nhân đây cho các em vài ý về sự trao đổi khí ở chim nà:
- Khác với lưỡng cư, bò sát và thú , phổi chim nằm sát trong hốc sườn nên không thể thay đổi theo sự thay đổi của thể tích khoang thân hoặc khoan ngực như các nhóm động vật nêu trên mà phải nhờ vào sự thay đổi thể tích của chín túi khí thông với phổi, được chia làm 2 nhóm : các túi khí trước và các túi khí sau
- Các túi khí hoạt động như những bơm hút và đẩy không khí .Khi thể tích khoan thân thay đổi theo sự co dãn của các cơ giữa sườn ( cơ liên sườn ) lúc hoạt động bình thường và sự nâng hạ của đôi cánh khi bay.
- Khi các cơ thở co, thể tích khoang thân lớn lên, áp suất trong khoang thân giảm, không khí từ ngoài tràn vào các túi khí sau và vào phổi, đẩy không khí ở các ốngkhí trong phổi dồn vào các túi khí trước.Cả 2 túi khí trước và sau đều phồng, đó là động tác hít vào ở chim
- Lúc các cơ thở dãn, thể tích trong khoang thân giảm, các túi khí bị ép, không khí từ các túi khí sau bị đẩy qua các ống khí trong phổi, trong khi đó các túi khí trước ép lượng khí giàu C02 ra ngoài .Đó là động tác thở ra
- Như vậy, không khí qua phổi liên tục kể cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra
Sự trao đổi khí ở chim thực hiện ở cá ống khí trong phổi , nhờ dòng khí giàu oxi chuyển qua liên tục từ sau ra trước nên không có khí đọng(khí cặn ) như đối với các động vật có xương sống ở cạn khác . Ở phổi , dòng máu chảy ngang qua theo hướng thảng góc với đường vận chuyển của khí nên hiệu suất trao đổi kh tuy không bằng sự trao đổi ngược dòng ở cá nhưng vẫn cao hơn ở thú khi máu đi song song với đường vận chuyển của khí