hoangnhut12

T

thuy_078

đề 1:
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.
Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.
Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.
Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia "Hạ Mã", xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ "Văn Miếu Môn" kiểu chữ Hán cổ xưa.
Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Đây là hình tượng rất đặc trưng tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt Nam. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu..., hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.
Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.

đề 2:
huyết minh về tác giả Nguyễn Du và "Truyện Kiều"


I.Nguyễn Du

1.Nguyễn Du ( 1765 – 1820 ), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống văn học và nhiều đời làm quan.

2.Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội: Xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Phong trào nông dân Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập.

3.Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống nhiều năm phiêu bạt trên đất Bắc( 1786 – 1796 ) rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh ( 1796 – 182). Sau khi Nguyễn ánh lên ngôi, Nguyễn Du ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813 – 1814, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, năm 1820 khi chuẩn bị làm chánh sứ sang Trung Quốc lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất tại Huế.

4.Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho ông một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

5.Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm. Về chữ Hán Nguyễn Du có ba tập thơ ( Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục ) với tổng số 243 bài. Về chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh, thường gọi là Truyện Kiều, ngoài ra còn có Văn chiêu hồn.

II.Truyện Kiều

1.Nguồn gốc Truyện Kiều: Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc ). Nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định đến sự thành công của tác phẩm.

2.Tóm tắt Truyện Kiều

Truyện Kiều bao gồm 3254 câu thơ lục bát và được chia làm 3 phần;
-Gặp gỡ và đính ước
-Gia biến và lưu lạc
-Đoàn tụ

2.Giá trị nội dung và nghệ thuật

a.Nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc…

b.Nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ và thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

(Sưu tầm)





Tư Liệu Thuyết Minh Về Nguyễn Du

NGUYỄN DU VÀ KIỆT TÁC “TRUYỆN KIỀU”

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều.

Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1766 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.

Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.

Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết “Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu”. Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người. Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung Tạp Ngâm” gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.

Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết “Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu.

Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều. Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào”. Ông so sánh với văn học Pháp: “Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân.

bạn tham khảo nhé!
 
D

donghxh

Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiện, quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc thời Lê, có truyền thống văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ làm tể tướng. Anh là Nguyễn Khản, đỗ tiến sĩ, làm đại quan trong phủ chúa.

Triều Lê - Trịnh sụp đổ, Nguyễn Du trôi giạt về quê vợ ở Thái Bình suốt "mười năm gió bụi" rồi về sống ở Hà Tĩnh quê nhà, sống ẩn giật, tự xưng là "Nam Hải điếu đổ", "Hồng Sơn liệp hộ".

Tây Sơn đổ, Gia Long thiết lập triều đại mới. Năm 1802, Gia Long triệu ông ra àm quan cho nhà Nguyễn. Năm 1813, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, có lúc giữ chức Tham tri bộ Lễ, Cần chánh điện đại học sĩ.
Có thể nói, trước Trương Tửu, các nhà phê bình mới chỉ đọc Nguyễn Du theo cách đọc tiểu sử học. Nghĩa là, họ tìm thấy ở Truyện Kiều cái điều mà họ muốn thấy là tâm sự của tác giả.

Với khái niệm - chìa khóa cá tính Nguyễn Du - một mặt, nhà phê bình Trương Tửu đã lý giải được những động lực sáng tác, một thứ tâm lý học sáng tạo ở nhà thơ, mặt khác, phát hiện soi sáng một cách khoa học, khách quan những đặc sắc nghệ thuật ở "Truyện Kiều".

Vượt qua cái tâm sự của con người xã hội và cách tiếp cận nhân - quả đơn tuyến, Trương Tửu tìm hiểu cá tính của Nguyễn Du trước hết qua tìm hiểu huyết thống tác giả Truyện Kiều. Nguyễn Du, theo Trương Tửu, là con cháu một dòng họ nho sĩ hiển đạt, đời nào cũng có người đỗ cao làm quan to của triều đình, khởi từ Nguyễn Tuyên đậu trạng nguyên (1532) thời Mạc. Sau khi nhà Mạc đổ, con cháu bỏ quê gốc là làng Canh Hoạch, Hà Đông trốn vào xứ Nghệ ở làng Tiên Điền mai danh ẩn tích. Đến đời thứ sáu có thân phụ Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức Đại Tư đồ, tước Xuân Quận công. Anh cả Nguyễn Du là Nguyễn Khản, cũng đậu tiến sĩ, làm quan đến chức Tham Tụng, cùng triều với cha. Các anh khác đều khoa giáp xuất thân, cùng làm quan Lê triều cả. Câu ca dao: Bao giờ ngàn Hống hết cây, sông Rum hết nước, họ này hết quan là nói về họ Nguyễn Tiên Điền.

Dòng họ Nguyễn Du không chỉ nổi tiếng về khoa hoạn, mà còn nổi tiếng về văn chương. Nguyễn Nghiễm để lại hai tập thơ chữ Hán Quân trung biên vịnh, Xuân đình tạp vịnh và một quyển Việt sử bị lãm. Ông cũng là người nổi tiếng hay nôm với bài phú Khổng tử mộng Chu công. Nguyễn Nễ, anh Nguyễn Du, cũng để lại hai tập thơ Quế hiên giáp ất tập, Hoa trình hậu tập và cũng sở trường về quốc văn. Cháu Nguyễn Du là Nguyễn Thiện có tập thơ Đông Phủ và là người nhuận sắc Hoa Tiên, còn Nguyễn Đạm, một cháu khác, có tập Minh quyên. Theo Đào Duy Anh, nước Nam bấy giờ có "An Nam ngũ tuyệt" thì nhà họ Nguyễn Tiên Điền đã chiếm mất hai người là Nguyễn Du và Nguyễn Đạm rồi. Cũng cần phải kể thêm, mẹ Nguyễn Du là một cô gái quan họ Bắc Ninh. Tóm lại, chảy trong mạch máu Nguyễn Du là một huyết thống nho sĩ thư lại có tài văn chương. Huyết thống này đã ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành cá tính của nhà thơ, đặc biệt khi đẳng cấp này suy tàn và thất thế vào thời mạt Lê.

Yếu tố thứ hai tạo nên cá tính Nguyễn Du là quê quán. Nghệ Tĩnh là một vùng đất rừng rậm, núi cao, sông sâu, biển rộng. Một thiên nhiên hùng vĩ, khắc nghiệt thường kích thích ở con người một sức chống cự bền bỉ, một lòng kiên nhẫn phi thường trước hết để tồn tại và sau đó để tồn tại một cách xứng đáng. Bởi thế, dân Nghệ là những người kiên cường, cứng cỏi, tuy ăn "cá gỗ" mà ý chí sắt thép. Hơn nữa, Nghệ Tĩnh từ xưa vốn là một vùng đất biên cương, phân chia giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Sự cọ xát miền biên viễn bao giờ cũng trau dồi con người thêm ý chí. Vả lại, nơi tiếp giáp của những miền cương thổ bao giờ cũng là một nơi tự do. Bởi thế, Nghệ Tĩnh là đất đến của những người tị nạn chính trị (gia đình Nguyễn Du là một trường hợp) - những kẻ có thành tích bất hảo, những kẻ phiêu lưu, những người thích vượt biên. Sự nhập cư của những người này mang đến cho đất Nghệ những nguồn sinh lực mới, trong đó đáng kể hơn cả là lòng yêu tự do, chống lại những khuôn mẫu do một thổ ngơi văn hóa áp đặt. Có lẽ, chính chỗ này là cơ chế sản sinh ra các loại gừng đất Nghệ, mà gừng càng già thì lại càng cay.

Tuy nhiên, nói đến Nguyễn Du mà chỉ nói đến quê Nghệ là chưa đủ, cần phải nói thêm quê Bắc nữa. Bởi lẽ, mẹ nhà thơ là con gái Kinh Bắc. Đây là một vùng văn hóa cổ của người Việt. Đặc biệt, đất Kinh Bắc có sinh hoạt quan họ trữ tình độc đáo, tao nhã, nhàn tản và thú vị. Nơi sản sinh ra các cô thôn nữ "khoẻ mạnh mà không thô kệch, quê mùa mà thanh lịch, yêu kiều mà đoan trang, áo nâu non, váy lưỡi trai bảy bức, yếm thắm hoa hiên, răng đen hạt huyền, mắt trong như dòng suối"... Đây là hình ảnh tiêu biểu cho người đàn bà Bắc Bộ. Có thể, Bắc Ninh nói riêng và đồng bằng Bắc bộ nói chung tuy ít sản sinh ra anh hùng, nhưng là nơi làm cho họ trở thành anh hùng, hoặc thi nhân. Như vậy, Nguyễn Du đã kết hợp được ở bản thân mình ưu thế của cả hai vùng đất, tuy đối lập nhau, nhưng lại bổ sung nhau đắc lực.

Huyết thống và quê quán mặc dù góp phần quan trọng vào sự hình thành cá tính Nguyễn Du, nhưng vì là những yếu tố tĩnh, nên nó chỉ thực sự có tác động mạnh mẽ vào những thời điểm động. Thời đại Nguyễn Du chính là một thời điểm động đó.

Trương Tửu là người hết sức chú ý đến đặc điểm thời đại và biết phân tích nó một cách sắc sảo. Cuối Lê, do chiến tranh liên miên, nên Nho giáo, cái học thuyết trị bình ấy bị khủng hoảng. Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian, nhờ thế, đã hồi sinh và phát triển trở lại. Nho giáo mất vai trò ý thức hệ độc tôn. Đẳng cấp quan binh lần đầu tiên (và duy nhất?) xuất hiện và đóng vai trò thống trị xã hội. Đẳng cấp nho sĩ thư lại của Nguyễn Du bị xuống giá và suy tàn. Điều này trước hết đụng đến gia đình và bản thân nhà thơ. Nguyễn Nghiễm, người cha suốt đời ôm mộng tôn vinh đẳng cấp mình, mất khi Nguyễn Du còn nhỏ. Nhà thơ phải ở với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản ở Thăng Long. Khi Kiêu Binh nổi lên, Nguyễn Khản bỏ chạy, cửa nhà tan tác, Nguyễn Du phải sống nay đâu mai đó, chứng kiến bao cảnh tang thương: Kìa những kẻ màn loan trướng huệ/Những tưởng mình cung quế Hằng Nga/Một phen thay đổi sơn hà/Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu...

Các yếu tố huyết thống, quê hương, thời đại được nêu ra ở trên không phải tác động đến nhà thơ ở các phần nổi của nó, mà là phần chìm, hay đúng hơn là cái phần chìm đó kết tinh, ngưng kết thành cá tính Nguyễn Du. Và, như vậy, con người đích thực của Nguyễn Du, con người Nguyễn Du trong Nguyễn Du không phải chỉ là con người xã hội đã nặng mang tâm sự hoài Lê. Mà đúng hơn là kẻ mang tâm bệnh.



Trước hết, người ta có thể thấy qua thơ chữ Hán, Nguyễn Du là người đa bệnh. Ông thường hay nói đến sự ốm yếu của mình. Trong bài Mạn hứng, nhà thơ viết "Tam xuân tích bệnh bần vô dược" (Ba xuân dồn bệnh nghèo không thuốc). Còn trong U cư thì "Nhất thất xuân hàn cựu bệnh đa" (Nhà vắng xuân lạnh, bệnh cũ nhiều)... Nhưng, Nguyễn Du còn có một thứ bệnh nặng hơn nhiều. Đó là bệnh đa sầu đa cảm. Thứ bệnh, có thể không phải do những tổn thương thực thể, mà do căn tạng, do chất người, do cá tính.

"Đó là", Trương Tửu viết, "một thể cách của trạng thái mất thăng bằng về tinh thần, nhận thức ở sự thái quá hỗn loạn của cảm xúc, ở sự bất lực không điều hòa được tính cách hăng hổ, mãnh liệt, bền lâu của những sức phản động của thần kinh hệ đối với những rung động ở ngoại giới ùa vào. Kết quả thông thường là thiếu các khiếu thích ứng vào những trường hợp đột ngột, những cảnh ngộ bất ngờ, những hoàn cảnh mới lạ"*. Căn tạng này làm Nguyễn Du lúc nào cũng lo sợ hãi hù
 
Top Bottom