừng tác dụng vật trượt xuống một dốc cao 10m nghiêng 30 độ so với phương ngang tính vận tốc của xe tại chân dốc, hệ số ma sát vẫn là 0,1
2)một vật có khối lượng m đang chuyển động vói v=5m/s thì trượt vào đoạn thẳng nằm ngang có bề mặt nhám biết hệ số ma sát giữa xe và đường là k=0,5. tìm quãng đường vật trượt được trên mặt nhám
 

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,212
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
1)
Tự vẽ hình + Phân tích lực
Các lực tác dụng vào vật: [tex]\underset{F}{\rightarrow}, \underset{P}{\rightarrow},\underset{Fms}{\rightarrow}, \underset{N}{\rightarrow}[/tex]
Theo ĐL II Niu Tơn, ta có: [tex]\underset{P}{\rightarrow}+\underset{F}{\rightarrow}+\underset{Fms}{\rightarrow}=m.\underset{a}{\rightarrow}+\underset{N}{\rightarrow}[/tex]
a.Chiếu theo phương Ox, ta có:
F-Fms=m.a
<=> F-[tex]\mu[/tex].m.g=m.a
=> a=...
[tex]s=\frac{1}{2}at^{2}[/tex]=...
v1=a.t=...
b. Vẽ hình lại + Phân tích lực
Các lực tác dụng vào vật: [tex]\underset{F}{\rightarrow}, \underset{P}{\rightarrow},\underset{Fms}{\rightarrow}, \underset{N}{\rightarrow}[/tex]
Theo ĐL II Niu Tơn, ta có: [tex]\underset{Px}{\rightarrow}+underset{Py}{\rightarrow}+\underset{N}{\rightarrow}+\underset{F}{\rightarrow}+\underset{Fms}{\rightarrow}=m.\underset{a}{\rightarrow}[/tex]
Chiếu theo phương Oy:
N-Py=0
<=> N=m.g.[tex]cos\alpha[/tex]
Chiếu theo phương Ox:
Px-Fms=m.a
<=> m.g.[tex]sin\alpha[/tex]-[tex]\mu[/tex].N=m.a
<=> m.g.[tex]sin\alpha[/tex]-[tex]\mu .m.g.cos\alpha[/tex]=m.a
=> a=...
[tex]l=\frac{h}{sin\alpha }[/tex] =...
[tex]v2^{2}-v1^{2}=2.a.l[/tex] => v2=...
2) Vẽ hình + phân tích lực
Các lực tác dụng vào vật khi đó là: [tex]\underset{N}{\rightarrow},\underset{P}{\rightarrow},\underset{Fms}{\rightarrow}[/tex]
Theo ĐL II Niu tơn, ta có: [tex]\underset{Fms}{\rightarrow}+\underset{P}{\rightarrow}+\underset{N}{\rightarrow}=m.\underset{a}{\rightarrow}[/tex] [tex]\underset{Fms}{\rightarrow}+\underset{P}{\rightarrow}+\underset{N}{\rightarrow}=m.\underset{a}{\rightarrow}[/tex]
Xét theo phương Ox:
-Fms=m.a
<=> -[tex]\mu[/tex].m.g=m.a
=> a=...
[tex]v'^{2}-v^{2}=2as[/tex] (v'=0m/s)
=> s=...
 

G-11F

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2018
301
136
61
20
Hà Nội
Trung học Cơ Sở Vạn Phúc
a) Áp dụng công thức định luật II Niuton: [tex]\underset{F}{\rightarrow}[/tex] + [tex]\underset{F_{ms}}{\rightarrow}[/tex] + [tex]\underset{N}{\rightarrow}[/tex] + [tex]\underset{P}{\rightarrow}[/tex]=m.[tex]\underset{a}{\rightarrow}[/tex]
theo trục vuông góc với mặt phẳng nằm ngang: N = P = m.g = 10.10 = 100(N)
theo trục song song với mặt phẳng ngang: F - Fms = m.a [TEX]\Leftrightarrow[/TEX] 30 - 0,1.100 = 10a [TEX]\Leftrightarrow[/TEX]a=2[TEX](m/s^2)[/TEX]
[TEX]S=\frac{1}{2}.a.t^2=\frac{1}{2}.2.4^2=16(m)[/TEX]

[TEX]v_1 = v_o + a.t\Leftrightarrow v = 2.4=8(m/s)[/TEX]
b)theo trục vuông góc với mặt phẳng nghiêng: N = Py = cos30 . P = [tex]50\sqrt{3}[/tex](N)
theo trục song song với mặt phẳng nghiêng: Px - F
ms =m.a' [TEX]\Leftrightarrow[/TEX] sin30 . P - 0,1.[tex]50\sqrt{3}[/tex] =10a' [TEX]\Leftrightarrow[/TEX] 50 - [tex]5\sqrt{3}[/tex] = 10a' [TEX]\Leftrightarrow[/TEX] a' = [TEX]\frac{10-\sqrt{3}}{2}(m/s^2)[/TEX]
dốc cao 10m => [TEX]S=\frac{h}{sin30}=\frac{10}{sin30}=20(m)[/TEX] => [TEX]v_2 =\sqrt{2S.a'+v_{o1}^2}\approx 15,14(m/s)[/TEX]
 

buck humble

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng mười 2020
185
656
81
Đồng Nai
thpt văn hiến
1)một vật có khối lượng 10kg bắt đầu từ A trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F=30N Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,1 N
a. tìm quãng đường sau 4s để vật dến B
b.giả sử sau 4s vật đến B thì lực F ngừng tác dụng vật trượt xuống một dốc cao 10m nghiêng 30 độ so với phương ngang tính vận tốc của xe tại chân dốc, hệ số ma sát vẫn là 0,1
2)một vật có khối lượng m đang chuyển động vói v=5m/s thì trượt vào đoạn thẳng nằm ngang có bề mặt nhám biết hệ số ma sát giữa xe và đường là k=0,5. tìm quãng đường vật trượt được trên mặt nhám
bạn oiiii
có link 2 bài này cũng có đề gần giống bạn, có gì tham khảo nhooo
https://diendan.hocmai.vn/threads/van-toc-cua-xe-tai-chan-doc.819662/
https://diendan.hocmai.vn/threads/tim-quang-duong.819677/
 
Top Bottom