Z
zimmy.nguyen
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Trong cuộc sống có nhiều người người đi ngang qua cuộc sống của mình và bạn không thể nhớ hết họ là ai Tuy nhiên có những người luôn tươi cười niềm nở với bạn, luôn khiến cho bạn cảm thấy yêu đời và hứng thú. Bạn có bao giờ nghĩ rằng mình sẽ hỏi tên họ chỉ đơn giản để ghi nhớ ánh mắt, nụ cười của người đó?
Nhiều người luôn than phiền không biết làm thế nào để ghi nhớ tên của người khác dù người đó họ tiếp xúc khá nhiều trong cuộc sống. Bạn có bao giờ ngần ngại hay cảm thấy không vui khi có ai đó hỏi tên bạn đến lần thứ hai? Chắc chắn rằng bạn cũng muốn người khác ghi nhớ tên bạn ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên. Vậy thì, để bản thân giao tiếp hiệu quả hơn, việc đầu tiên bạn cần làm là học cách nhớ tên của người khác.
Tốt nhất bạn nên rèn luyện trí nhớ của mình để nó hoạt động tốt hơn trong việc ghi nhớ tên của người khác. Nếu không thể bạn hãy ghi nhớ tên của người khác kèm theo một dấu hiệu đặc biệt ấn tượng với bạn về họ. Ví dụ như nụ cười, ánh mắt, cách nói chuyện hay hai lúm đồng tiền xinh xắn. Còn nếu không hãy ghi tên của họ vào sổ tay của bạn kèm theo số điện thoại.
Khi bạn ghi nhớ tên của người khác là bạn đang thể hiện sự nghiêm túc trong mối quan hệ với người đó. Bạn muốn duy trì và phát triển tình bạn, tình đồng nghiệp với họ. Đừng để người khác có cái nhíu máy khó chịu khi bạn cứ ậm ừ gọi tên của họ. Nó sẽ cho thấy việc bạn không đánh giá cáo họ và họ cũng sẽ chẳng mặn mà giúp đỡ bạn hay nói chuyện với bạn đâu.
Khi bạn gọi tên ai đó, bạn thể hiện sự gần gũi của mối quan hệ, thể hiện việc bạn hiểu biết về họ và muốn có mối quan hệ bền vững hơn. Thay vì gọi “anh ơi, chị ơi…”, hãy đính kèm thêm tên của họ. Cái tên thể hiện sự đặc biệt của họ trong mắt bạn và người được gọi chắc chắn sẽ rất thích điều đó.
Tên gọi của một người thường được người đó rất trân trọng và yêu thích, thế nên bạn cũng hành động với tên của họ như vậy. Điều này sẽ gúp bạn cải thiện đáng kể mối quan hệ của bạn với người đó.
Học cách ghi nhớ tên của người khác sẽ giúp bạn mở rộng được thêm nhiều mối quan hệ bạn bè và khách hàng thân thiết. Thế nên trong những lần gặp gỡ đừng bao giờ quên hỏi tên những người bạn tiếp xúc và nói chuyện, nhé.
Nguồn: Học cách nhớ tên người khác
Bạn có bao giờ nói quá nhiều khiến người khác lắc đầu ngao ngán chưa? Chúng ta thường hiểu lầm rằng nói nhiều là thể hiện được sự tự tin cũng như hiểu biết của chính mình. Tuy nhiên bên cạnh đó nói nhiều sẽ làm cho người khác có một ấn tượng không mấy thiện cảm về bạn một khi những gì bạn nói không làm họ tâm phục khẩu phục.
Nói và để người khác nói là điều mà bạn cần phải học hỏi trong quá trình giao tiếp hàng ngày. Chúng ta không nên nói quá nhiều mà chỉ nên nói vừa đủ. Tuy nhiên cái “ vừa đủ” này lại vô cùng tương đối khiến chúng ta không đo lường nó được. Nói thế nào thì chúng ta vẫn chưa cảm thấy thõa mãn, và cũng chẳng biết như thế nào là đủ, thế nào là thừa. Tuy nhiên, có một dấu hiệu chắc chắn của việc bạn nói quá nhiều là người nghe bắt đầu mất kiên nhẫn, luôn định mở miệng để chen vào câu nào đó nhưng bạn lại cứ nói liên một hồi không để cho họ phản hồi. Nếu mắc tật nói quá nhiều bạn cần phải học cách nói vừa đủ và nói sao cho hợp tình hợp lý.
Một căn bệnh chung của người nói nhiều không phải là có nhiều chuyện để nói mà nói về một chuyện quá nhiều! Chỉ 20% lời nói mang ý nghĩa của toàn bộ câu chuyện thế nên bạn nên dành thời gian để tìm những câu chữ diễn tả tốt nhất ý nghĩa mà bạn muốn nói.
Thông thường cuộc nói chuyện nào cũng diễn ra với hai người, người này nói xong thì người kia mới nói tiếp; nếu xảy ra việc tranh giành hay cự cãi đó là vì thông tin đưa ra không được tiếp nhận một cách đúng và hợp lý. Thay vì cãi cọ lẫn nhau tại sao bạn không học cách lắng nghe người khác nói nhỉ? Hãy để cho người khác có cơ hội để phản bác lại lời nói của bạn. Như vậy câu chuyện mới diễn ra một cách suôn sẻ và có sự hợp tác giữa hai bên. Nếu chỉ có mình bạn nói mà người khác không nói được gì thì đó là cuộc giao tiếp thất bại, bởi người kia chưa trình bày được ý kiến của họ.
Đừng tranh giành lời nói với người khác, phải biết được họ nghĩ gì, quan tâm gì thì bạn mới có cách giải quyết cho những vấn đề mà người khác cũng như vướng mắc của chính bạn.
Hãy để cho người khác nói và nói vừa đủ thôi, như thế sẽ có lợi cho bạn hơn rất nhiều so với việc bạn tranh quyền nói của những người xung quanh.
Nguồn: Nói và để người khác nói
Nhiều người luôn than phiền không biết làm thế nào để ghi nhớ tên của người khác dù người đó họ tiếp xúc khá nhiều trong cuộc sống. Bạn có bao giờ ngần ngại hay cảm thấy không vui khi có ai đó hỏi tên bạn đến lần thứ hai? Chắc chắn rằng bạn cũng muốn người khác ghi nhớ tên bạn ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên. Vậy thì, để bản thân giao tiếp hiệu quả hơn, việc đầu tiên bạn cần làm là học cách nhớ tên của người khác.
Tốt nhất bạn nên rèn luyện trí nhớ của mình để nó hoạt động tốt hơn trong việc ghi nhớ tên của người khác. Nếu không thể bạn hãy ghi nhớ tên của người khác kèm theo một dấu hiệu đặc biệt ấn tượng với bạn về họ. Ví dụ như nụ cười, ánh mắt, cách nói chuyện hay hai lúm đồng tiền xinh xắn. Còn nếu không hãy ghi tên của họ vào sổ tay của bạn kèm theo số điện thoại.
Khi bạn ghi nhớ tên của người khác là bạn đang thể hiện sự nghiêm túc trong mối quan hệ với người đó. Bạn muốn duy trì và phát triển tình bạn, tình đồng nghiệp với họ. Đừng để người khác có cái nhíu máy khó chịu khi bạn cứ ậm ừ gọi tên của họ. Nó sẽ cho thấy việc bạn không đánh giá cáo họ và họ cũng sẽ chẳng mặn mà giúp đỡ bạn hay nói chuyện với bạn đâu.
Khi bạn gọi tên ai đó, bạn thể hiện sự gần gũi của mối quan hệ, thể hiện việc bạn hiểu biết về họ và muốn có mối quan hệ bền vững hơn. Thay vì gọi “anh ơi, chị ơi…”, hãy đính kèm thêm tên của họ. Cái tên thể hiện sự đặc biệt của họ trong mắt bạn và người được gọi chắc chắn sẽ rất thích điều đó.
Tên gọi của một người thường được người đó rất trân trọng và yêu thích, thế nên bạn cũng hành động với tên của họ như vậy. Điều này sẽ gúp bạn cải thiện đáng kể mối quan hệ của bạn với người đó.
Học cách ghi nhớ tên của người khác sẽ giúp bạn mở rộng được thêm nhiều mối quan hệ bạn bè và khách hàng thân thiết. Thế nên trong những lần gặp gỡ đừng bao giờ quên hỏi tên những người bạn tiếp xúc và nói chuyện, nhé.
Nguồn: Học cách nhớ tên người khác
Bạn có bao giờ nói quá nhiều khiến người khác lắc đầu ngao ngán chưa? Chúng ta thường hiểu lầm rằng nói nhiều là thể hiện được sự tự tin cũng như hiểu biết của chính mình. Tuy nhiên bên cạnh đó nói nhiều sẽ làm cho người khác có một ấn tượng không mấy thiện cảm về bạn một khi những gì bạn nói không làm họ tâm phục khẩu phục.
Nói và để người khác nói là điều mà bạn cần phải học hỏi trong quá trình giao tiếp hàng ngày. Chúng ta không nên nói quá nhiều mà chỉ nên nói vừa đủ. Tuy nhiên cái “ vừa đủ” này lại vô cùng tương đối khiến chúng ta không đo lường nó được. Nói thế nào thì chúng ta vẫn chưa cảm thấy thõa mãn, và cũng chẳng biết như thế nào là đủ, thế nào là thừa. Tuy nhiên, có một dấu hiệu chắc chắn của việc bạn nói quá nhiều là người nghe bắt đầu mất kiên nhẫn, luôn định mở miệng để chen vào câu nào đó nhưng bạn lại cứ nói liên một hồi không để cho họ phản hồi. Nếu mắc tật nói quá nhiều bạn cần phải học cách nói vừa đủ và nói sao cho hợp tình hợp lý.
Một căn bệnh chung của người nói nhiều không phải là có nhiều chuyện để nói mà nói về một chuyện quá nhiều! Chỉ 20% lời nói mang ý nghĩa của toàn bộ câu chuyện thế nên bạn nên dành thời gian để tìm những câu chữ diễn tả tốt nhất ý nghĩa mà bạn muốn nói.
Thông thường cuộc nói chuyện nào cũng diễn ra với hai người, người này nói xong thì người kia mới nói tiếp; nếu xảy ra việc tranh giành hay cự cãi đó là vì thông tin đưa ra không được tiếp nhận một cách đúng và hợp lý. Thay vì cãi cọ lẫn nhau tại sao bạn không học cách lắng nghe người khác nói nhỉ? Hãy để cho người khác có cơ hội để phản bác lại lời nói của bạn. Như vậy câu chuyện mới diễn ra một cách suôn sẻ và có sự hợp tác giữa hai bên. Nếu chỉ có mình bạn nói mà người khác không nói được gì thì đó là cuộc giao tiếp thất bại, bởi người kia chưa trình bày được ý kiến của họ.
Đừng tranh giành lời nói với người khác, phải biết được họ nghĩ gì, quan tâm gì thì bạn mới có cách giải quyết cho những vấn đề mà người khác cũng như vướng mắc của chính bạn.
Hãy để cho người khác nói và nói vừa đủ thôi, như thế sẽ có lợi cho bạn hơn rất nhiều so với việc bạn tranh quyền nói của những người xung quanh.
Nguồn: Nói và để người khác nói