Văn 9 “Học, học nữa, học mãi”.

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Viết đoạn văn suy nghĩ của em về câu nói của Lê Nin “Học, học nữa, học mãi”.
Dưới đây là bài viết của chị, do chị viết nên em có thể tham khảo nhé!
Mỗi người muốn học tập thành đạt phải không ngừng học tập, học thường xuyên, học suốt đời,... Để khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc học tập suốt đời, Lênin đã nhắn nhủ trong câu khẩu hiệu “Học, học nữa, học mãi”.
Học là hoạt động tiếp thu kiến thức, hình thành những kỹ năng, biến kiến thức của nhân loại thành kiến thức của bản thân. Mỗi người thường học bằng nhiều con đường như học ở trường lớp, học ở bạn bè, học trong sách vở, học trong cuộc sống,... Vậy “Học nữa, học mãi” là gì? Đó là học thường xuyên, học liên tục, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời. Như thế, câu khẩu hiệu đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc học, từ đó nhắc nhở mỗi người phải thường xuyên học tập, học suốt đời.
Tại vì sao phải học thường xuyên học suốt đời, học suốt đời có ý nghĩa gì? Bởi lẽ, kiến thức của nhân loại vô cùng rộng lớn phong phú mà sự hiểu biết của con người thì là nhỏ bé như giọt nước giữa đại dương. Muốn tiếp thu kiến thức, muốn mở rộng tầm nhìn thì phải thường xuyên học tập. Học thường xuyên, học liên tục còn giúp con người không mở rộng tầm hiểu biết thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, cuộc sống xung quanh. Từ đó học vấn ngày càng cao. Và chính vì đó, học vấn, tầm hiểu biết chính là chìa khóa vạn năng giúp ta mở cánh cửa một bước đi vào tương lai tươi sáng. Thường xuyên học tập chúng ta sẽ tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới, thành tựu mới, con người sẽ luôn thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Học thường xuyên, học tập suốt đời giúp chúng ta hình thành thói quen học tập chủ động, tích cực, tự giác để lùi thói lười biếng, ỷ lại. Nếu không thường xuyên học tập, học suốt đời con người sẽ kém hiểu biết, không tiếp thu được những kiến thức mới, thành tựu mới. Như thế con người sẽ trở nên lạc hậu, kém cỏi, bị xã hội đào thải.
Thực tế cho thấy, biết bao người thành công nhờ thường xuyên học tập suốt đời. Nhà bác học Newton, Edison nhờ không ngừng học tập, nghiên cứu đã đóng góp cho nhân loại những phát minh vĩ đại. Nói không xa, Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời cho việc học thường xuyên, học suốt đời. Mặc dù Bác không trải qua một trường lớp đại học nào nhưng nhờ sự nỗ lực học tập đã nói thông, viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như Anh, Pháp, Hoa, Nga,... kiến thức uyên thâm.
Câu nói của Lênin vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt, ngày nay trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi mỗi người hỏi không ngừng học tập để thích ứng với sự phát triển của thời đại. Câu khẩu hiệu như một lời phê phán những con người lười học, học không đến nơi đến chốn đã lãng phí thời gian tiền bạc. Họ tự bằng lòng với vốn kiến thức của mình mà không tiếp tục học tập để mở rộng thêm vốn hiểu biết.
Câu khẩu hiệu như một lời nhắn, lời khuyên. vậy chúng ta phải học tập như thế nào? Mỗi người phải không ngừng học tập, học thường xuyên, học suốt đời, học bằng nhiều con đường học ở trường, học trong cuộc sống, học ở mọi người xung quanh. Hơn nữa, mỗi người phải xác định đúng mục đích của việc học tập suốt đời. Đó là học để có thêm hiểu biết, học để mở rộng tầm nhìn. Và chúng ta phải có phương pháp học tập khoa học, không lười biếng, ỷ lại. Là học sinh, phải học tập chăm chỉ, học chủ động sáng tạo có tinh thần vượt khó vươn lên.
“Học, học nữa, học mãi” là một trong những con đường không thể thiếu đối với những ai muốn thành công. Câu khẩu hiệu mãi mãi là lời nhắn, lời thúc giục mỗi con người tự học thường xuyên học tập suốt đời.
Còn về phần dàn ý, em có thể tham khảo như sau:
1) Mở bài:
- Mỗi người muốn học tập thành đạt phải không ngừng học tập, học thường xuyên, học suốt đời.
- Để khẳng định vai trò của việc học taapfj thường xuyên, học suốt đời, Lê-nin đã nhắn gửi trong câu khẩu hiệu sau:
Học, học nữa, học mãi.
II) Thân bài:
-Lđ 1: Giải thích:
  • "Học" là h/đ tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, sách vở, thực tế c/s. Biến kiến thức của nhân loại thành kiến thức của bản thân.
  • "Mãi, nữa" là học thường xuyên, học suốt đời.


=> Câu khẩu hiệu đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc học thường xuyên, học suốt đời. Từ đó nhắc nhở mỗi người cần phải học tập.

-Lđ 2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Vậy vì sao chúng ta cần phải học thường xuyên, học suốt đời?
  • Kiến thức nhân loại phong phú, rộng lớn, mà hiểu biết của con người lại hạn hẹp. Muốn tiếp thu kiến thức, cần phải nỗ lực học tập ko ngừng nghỉ.
  • Học tập thường xuyên giúp con người không ngừng mở rộng kiến thức thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, cuộc sống xung quanh. Từ đó, học vấn ngày càng nâng cao. Đây là 1 trong những yếu tố giúp ta vững bước vào tương lai.
  • Thường xuyên học tập, con người sẽ tiếp thu được kiến thức mới, thành tựu mới,..Từ đó, con người có thể áp dụng KHKT vào xây dựng trong c/s.
  • Hình thành thói quen tốt: chủ động, tự giác, đẩy lùi thói lười biếng, ỷ lại.
  • Nếu ko học tập thường xuyên, con người sẽ kém hiểu biết, trở nên lạc hậu, bị xã hội đào thải.

+ Chứng minh:
  • Nhà bác học Niu- tơn, Ê-đi-xơn nhờ ko ngừng học tập, nghiên cứu, đã có đóng góp cho nhân loại những phát minh vĩ đại.
  • Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời cho việc học tập không ngừng nghỉ. Bác ko trải qua 1 trường lớp nào những nói được nhiều thứ tiếng, hiểu biết sâu rộng,..
- Lđ3 : Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt, trước nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi mỗi người phải không ngừng học tập để thích ứng với điều đó.
+ Đây là lời phê phán những ai lười học, học không đến nới đến chốn, lãng phí thời gian, tiền bạc, của cải. Tự bằng lòng với vốn kiến thức của mình.
-Lđ4: Bài học nhận thức:
+ Vậy chúng ta cần phải sống ntn?

  • Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của việc học tập thường xuyên. Học bằng nhiều con đường.
  • Xác định đúng mục đích của việc học tập suôt đời. Học để có hiểu biết, mở rộng tầm nhìn.
  • Có phương pháp học tập khoa học, đúng đắn.
  • Là học sinh, cần học tập chăm chỉ, chủ động sáng tạo, có tinh thần vượt khó.
3) Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề+ bài học sâu sắc.
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Dưới đây là bài viết của chị, do chị viết nên em có thể tham khảo nhé!
Mỗi người muốn học tập thành đạt phải không ngừng học tập, học thường xuyên, học suốt đời,... Để khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc học tập suốt đời, Lênin đã nhắn nhủ trong câu khẩu hiệu “Học, học nữa, học mãi”.
Học là hoạt động tiếp thu kiến thức, hình thành những kỹ năng, biến kiến thức của nhân loại thành kiến thức của bản thân. Mỗi người thường học bằng nhiều con đường như học ở trường lớp, học ở bạn bè, học trong sách vở, học trong cuộc sống,... Vậy “Học nữa, học mãi” là gì? Đó là học thường xuyên, học liên tục, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời. Như thế, câu khẩu hiệu đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc học, từ đó nhắc nhở mỗi người phải thường xuyên học tập, học suốt đời.
Tại vì sao phải học thường xuyên học suốt đời, học suốt đời có ý nghĩa gì? Bởi lẽ, kiến thức của nhân loại vô cùng rộng lớn phong phú mà sự hiểu biết của con người thì là nhỏ bé như giọt nước giữa đại dương. Muốn tiếp thu kiến thức, muốn mở rộng tầm nhìn thì phải thường xuyên học tập. Học thường xuyên, học liên tục còn giúp con người không mở rộng tầm hiểu biết thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, cuộc sống xung quanh. Từ đó học vấn ngày càng cao. Và chính vì đó, học vấn, tầm hiểu biết chính là chìa khóa vạn năng giúp ta mở cánh cửa một bước đi vào tương lai tươi sáng. Thường xuyên học tập chúng ta sẽ tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới, thành tựu mới, con người sẽ luôn thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Học thường xuyên, học tập suốt đời giúp chúng ta hình thành thói quen học tập chủ động, tích cực, tự giác để lùi thói lười biếng, ỷ lại. Nếu không thường xuyên học tập, học suốt đời con người sẽ kém hiểu biết, không tiếp thu được những kiến thức mới, thành tựu mới. Như thế con người sẽ trở nên lạc hậu, kém cỏi, bị xã hội đào thải.
Thực tế cho thấy, biết bao người thành công nhờ thường xuyên học tập suốt đời. Nhà bác học Newton, Edison nhờ không ngừng học tập, nghiên cứu đã đóng góp cho nhân loại những phát minh vĩ đại. Nói không xa, Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời cho việc học thường xuyên, học suốt đời. Mặc dù Bác không trải qua một trường lớp đại học nào nhưng nhờ sự nỗ lực học tập đã nói thông, viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như Anh, Pháp, Hoa, Nga,... kiến thức uyên thâm.
Câu nói của Lênin vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt, ngày nay trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi mỗi người hỏi không ngừng học tập để thích ứng với sự phát triển của thời đại. Câu khẩu hiệu như một lời phê phán những con người lười học, học không đến nơi đến chốn đã lãng phí thời gian tiền bạc. Họ tự bằng lòng với vốn kiến thức của mình mà không tiếp tục học tập để mở rộng thêm vốn hiểu biết.
Câu khẩu hiệu như một lời nhắn, lời khuyên. vậy chúng ta phải học tập như thế nào? Mỗi người phải không ngừng học tập, học thường xuyên, học suốt đời, học bằng nhiều con đường học ở trường, học trong cuộc sống, học ở mọi người xung quanh. Hơn nữa, mỗi người phải xác định đúng mục đích của việc học tập suốt đời. Đó là học để có thêm hiểu biết, học để mở rộng tầm nhìn. Và chúng ta phải có phương pháp học tập khoa học, không lười biếng, ỷ lại. Là học sinh, phải học tập chăm chỉ, học chủ động sáng tạo có tinh thần vượt khó vươn lên.
“Học, học nữa, học mãi” là một trong những con đường không thể thiếu đối với những ai muốn thành công. Câu khẩu hiệu mãi mãi là lời nhắn, lời thúc giục mỗi con người tự học thường xuyên học tập suốt đời.
Còn về phần dàn ý, em có thể tham khảo như sau:
1) Mở bài:
- Mỗi người muốn học tập thành đạt phải không ngừng học tập, học thường xuyên, học suốt đời.
- Để khẳng định vai trò của việc học taapfj thường xuyên, học suốt đời, Lê-nin đã nhắn gửi trong câu khẩu hiệu sau:
Học, học nữa, học mãi.
II) Thân bài:
-Lđ 1: Giải thích:
  • "Học" là h/đ tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, sách vở, thực tế c/s. Biến kiến thức của nhân loại thành kiến thức của bản thân.
  • "Mãi, nữa" là học thường xuyên, học suốt đời.


=> Câu khẩu hiệu đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc học thường xuyên, học suốt đời. Từ đó nhắc nhở mỗi người cần phải học tập.

-Lđ 2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Vậy vì sao chúng ta cần phải học thường xuyên, học suốt đời?
  • Kiến thức nhân loại phong phú, rộng lớn, mà hiểu biết của con người lại hạn hẹp. Muốn tiếp thu kiến thức, cần phải nỗ lực học tập ko ngừng nghỉ.
  • Học tập thường xuyên giúp con người không ngừng mở rộng kiến thức thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, cuộc sống xung quanh. Từ đó, học vấn ngày càng nâng cao. Đây là 1 trong những yếu tố giúp ta vững bước vào tương lai.
  • Thường xuyên học tập, con người sẽ tiếp thu được kiến thức mới, thành tựu mới,..Từ đó, con người có thể áp dụng KHKT vào xây dựng trong c/s.
  • Hình thành thói quen tốt: chủ động, tự giác, đẩy lùi thói lười biếng, ỷ lại.
  • Nếu ko học tập thường xuyên, con người sẽ kém hiểu biết, trở nên lạc hậu, bị xã hội đào thải.

+ Chứng minh:
  • Nhà bác học Niu- tơn, Ê-đi-xơn nhờ ko ngừng học tập, nghiên cứu, đã có đóng góp cho nhân loại những phát minh vĩ đại.
  • Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời cho việc học tập không ngừng nghỉ. Bác ko trải qua 1 trường lớp nào những nói được nhiều thứ tiếng, hiểu biết sâu rộng,..
- Lđ3 : Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt, trước nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi mỗi người phải không ngừng học tập để thích ứng với điều đó.
+ Đây là lời phê phán những ai lười học, học không đến nới đến chốn, lãng phí thời gian, tiền bạc, của cải. Tự bằng lòng với vốn kiến thức của mình.
-Lđ4: Bài học nhận thức:
+ Vậy chúng ta cần phải sống ntn?

  • Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của việc học tập thường xuyên. Học bằng nhiều con đường.
  • Xác định đúng mục đích của việc học tập suôt đời. Học để có hiểu biết, mở rộng tầm nhìn.
  • Có phương pháp học tập khoa học, đúng đắn.
  • Là học sinh, cần học tập chăm chỉ, chủ động sáng tạo, có tinh thần vượt khó.
3) Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề+ bài học sâu sắc.
Chị ơi, hình như chị hơi nhầm lẫn phần dàn ý rồi ạ
Đây là dàn ý của một bài văn chứ đâu phải của một đoạn văn đâu ạ.
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Viết đoạn văn suy nghĩ của em về câu nói của Lê Nin “Học, học nữa, học mãi”.
Chị ơi, hình như chị hơi nhầm lẫn phần dàn ý rồi ạ
Đây là dàn ý của một bài văn chứ đâu phải của một đoạn văn đâu ạ.
Xin lỗi hai bạn, do bản thân bất cẩn nên chị đọc không kỹ đề bài, xin lỗi hai bạn nhiều.
Về vấn đề đoạn văn, bạn có thể mở đoạn như sau: Câu nói của Lê Nin "Học, học nữa, học mãi" là lời nhắc nhở sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của việc học với mỗi người.
Tiếp đó, thân đoạn các bạn có thể bắt đầu bằng từ "Đó là"- đi giải thích nghĩa của câu nói. Sau đó chúng ta sẽ phân tích các ý như bình thường. Tuy nhiên, vì đây là đoạn văn nên các bạn không được phép tách câu mà xuống dòng nhé. Các ý bạn có thể tham khảo từ bài viết- một bài hoàn chỉnh của mình trên kia. Dựa vào đó để lấy ý nhe!
Xin lỗi hai bạn vì sự bất cẩn này.
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Viết đoạn văn suy nghĩ của em về câu nói của Lê Nin “Học, học nữa, học mãi”.
a, Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
( Việc học như là đôi bàn chân giúp ta bước vào đường đời như Lê Nin đã nói "Học, học nữa, học mãi nhắc nhở việc học là vô cùng quan trọng)
b, Thân đoạn:
- Giải thích học là gì?
+ Học là cách chúng ta tiếp thu tri thức từ sách vở, thầy cô, bạn bè và cả trong đời sống thực tế.
+ Học là cách giúp ta phát triển bản thân, trở thành một công dân tốt góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
- Bình luận, chứng minh:
+ Học tập là một chìa khóa vàng giúp ta mở cánh cửa ước mơ, bước vào đời với khả năng có thể giải quyết khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống mà không cần nhờ đến một ai dựa vào tri thức và kinh nghiệm mà ta có.
+ Tri thức còn đưa ta đến những vùng đất mới lạ, được khám phá, trải nghiệm mở mang tầm mắt.
+ Đặc biệt là thế hệ trẻ, đóng vai trò là những chủ nhân tương lai của đất nước lại càng phải thấu hiểu câu nói của Lê Nin, cần phải cố gắng học hành để hoàn thiện bản thân, có nhiều đóng góp cho nước nhà trong cuộc thi chạy đua với kinh tế hóa, công nghiệp hóa.
+ Hơn nữa, việc học đều không phân biệt tuổi tác, giới tính hay hoàn cảnh, chỉ cần chúng ta có lòng quyết câm cùng ý chi đam mê học tập là đủ.
- Dẫn chứng:
+ Cô bé Helen bị mù, điếc và không thể nói được từ khi gần hai tuổi nhưng khát khao cháy bỏng học tập đã giúp cô trở thành một nhà văn Mĩ nổi tiếng và nhiều lần còn được mời làm diễn giả hòa bình.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già vĩ đại của dân tộc cũng đưa ra lời khuyên về nhiệm vụ học tập: "Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân".
- Phản biện vấn đề:
+ Có rất nhiều người với suy nghĩ thiển cận, lạc hậu rằng: "học làm gì cho mệt, học cũng chả làm gì,......" nhưng họ đâu biết rằng những người có học thức sẽ có một tương lai sáng lạng hơn, được đi đây, đi đó, biết nhiều thứ không có trong sách vở.
c, Kết bài:
- Liên hệ bản thân
Bạn tham khảo dàn ý ^^
 
Top Bottom